Tức nước vỡ bờ: Trung Quốc biểu tình tràn lan chống chính sách Zero Covid

Dân Trung Quốc xuống đường chống Zero Covis
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chính sách Zero COVID hà khắc của Tập Cận Bình đang bị người dân chống đối khắp nơi. Từ Thượng Hải tới Bắc Kinh, người dân hô vang một điều cấm kỵ chưa từng có: “Tập Cận Bình hãy đi xuống!”

Giọt nước tràn ly khi một khu cách ly nhiều tầng tại Tân Cương (Urumqi) bị bốc cháy hôm 24/11/2022, xe chữa lửa đã không thể vào gần để dập tắt ngọn lửa vì những vật cản dựng lên xung quanh khu vực cách ly này, khiến 10 người dân thiệt mạng và nhiều người khác bị thương. Theo cư dân trong chung cư, người dân “chỉ được phép ra ngoài trong một khoảng thời gian ngắn ngủi trong ngày, và việc ra vào đều bị chính quyền địa phương kiểm soát chặt chẽ.”

Hình ảnh và tiếng kêu cứu của các nạn nhân đã được lưu truyền trên mạng xã hội Trung Quốc, đánh thức lương tâm và vực dậy lòng can đảm, khiến hàng chục ngàn người dân đã tràn ra đường khắp nơi, và giới sinh viên các trường cũng đã nhập cuộc.

“Nhân dân muôn năm, cầu cho người đã mất được yên nghỉ!”, đây là khẩu hiệu của sinh viên Viện Thông tin và Truyền thông Nam Kinh. Ở Bắc Kinh, sinh viên tại đại học Nông nghiệp Cáp Nhĩ Tân, dán trên kính cửa sổ với hàng chữ mầu đỏ: “Không tự do là chết! Tưởng nhớ các nạn nhân ở Urumqi.”

“Chia buồn cũng diễn ra ở Tây An, hay như ở Vũ Hán, ở đó, sinh viên trường đại học Công nghệ ở thủ phủ Hà Bắc, đã sắp nến trên nền đất tạo thành các con số 11.24, để tưởng niệm thảm kịch hôm thứ Năm 24/11, khi ngọn lửa đã thiêu chết 10 người và làm 9 người khác bị thương.”

Thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình từ Bắc Kinh:

Ở Thượng Hải, đó là những buổi hòa nhạc với xoong nồi, còn tại Urumqi, đó là những câu khẩu hiệu: ‘Giải phóng’ (Jie feng). Hai chữ ‘‘giải phóng’’ đồng thanh vang lên khắp thành phố tối thứ Sáu, như thể tất cả mọi người đã thống nhất với nhau về điều này: ‘Giải phóng!’, ‘Dỡ bỏ phong tỏa!…

“Thủ phủ của khu tự trị Tân Cương đã bị đóng cửa với phần còn lại của thế giới trong 110 ngày. Đêm nay, giọt nước đã tràn ly. Ở quận Shayibak, ở trung tâm thành phố, rồi ở các khu dân cư khác, người dân đã xuống đường để yêu cầu nới lỏng các biện pháp phòng dịch. Họ bình tĩnh quay phim bằng điện thoại di động.”

Chính sách Zero COVID phi lý đã được Tập Cận Bình tuyên bố tiếp tục trong diễn văn tại Đại hội đảng Cộng Sản Trung Quốc ngày 16/10/2022, cho thấy kẻ lãnh đạo nước này không màng gì đến sự thống khổ của người dân và ngay cả những tác hại của chính sách sai lầm này. Trong khi tình trạng COVID trên thế giới đang trở lại bình thường, thì các trường hợp lây nhiễm tại Trung Quốc lại gia tăng, và những hiện tượng đàn áp, coi dân như thú vật, khóa trái cửa, rượt đuổi bắt nhốt, kéo lê họ để thực hiện Zero COVID vẫn tiếp tục không khoan nhượng.

Trần Diệu Chân
Lược dịch theo Deutsche Welle

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…