Tại sao nền kinh tế Trung Quốc sẽ không thể phục hồi – Một chính quyền ngày càng chuyên quyền độc đoán đang phạm phải những sai lầm nghiêm trọng

Ảnh: The Economist
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau khi Trung Quốc gia nhập kinh tế thế giới vào năm 1978, đất nước này đã trở thành câu chuyện tăng trưởng ngoạn mục nhất trong lịch sử. Cải cách nông nghiệp, công nghiệp hóa, thu nhập gia tăng đã đưa gần 800 triệu người lúc đó thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực. Sản xuất chỉ bằng 1/10 so với Hoa Kỳ vào năm 1980, nền kinh tế Trung Quốc hiện nay có quy mô bằng khoảng 3/4. Tuy nhiên, thay vì quay trở lại con đường tăng trưởng sau khi chính quyền Cộng sản Trung Quốc (CSTQ) từ bỏ chính sách “Zero-Covid” vào cuối năm 2022, nó lại đang có triệu chứng chao đảo từ bờ mương này sang bờ mương khác.

Kinh tế tăng trưởng với tốc độ hằng năm đạt được chỉ 3,2% trong quý hai, một thất vọng to lớn cho nhà cầm quyền. Chỉ số này xem ra còn tồi tệ hơn khi so sánh với tốc độ tăng trưởng gần 6% của Hoa Kỳ. Thị trường địa ốc tụt giá trầm trọng khiến người mua nhà đâm ra sợ hãi. Chi tiêu của giới tiêu thụ, đầu tư kinh doanh và xuất khẩu đều giảm. Và trong khi phần lớn thế giới phải chống chọi với tình trạng lạm phát quá cao thì Trung Quốc gặp phải vấn đề ngược lại: giá tiêu dùng giảm trong năm tính đến tháng 7. Một số phân tích viên cảnh báo rằng Trung Quốc có thể rơi vào cái bẫy giảm phát giống như Nhật Bản vào thập niên ’90.

Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó, so sánh với Nhật Bản là một chẩn đoán quá nhẹ nhàng về những căn bệnh kinh tế của Trung Quốc. Tình trạng tăng trưởng chậm trường kỳ sẽ còn tồi tệ hơn ở Trung Quốc vì người dân trở nên nghèo hơn. Mức sống của dân Nhật vào năm 1990 là khoảng 60% của Hoa Kỳ; của Trung Quốc ngày nay là dưới 20%. Và, không giống như Nhật Bản, Trung Quốc đang phải chịu đựng nhiều vấn đề sâu sắc hơn ngoài yếu tố cung cầu không cân bằng và nợ nần chồng chất. Nhiều thách thức của Trung Quốc xuất phát từ những thất bại nghiêm trọng hơn trong hoạch định chính sách kinh tế – vốn ngày càng trở nên tồi tệ hơn sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình tập trung quyền lực vào trung ương.

Khoảng một thập kỷ trước, các nhà kỹ trị (1) Trung Quốc được xem là những nhà bác học. Thoạt tiên họ chủ trì một kỳ quan kinh tế. Khi đó, Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất ứng phó được với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 với đầy đủ lực lượng kích thích kinh tế – một số bình luận gia còn đi xa hơn khi nói rằng Trung Quốc đã cứu nền kinh tế thế giới ra khỏi một cuộc suy thoái trầm trọng. Trong những năm đầu của thiên niên kỷ III, mỗi khi kinh tế chao đảo, nhà cầm quyền Trung Quốc đã bất chấp dự đoán về một thảm họa có thể xảy ra bằng cách giảm giá tín dụng, xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc kích thích thị trường bất động sản.

