Khôn ranh chả lọ thật thà

Chính quyền Sài Gòn trả lư hương trước tượng Đức Thánh Trần về vị trí cũ trong đêm 16/3/2022 sau 3 năm bị di dời đi nơi khác. Ảnh: Báo Tinh Hoa
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tôi rất ghét (rất ghét chứ không phải ghét nhất bởi xứ ni còn nhiều thứ đáng ghét hơn) là cái thói loanh quanh bào chữa, giả dối, không dám tự nhận mình sai. Điều ấy thấy rõ ở đội ngũ cầm quyền. Thà cứ như chú em Triệu Quân Sự kia, trốn được thì trốn, không trốn được nữa thì để bắt, cứ cười tươi như hoa, chả thèm phân trần lý do lý trấu này nọ.

Chả hạn chuyện xảy ra ở thành phố Sài Gòn. Nhiều đời bộ máy từng cai trị đô thị này, cứ hứng lên là phá, bỏ, hủy, họ nhân danh đủ thứ bắt dân phải coi sự ấy là hợp lý. Sau một thời gian, kẻ hậu sinh kế nhiệm phải còng lưng giơ đầu ra sửa chữa, sửa sai, thậm chí làm lại y như cũ, bởi nếu cứ tồn tại sự “đổi mới” vậy thì chối quá, chưa kể dân chửi.

Vừa rồi những quan đương chức Saigapore đã thực hiện việc trả lại chiếc lư hương “thiêng” của Đức Trần Hưng Đạo nơi ngài đứng ven sông Sài Gòn. Dù họ ngượng, lặng lẽ khiêng về chỗ cũ trong đêm, nhưng thôi, cũng thông cảm. Họ cũng vừa quyết việc lập lại vòng xoay (bùng binh) Cây liễu trước trụ sở tòa thị chính (UBND TP) bởi bao năm qua bọn họ đã ngấm sự tai hại của việc coi thường phong thủy. Họ, cũng như đám cầm quyền ở một số đô thị khác, trong đó có Huế, đang tính đặt lại tên đường cho một số nhân vật lịch sử thời nhà Nguyễn có công với nước, mà vua Gia Long là ví dụ cụ thể…

Làm được những điều ấy, với người tử tế thì quá dễ, nhưng với họ là cực khó, nên cũng đáng được hoan nghênh. Những điều trên, xét cho cùng, là sự hối lỗi, sám hối, tỉnh thức, trở về với sự tử tế, đàng hoàng. Điều này họ không dám nói ra công khai, có lẽ sợ bị cấp trên đánh giá là suy thoái, diễn biến hòa bình. Giời ạ, mong các ông các bà cứ suy cứ diễn nhiều hơn, với chuyện lớn hơn, cho dân chúng được nhờ.1

Khó chịu nhất ở chỗ họ làm sai nhưng cứ vòng vo quanh quéo loanh quanh lý do lý trấu, đổ tại khách quan chứ không phải sự ngu dốt, ỷ mạnh làm càn của họ. Chẳng hạn cẩu lư hương Đức Thánh Trần đem đi chỗ khác là để chỉnh trang công viên Mê Linh, dời tượng Trần Nguyên Hãn để lấy chỗ thi công metro, dẹp bùng binh Cây liễu để có nơi làm dàn nhạc nước. Không có điều gì họ không cãi lấy cãi để, cãi lấy được. Không bao giờ họ chịu nhận sai, kể cả cái sai tè le ai cũng biết.

Những đổi thay vô lý vô tình, thậm chí vô học, những duy ý chí áp đặt thay đổi của phe thắng cuộc đã khiến lịch sử bị méo mó thảm hại. Không phải chỉ với những trường hợp nói trên, người đời thấy nhan nhản những trò tùy tiện, chẳng hạn ở Sài Gòn, sau khi giành phần thắng, người ta đã lập tức xóa tên đường Phan Thanh Giản đổi thành Điện Biên Phủ, Nguyễn Hoàng thành Trần Phú, Nguyễn Văn Thoại thành Lý Thường Kiệt, Lê Văn Duyệt thành Cách Mạng Tháng Tám, v.v..

Mở ra chút nữa, ở xứ này dưới sự cai trị của “cách mạng,” không có chỗ, dù trong sử sách hay trên đời thực (đường phố chẳng hạn) cho các vua chúa Nguyễn, cho Trần Thủ Độ (nhà Trần), cha con nhà vua Hồ Quý Ly, mấy cha con vua Mạc như Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh, Mạc Mậu Hợp, hay gần đây như Nguyễn Hữu Đang, Trần Đức Thảo, Trương Tửu, Phan Khôi, Trần Độ…

Trôi hơn hai phần ba thế kỷ dưới chế độ mới, gần đây họ mới cục cựa ọ ẹ nhìn nhận lại cái sai của mình, với trường hợp cha con vua nhà Mạc chẳng hạn. Đối với bên thắng cuộc đang nắm quyền, tất cả những ai dù có công với nước với dân nhưng họ ghét thì đều bị xem là xấu xa, phản động, cõng rắn cắn gà nhà, phản nước hại dân… Đó là cái thói chỉ luôn cho mình đúng, còn tất cả còn lại đều sai. Cộng sản có bao giờ sai, chỉ không đúng thôi.

Làm sai thì sửa. Cha ông tiền nhân làm sai thì con cháu sửa. Người trước làm sai mà không sửa, chưa sửa thì sau kẻ kế tiếp phải sửa. Sửa chậm sửa muộn cũng còn hơn không. Sửa, nhưng phải đàng hoàng, thừa nhận chính mình hoặc tiền nhiệm đã sai quấy, chứ đừng có loanh quanh, lý do lý trấu, nghe tức cười lắm.

Các cụ xưa bảo “khôn ranh chả lọ thật thà,” đừng để dân coi thường ngay cả khi làm được điều hơi tôn tốt.

Nguyễn Thông

Nguồn: Blog Nguyễn Thông

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.