Sao thầy không dạy, không dạy…*

Ảnh: FB Thái Hạo
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thấy nhiều báo ca ngợi bài diễn văn này của hiệu trưởng trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội, đặc biệt là cái câu trong hình. Tò mò, tối qua tôi tìm đọc. Đọc 2 lần. Một bài dài tới hơn 2700 chữ!

Dài thế này, đọc dưới dạng diễn văn trước cử tọa thì ít nhất cũng mất 15 phút. Mà mấy nay, trời miền Bắc nắng nóng kinh khủng. Nhớ đến cảnh học sinh trường tôi cũng dịp này, ngồi trong cái chói chang nực nội để nghe ê a hết ông này đến bà nọ khoe thành tích và giáo huấn, nghĩ mà thương.

Quay lại. Tôi đã nghiêm túc và kính cẩn đọc bài diễn văn 2700 chữ này. Thật lòng, vẫn không nắm được chủ đề của nó là gì. Từ chuyện nọ sang chuyện kia, dàn trải miên man vô bờ vô bến. Nhưng bao trùm lên là đạo đức. Nào là giang sơn gấm hoa, nào là nhân dân anh hùng, nào là máu xương thấm đất, nào là đất nước còn nghèo, nào là hi sinh cống hiến, nào là trung thực vị tha, nào là yêu thương che chở, nào là nhẫn nại kiên trì, nào là trong sạch thơm tho…

Thú thực, ngày xưa tôi đi học, nếu thầy cô tôi nói với tôi rằng, kẻ cầm quyền hủ bại, đất nước đầy rẫy bất công, cái ác lan tràn… Đạo đức phải là đứng thẳng, tranh đấu không khoan nhượng, đừng cúi đầu cam chịu, đừng nhẫn nhục ngụy tín, đừng an phận cầu vinh…, thì có lẽ tôi đã không u mê dài đến thế.

Tiếc rằng, mãi khi lên đến cao học, tôi mới gặp thầy, mà cũng chỉ mấy ngày ngắn ngủi…

Đọc một bài diễn văn lê thê mà càng đọc như càng chìm sâu vào mấy trăm năm trước của tam cương ngũ thường, của quân thần phu phụ, của bề tôi ngoan đạo, của độc thiện kỳ thân, của tấc đất ngọn rau ơn chúa…

Ôi. Thầy còn dạy hãy coi khinh tiền bạc. Ô hô. Không có tiền thì sống làm sao? Lại viết bài “hàn Nho” để ca ngợi nghèo khổ mà thanh cao chăng?

Sao thầy không dạy rằng, nghèo là hèn, nhà giáo càng không nên nghèo; các em phải thay đổi hình ảnh của mình?

Sao thầy không dạy rằng, nước ta nghèo vì quản trị hủ hóa, tham nhũng tràn lan nên giáo viên cơ hàn?

Sao thầy không dạy rằng, đừng chấp nhận sống nghèo vì đã để kẻ khác làm tiền trên lưng các em?

Sao thầy không dạy rằng, hãy đấu tranh đòi tinh giản bộ máy cồng kềnh, ngăn chặn tham nhũng, dồn tiền ấy vào tăng lương để nhà giáo có thể sống đường hoàng được bằng lương?

Sao thầy không dạy, không dạy…

Thái Hạo

Nguồn: FB Thái Hạo

* Tựa do BBT đặt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.