Hãy bỏ ý định thu hút ‘nhân tài’ về Việt Nam

Các bài báo đề cập đến thất bại của TP.HCM trong chính sách thu hút nhân nước ngoài. Ảnh chụp từ FB Nguyễn Tuấn
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Có lẽ các bạn ngạc nhiên khi tôi viết như một cái tít báo chí. Nhưng tôi đã suy nghĩ và đi đến kết luận trên. Cách suy nghĩ kiểu tung tiền ra thì sẽ tìm người tài về Việt Nam thì tôi e rằng phi thực tế.

Báo VNexpress đi một loạt bài [1, 2] về việc TP.HCM ‘thu hút nhân tài’ hé lộ vài chi tiết thú vị. Theo một bài báo [1], trong 5 năm TP.HCM “chỉ thu hút 19 nhà khoa học về làm việc, nhưng sau đó 14 người rời đi, ba năm qua các đơn vị không tuyển được chuyên gia nào.” Có bài có tựa đề rất độc: “Cách thu hút nhân tài của TP.HCM bị cho là ‘trên trải thảm, dưới trải đinh’.”

Một bài báo khác trên NLĐ [Người Lao Động] [3] thì trong 5 năm, “TP.HCM chỉ thu hút 5 chuyên gia, nhà khoa học cho Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố.” Nhưng trong số này chỉ có 1 người ký hợp đồng. Bài báo còn cho biết “kinh phí đã chi trả cho chuyên gia đã ký hợp đồng theo quy định của Nghị quyết số 20 đến nay là hơn 170 triệu đồng.”

Tại sao? Theo bài báo [3] cho biết do “chính sách mới và chưa có nhiều mô hình hay để tham khảo, học hỏi.” Nói cách khác, lý do chánh là không biết cách làm.

Tôi nghĩ cách giải thích đó không đúng.

Trong thực tế là đã có nhiều mô hình thu hút nhân tài để tham khảo. Và, mô hình đó chẳng đâu xa mà chính là … Tàu. Tàu thật ra có hơn 200 chương trình để thu hút nhân tài từ phương Tây về Tàu. Một trong những chương trình đó có tên là “Thousand Talents Plan” (Dự án Ngàn Nhân Tài), với mục tiêu chánh là kéo người tài ở nước ngoài (bất kể quốc tịch) về Tàu [5].

Theo một báo cáo của Mỹ, trong thời gian 2008 đến 2016 họ đã thu hút gần 60.000 nhà khoa học và nhân tài về Tàu theo nhiều hình thức. Những người này không chỉ là người gốc Hoa, mà rất nhiều người quốc tịch khác. Điều đó chứng tỏ rằng Dự án Ngàn Nhân Tài đã thành công. Sự thành công của họ làm cho các nước phương Tây phải duyệt lại chánh sách của các đại học và trung tâm nghiên cứu.

Việt Nam nên học Tàu.

Muốn biết họ làm như thế nào thì thử tìm hỏi những người trong cuộc (tức những người biết về Dự Án Ngàn Nhân Tài) hay tìm đọc các báo cáo. Chẳng hạn như báo cáo này [4] trên Nature. Chẳng hạn như bổng lộc của ứng viên trong chương trình Ngàn Nhân Tài là rất hấp dẫn. Tuỳ chuyên ngành, nhưng ngành dính dáng đến thí nghiệm có thể được cấp 500.000 đến 600.000 USD để thành lập labo nghiên cứu. Ngoài ra, còn có tiền đi lại khoảng 100.000 USD trong 3 năm. Tiền trợ cấp mướn nhà cửa cũng vài trăm ngàn USD. Với cấp giáo sư, lương căn bản là 15.000 – 25.000 USD một tháng.

Với những con số trên thì con số 170 triệu đồng (~8.000 USD) của Việt Nam không có ý nghĩa gì cả.

Một điểm đáng chú ý của Dự án Ngàn Nhân Tài là không đòi hỏi ứng viên phải bỏ nước ngoài về Tàu làm việc; họ chỉ cần ‘hợp tác’ vài tháng trong 1 năm. Điều này chứng tỏ giới cầm quyền Tàu hiểu rất rõ rằng người tài ở nước ngoài sẽ khó có thể về Tàu làm việc toàn thời gian lâu dài, nên họ tranh thủ kiểu ‘hợp tác.’