Tuy nhiên, trong mỗi thời kỳ này, các khoản nợ công cũng như tư ngày càng chồng chất. Từ đó, phát sinh những nghi ngờ về tính bền vững của thị trường địa ốc, thêm vào đó, câu hỏi được đặt ra là những cơ sở hạ tầng mới có thực sự cần thiết không. Ngày nay các nhà hoạch định chính sách đang ở trong tình thế khó khăn. Một cách khôn ngoan, họ không muốn nuôi thêm một đàn “bạch tượng” (2) hoặc thổi lại cái bong bóng bất động sản. Họ cũng không thể thực hiện đến nơi đến chốn các biện pháp kích thích kinh tế đáng cần thiết hơn, chẳng hạn như tăng lương hưu và trợ cấp cho các hộ gia đình nghèo để thúc đẩy tiêu dùng, bởi vì ông Tập từ đầu đã không chấp thuận “chủ nghĩa phúc lợi” (3) cho người dân, chính phủ hài lòng với mức thâm hụt chính thức là 3% tổng sản lượng nội địa (GDP).

Kết quả, phản ứng trước tình trạng suy thoái trở nên thụ động, chẳng có gì đáng kể. Các nhà hoạch định chính sách thậm chí không thèm cắt giảm lãi suất nhiều. Hôm 21 tháng 8, họ đã khiến các nhà đầu tư thất vọng khi cắt giảm vẻn vẹn 0,1 điểm phần trăm trong lãi suất cho vay với kỳ hạn một năm.

Phản ứng yếu ớt trước tình trạng tăng trưởng sụt giảm và giảm phát này là sai lầm mới nhất trong một loạt sai lầm về chính sách. Chính sách đối ngoại vênh váo của Trung Quốc và chính sách công nghiệp theo chủ nghĩa trọng thương đã làm trầm trọng thêm cuộc xung đột kinh tế với Hoa Kỳ. Đối nội, họ đã không giải quyết thỏa đáng các động cơ khuyến khích đầu tư vào nhà cửa và một hệ thống trong đó các nhà phát triển và xây dựng có những trách nhiệm ở tầm mức quan trọng trên mặt hệ thống. Bắt đầu từ năm 2020, quản lý nhà nước đã thắt chặt thị trường bằng cách trấn áp các công ty công nghệ tiêu dùng thành công, các công ty này bị cho là quá vọng động và độc quyền khiến nhà nước không kiểm soát được. Trong đại dịch COVID-19, các quan chức đã “câu giờ” bằng cách khóa cửa, cách ly, nhưng không sử dụng thời gian khóa cửa để tiêm chủng cho đủ số người nhằm có một lối thoát khả dĩ êm thắm, và sau đó bị choáng ngợp bởi biến thể Omicron rất dễ lây lan.

Tại sao chính quyền CSTQ liên tục mắc phải những sai lầm ấy? Một lý do là tăng trưởng ngắn hạn không còn là ưu tiên của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nữa. Các dấu hiệu cho thấy ông Tập tin rằng Trung Quốc phải chuẩn bị cho một cuộc xung đột kinh tế và rất có thể cả quân sự kéo dài với Hoa Kỳ. Do đó, ngày nay ông ta nhấn mạnh việc Trung Quốc theo đuổi sự nghiệp vĩ đại của mình, trong đó vấn đề an ninh và khả năng phục hồi quốc gia là hàng đầu. Ông ta sẵn sàng hy sinh vật chất để đạt những mục tiêu đó, và ông ta muốn sự tăng trưởng nào cũng phải có “chất lượng cao.”

Tuy nhiên, ngay cả theo tiêu chí của ông Tập, các quyết định của ĐCSTQ vẫn có sai sót. Sự sụp đổ của chính sách Zero-Covid đã làm suy yếu uy tín của Tập. Tấn công vào các công ty công nghệ chỉ khiến các doanh nhân sợ hãi. Trung Quốc rơi vào tình trạng giảm phát dai dẳng chỉ vì chính quyền từ chối thúc đẩy tiêu dùng, các khoản nợ sẽ tăng giá trị thực và đè nặng hơn nữa lên nền kinh tế. Trên hết, trừ khi ĐCSTQ tiếp tục nâng cao mức sống, khả năng nắm quyền của họ sẽ bị suy yếu và khả năng sánh ngang với Hoa Kỳ sẽ bị giới hạn.

