Khoảng lặng…

Luật sư Nguyễn Văn Miếng và Luật sư Đặng Đình Mạnh tại thủ đô Washington, D.C., Hoa Kỳ hôm 16/6/2023. Ảnh: RFA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chỉ trong một thời gian ngắn, một số người bạn mà tôi yêu quý đã lần lượt rời bỏ đất nước ra đi. Nguyễn Anh Tuấn, một người bạn trẻ tuổi nhưng chín chắn, chững chạc, một người tri thức có tầm ảnh hưởng thực sự trong giới đấu tranh cho sự tiến bộ xã hội đã tới Canada. Luật sư Đặng Đình Mạnh, một luật sư mạnh mẽ, khôn ngoan, kiên định, một người đồng nghiệp thân thiết trong rất nhiều vụ án chính trị đã tới Hoa Kỳ. Hai luật sư thân tín khác là luật sư Nguyễn Văn Miếng và Đào Kim Lân cũng đã tới Hoa Kỳ. Tôi mừng cho cá nhân những người bạn của mình nhưng tôi lo cho những người ở lại. Liệu rằng làn sóng ra đi sẽ chấm dứt hay sẽ tiếp tục có những người sẽ ra đi? Liệu rằng những tiếng nói phản biện vẫn sẽ còn tồn tại hay sẽ tắt dần theo thời gian?

Những người bất đồng chính kiến dám thể hiện ra hành động (dù chỉ là thông qua lời nói), vốn đã rất ít. Những luật sư dám đứng ra bảo vệ những người này vốn đã ít nay càng ít hơn, khi mà một số người bị tước thẻ hành nghề, một số người dừng cuộc chơi giữa chừng, số khác thì phải đi nước ngoài. Tổng trên cả nước, những luật sư dám đứng ra bảo vệ thân chủ trong các vụ án có màu sắc chính trị, đếm đi đếm lại không quá hai bàn tay, nay bị bớt đi gần một nửa. Số lượng giảm, chất lượng chưa biết giảm đi bao nhiêu nhưng tinh thần người trong cuộc là giảm đi rõ rệt. Còn nhớ, khoảng 3 năm trước, trong một vụ án đình đám, khi kết thúc phiên toà dài ngày, tôi bị cưỡng ép để lấy luôn USB dữ liệu điện tử ghi nhận diễn biến phiên toà, luật sư Mạnh và luật sư Miếng chạy lại hỗ trợ, bảo vệ tôi nhưng bị cản trở, xô ngã. Phiên toà mới đây ở Đà Nẵng, tôi bị buộc ra khỏi phiên toà một cách tức tưởi dù không vi phạm nội quy phiên toà. Dù rất muốn lên tiếng, nhưng đồng nghiệp tôi phải ngồi im, vì nếu anh ấy phản ứng lại và theo chân tôi thì không còn ai ở lại bảo vệ thân chủ nữa. Nếu như trước đây, có nhiều luật sư cùng tham gia thì nếu có 1-2 người bị mời ra thì cũng bình thường vì những người còn lại vẫn có thể tiếp tục phần việc của mình. Thế nhưng, những ngày tươi đẹp ấy có vẻ như đã thành dĩ vãng xa rồi.

Những người ra đi: hoặc là họ bị dồn nén tới mức phải dứt áo ra đi hoặc là họ không còn động lực để ở lại. Không ít nghi vấn: nhiều người lên tiếng đấu tranh với mục đích là kiếm được “tấm vé” xuất ngoại; tôi nghĩ có thật, nhưng vô cùng hiếm hoi. Nhiều lần tôi tự hỏi, thay vì dồn ép những người bất đồng chính kiến tới mức họ phải đưa ra những lựa chọn cực đoan thì tại sao chính quyền không lắng nghe, đối thoại với họ để tháo gỡ mâu thuẫn, tận dụng tri thức của họ để góp phần xây dựng đất nước dân chủ, tiến bộ hơn? Tôi tự hỏi rồi cũng tự trả lời.

Với một số người khác đang nằm trong “danh sách đen”, có lẽ cả hai điều trên chưa có nên họ vẫn còn ở lại đây. Nếu chỉ sống cho bản thân thì quá dễ dàng với không ít người– họ có thể xuất ngoại mà không phải chọn con đường tị nạn chính trị. Tuy vậy, vì nhiều lý do riêng mà họ không chọn cách ra đi. Thế nhưng, điều họ muốn chưa hẳn đã là điều người ta muốn; nên việc họ muốn ở lại chưa chắc đã là thứ quyết định việc họ buộc phải ra đi. Trên mảnh đất này, bạn không thể tự quyết được mọi điều bạn muốn đâu! Vậy nên, hãy cứ sống tốt, sống vui được ngày nào thì hãy cứ cố gắng để mai này không phải ân hận khi ngước nhìn về quá khứ, thế là đủ.

LS Ngô Anh Tuấn

Nguồn: FB Tuan Ngo

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.