Nhìn lại 10 ngày tàu Xiang Yang Hong 10 khảo sát vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam

Tàu Xiang Yang Hong 10 hiện ra ngoài vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam sau 10 ngày khảo sát. Ảnh: Marine Traffic/ RFA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ hôm 7 tháng 5 đến nay, Trung Quốc tung tàu khảo sát Xiang Yang Hong 10 (Hướng Dương Hồng 10) vào hoạt động khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hôm 10 tháng 5 năm 2023,  Reuters đưa tin Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định rằng đây là “hoạt động bình thường trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc.” Theo dữ liệu từ Marine Traffic mà RFA theo dõi được, trong đợt khảo sát này, có thời điểm tàu Xiang Yang Hong 10 cách đường cơ sở Việt Nam chỉ khoảng hơn 50 hải lý. Hôm 13/5/2023, con tàu này rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam rồi đột ngột quay trở lại. Hôm 15/5, con tàu này lại rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam một lần nữa, hiện ở gần khu vực Đá Chữ Thập nhưng chưa rõ diễn biến tiếp theo của nó.

Trao đổi với RFA, ông Raymond Powell, chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề Biển Đông ở Đại học Stanford, nhận xét về quy mô đợt khảo sát này của tàu Xiang Yang Hong 10:

“Tôi nghĩ nó là một con tàu được hộ tống bởi 7 tàu dân quân biển và 2 tàu cảnh sát biển. Chỉ khoảng hơn một tuần trước đó nó đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thực hiện một vòng khảo sát, trước tiên nó đi xuống phía nam, đến các mỏ dầu khí ngoài khơi của Việt Nam ở gần đó. Sau đó nó quay lại, rồi đi tới đi lui qua bờ biển Đông Nam Việt Nam trong gần một tuần.

Khi chúng ta nói chuyện ngay bây giờ, nó thực sự đang rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, tiến qua Đá Chữ Thập. Nhưng liệu nó có quay trở lại hay không thì tôi không biết. Dẫu sao thì đây vẫn là một sự kiện đang diễn tiến.”

Trung Quốc thực hiện cùng một lúc các hoạt động xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của nhiều nước khác nhau xung quanh Biển Đông. Trong khi Xiang Yang Hong 10 khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, Trung Quốc cũng tung tàu cảnh sát biển và dân quân xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và Malaysia. Ông Raymond Powell phân tích chiến thuật này của Trung Quốc với RFA:

“Tàu cảnh sát biển Trung Quốc liên tục xâm nhập trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và Malaysia. Ở Philippines, họ chủ yếu quan tâm đến các thực thể địa lý mà họ tranh chấp, thứ nhất là Bãi cạn Scarborough, và thứ hai là Thomas Stroll, và vì vậy bạn thường thấy chúng ở đó. Ở Malaysia, họ chủ yếu quan tâm đến các hoạt động khai thác dầu khí đang diễn ra của Malaysia ở đó. Vì vậy, các tàu Cảnh sát biển Trung Quốc có mặt ở cả 2 nơi đó. Điều đó không có gì lạ.

Điều nổi bật với tôi là một trong những tàu Cảnh sát biển Trung Quốc, khi đang trở về Trung Quốc từ vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, nó đã chặn giữa đường và quấy rối 3 tàu Cảnh sát biển Philippines đang tuần tra.

Và những gì tôi phát hiện thấy trong khu vực này kể từ khi xảy ra sự kiện đó là sự hiện diện của những chiếc tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines. Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines đã công khai sự kiện đó. Những chiếc tàu đó đang cắm mốc giới ở Biển Tây Philippines. Có thể Trung Quốc nhận thấy hoạt động này và muốn Philippines biết rằng họ không hài lòng với việc Cảnh sát biển Philippines cắm mốc giới.”

Trung Quốc tiến hành xâm lấn đồng thời Việt Nam, Malaysia và Philippines. Từ trước đến nay, cả ba nước này vẫn đang đối phó với bên xâm lấn một cách riêng lẻ nhưng theo ông Raymond Powell gần đây đã có những động thái mới, đặc biệt là trong khi Trung Quốc tiến hành khảo sát vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam thì cũng có cuộc tập trận ASEAN – Ấn Độ trên Biển Đông, vốn được lên kế hoạch từ trước.

Theo ông Raymond Powell, hợp tác cùng nhau là một bước đi đúng hướng của các nước xung quanh Biển Đông. Tuy nhiên, các nước này vẫn có những cách tiếp cận khác biệt nhau khi đối phó với Trung Quốc. Ông so sánh ba cách ứng phó của Việt Nam, Malaysia và Philippines:

“Việt Nam và Malaysia có xu hướng cố gắng giữ kín các hoạt động này. Họ thực sự không muốn công chúng chú ý nhiều đến những gì đang xảy ra trong vùng đặc quyền kinh tế của họ, bởi vì họ đang cố gắng quản lý mối quan hệ với Trung Quốc theo kiểu song phương và dựa vào các cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông mà họ đang coi như là một chiến lược chính. Họ hy vọng rằng mọi thứ trong mối quan hệ với Trung Quốc sẽ không trở nên quá phức tạp, bởi vì, tất nhiên, họ cũng có quan hệ kinh tế rất mạnh mẽ với Trung Quốc.

Philippines đã làm điều tương tự thời chính quyền tiền nhiệm trong một thời gian khá dài, nhưng gần đây đã quyết định thực hiện những bước đi quyết đoán hơn nhiều. Họ đã làm được 2 việc trong những bước đi quyết đoán này.

Một là củng cố lại liên minh với Hoa Kỳ, đồng thời nói chuyện và bắt đầu đàm phán với Nhật Bản và Úc và các nước khác để quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Họ cố gắng tạo ra thế trận an ninh đa phương mạnh mẽ hơn nữa, để hy vọng có thêm đòn bẩy trong các cuộc thương lượng với Trung Quốc.

Một điều khác mà Philippines đã làm, và điều này thực sự gây ấn tượng, là công khai sự hiện diện của các tàu Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của họ, và gần những nơi như 2 hòn đảo mà Trung Quốc đặc biệt cố gắng hiện diện. Họ nỗ lực công khai mọi thứ, đặc biệt là những va chạm gần đây giữa các tàu Cảnh sát biển Philippines và Cảnh sát biển Trung Quốc. Bằng cách đưa điều này ra công luận quốc tế, họ hy vọng xây dựng năng lực chống đỡ của quốc gia mạnh mẽ hơn trước để chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc. Những nỗ lực xây dựng sự hỗ trợ quốc tế chống lại các hoạt động của Trung Quốc ở trong vùng đặc quyền kinh tế cũng đem lại cho họ niềm hy vọng về lâu dài sẽ ngăn chặn được Trung Quốc, bởi vì Trung Quốc phải trả giá khi cả thế giới biết nó đang làm gì.”

Ngoài ra, theo ông Powell, đợt tung tàu khảo sát vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam lần này còn đi cùng với lệnh cấm đánh cá trên nhiều vùng biển, trong đó có Biển Đông. Đó là cách Trung Quốc kết hợp nhiều chiến thuật khác nhau cùng lúc để làm cho sức ép của họ trở nên mạnh hơn đối với các nước trong khu vực.

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”