Do đó, những thất bại liên tiếp về chính sách ngày càng hiện rõ là những quyết định sai kém hơn là những bước thay đổi trong quyết sách mới tập trung vào an ninh quốc gia. Chúng trùng hợp với việc Tập Cận Bình tập trung quyền lực và thay thế các nhà kỹ trị bằng những người trung thành với chế độ trong các chức vụ cấp cao. Trung Quốc từng chấp thuận những cuộc tranh luận về nền kinh tế của mình, nhưng ngày nay họ dung túng các phân tích viên lạc quan giả hiệu. Gần đây, họ cho ngừng công bố những dữ liệu không mấy tốt đẹp về tỷ lệ thất nghiệp của giới thanh niên và niềm tin của người tiêu dùng. Những chức vụ cấp cao nhất trong guồng máy cai trị nhà nước vẫn còn nhiều nhân tài, nhưng thật ngây thơ khi mong đợi bộ máy quan liêu này đưa ra những phân tích hợp lý hoặc những ý tưởng sáng tạo khi thông điệp từ trung ương đưa xuống là: Trung thành trên hết. Thay vào đó, các quyết định ngày càng bị chi phối bởi một hệ tư tưởng kết hợp giữa sự nghi ngờ của cánh tả đối với các doanh nhân giàu có với sự miễn cưỡng của cánh hữu trong việc đưa tiền cho người nghèo ngồi không.

Thực chất, các vấn đề của Trung Quốc có nguồn gốc từ trên cao, điều đó có nghĩa là chúng sẽ tồn tại một cách khá dai dẳng. Thậm chí các vấn đề có thể trở nên tồi tệ hơn khi các nhà hoạch định chính sách vụng về phải đối đầu với những thách thức ngày càng gia tăng của nền kinh tế. Dân số đang già đi nhanh chóng. Hoa Kỳ ngày càng tỏ ra thù địch và đang cố gắng bóp nghẹt các bộ phận hệ trọng của kinh tế Trung Quốc, như sản xuất “chip” điện tử mà Trung Quốc xem là có ý nghĩa chiến lược. Trung Quốc càng cố gắng bắt kịp Hoa Kỳ, khoảng cách càng khó thu hẹp hơn, bởi vì các nền kinh tế tập trung chỉ có khả năng bắt chước, chứ không có nhiều sáng kiến.

Những dự đoán về một Trung Quốc dân chủ tự do cho đến nay hiện nguyên hình là những suy nghĩ hoang tưởng. Vào những năm 2000, các nhà lãnh đạo phương Tây đã lầm tưởng rằng thương mại, thị trường và tăng trưởng sẽ thúc đẩy dân chủ và tự do cá nhân ở Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc hiện đang thử nghiệm một quyết sách ngược lại. Câu hỏi được đặt ra là: Liệu chế độ chuyên chế nhiều hơn có gây thiệt hại cho nền kinh tế hay không? Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy câu trả lời là có – và sau bốn thập kỷ tăng trưởng nhanh chóng, Trung Quốc đang bước vào thời kỳ thất vọng.

Nguồn: “Why China’s economy won’t be fixed,” The Economist ngày 24/8/2023. (Bài báo trên đăng trong chuyên mục “Leaders” của tạp chí The Economist. Không có tên tác giả ở cuối bài. Chúng ta có thể xem đó là một trong những bài của ban chủ biên The Economist.)

Trịnh Khải Nguyên-Chương dịch

Chú thích của người dịch:

(1) Kỹ trị: Tạm dịch từ thuật ngữ technocrat, tức là những nhà chuyên môn làm việc trong guồng máy cai trị.

(2) “White elephant/ Bạch tượng”, cụm từ sử dụng trong nguyên tác là một hoán dụ ám chỉ cái gì tốn kém giữ gìn nhưng chẳng có giá trị thực tiễn nào.

(3) Chủ nghĩa phúc lợi/ “Welfarism”, là chính sách trợ giúp người nghèo ở các quốc gia tiên tiến. Chính sách này đã giúp đỡ rất nhiều bà con người Việt tỵ nạn ở Mỹ, nhất là trong thời gian đầu mới định cư. Tập Cận Bình chủ trương rằng chính sách này chỉ khiến người dân trở nên lười biếng, chỉ biết hưởng lợi ích từ nhà nước ban cho mà không chịu làm việc, nên ông ta nhất quyết không bao giờ áp dụng chính sách ấy tại Trung Quốc.

Nguồn: Bauxite Việt Nam

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.