Tôi nghĩ Việt Nam nên bỏ ý định thu hút người nước ngoài về Việt Nam làm việc dài hạn. Viễn cảnh đó rất khó xảy ra. Tại sao? Thử xem xét 2 nhóm tiêu biểu dưới đây để thấy họ không thể về Việt Nam.

Nhóm 1: Những nhà khoa học đã có vị trí ổn định ở nước ngoài. Xác suất họ về Việt Nam rất rất thấp. Lý do là không ai đi từ môi trường ổn định sang môi trường bất định. Đây là nhóm người đã thành danh, họ được trọng dụng ở nước sở tại, và có cơ sở vật chất để theo đuổi những ‘ý tưởng trên mây’ (blue sky research). Đang trong tình trạng ‘ăn nên làm ra’ thì họ không có lý do gì để về Việt Nam mà tương lai thì có thể là bất định. Bất định là vì quĩ tài trợ nghiên cứu khoa học ở VN rất hạn chế, và quan trọng hơn là khác biệt về văn hoá khoa học nên rất khó làm việc.

Nhóm 2: Những người tài trong giới kỹ nghệ. Đó đây, có người đề cập đến ‘nhân tài’ là những người nắm lấy công nghệ hay bí quyết công nghệ quan trọng. Nhưng nhóm này thì chắc rất rất hiếm trong giới khoa học gốc Việt ở nước ngoài. Những người này thì họ thường làm việc trong các tập đoàn kỹ nghệ, và các tập đoàn này không bao giờ muốn họ ‘bay’ đi cả. Điều đó có nghĩa là khó có tập đoàn hay cơ quan nào ở Việt Nam có thể thu hút những người này về Việt Nam làm việc.

Điều thú vị là trong khi VN tìm cách thu hút nhân tài từ ngoài về, nhưng nước ngoài đang tìm cách thu hút nhân tài của VN. Trong thực tế, hàng năm có hàng ngàn người có trình độ học vấn cao rời Việt Nam. Không biết các vị cầm quyền có biết điều này và có con số người Việt bỏ nước ra đi theo các chương trình tài năng của nước ngoài.

Do đó, Việt Nam hãy bỏ ý định kéo người tài từ nước ngoài về Việt Nam. Thay vì kéo họ về dài hạn, hãy (i) tập trung đào tạo và giữ chân nhân tài trong nước, và (ii) lập ra những chương trình hợp tác hấp dẫn (như Dự án Ngàn Nhân Tài bên China) thì thực tế hơn.
Tuy nhiên, bàn cho vui thôi, chứ trong thực tế thì đâu vẫn vào đấy, tức chẳng có gì thay đổi cả.

GS Nguyễn Văn Tuấn

Nguồn: FB Nguyễn Tuấn


[1] https://vnexpress.net/tp-hcm-loay-hoay-thu-hut-nguoi-tai…

[2] https://vnexpress.net/tp-hcm-can-lam-gi-de-thu-hut-nguoi…

[3] https://nld.com.vn/…/trong-5-nam-tp-hcm-chi-thu-hut…

[4] https://media.nature.com/…/d4158…/d41586-018-00538-z.pdf

[5] Về Dự án Ngàn Nhân Tài, China có hơn 200 trạm thu hút nhân tài ở nước ngoài trên khắp thế giới. Ở Úc này có ít nhứt là 10 trạm chuyên đi ‘săn’ nhân tài và báo về cho các đại học bên China. Họ có tiền và chi một cách … ngạc nhiên. Đó chính là lý do tại sao nhiều giáo sư Mỹ về ‘đầu quân’ cho họ theo hình thức ‘hợp tác.’ Cũng có tiêu cực (tham nhũng) nhưng rất hiếm.

Nhưng không phải ai cũng được nhận dễ dàng vào chương trình Ngàn Nhân Tài, vì họ tuyển chọn rất rất kỹ. Họ biết cách thẩm định khách quan, chứ không theo chủ nghĩa lý lịch. Họ có cơ chế bình duyệt y như bình duyệt viện hàn lâm khoa học. Tôi đã thấy cái form của họ và rất professional.

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.