Việt Tân kính tiễn biệt Đại lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ

Đại lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ - Chánh Thư Ký kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất - viên tịch ngày 24/11/2023
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đại lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, một vị giáo phẩm uyên bác đã viên tịch chiều ngày 24 tháng Mười Một, 2023 (12 tháng Mười, năm Quý Mão), tại chùa Phật Ân (tỉnh Đồng Nai), thọ 80 tuổi.

Việt Tân xin tiễn biệt Đại lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ và gửi lời chia buồn sâu sắc tới các thành viên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ nổi tiếng là dịch giả của nhiều bộ kinh, trước tác, biên soạn và giới thiệu nhiều tác phẩm luận giải kinh điển, lịch sử và triết học Phật Giáo,… Ngoài ra, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ còn được biết đến từng là giáo sư của Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn.

Bên cạnh đó, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ cũng là người từng bị nhà cầm quyền CSVN kết án tử hình với cáo buộc tội “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân.” Tuy nhiên, Tổ chức Ân Xá Quốc Tế nhận định nguyên nhân việc bắt giữ Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ là do ông là thành viên của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, một giáo hội không được Nhà nước CSVN công nhận.

Đến Tháng Mười Một, 1988, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ được giảm xuống án chung thân sau một cuộc vận động và can thiệp của các tổ chức quốc tế. Ngày 1 tháng Chín, 1998, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ được thả tự do, trước khi thả, nhà cầm quyền yêu cầu ông ký vào lá đơn xin khoan hồng, tuy nhiên Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ cương quyết trả lời: “Không ai có quyền xét xử tôi, không ai có quyền ân xá tôi!” Công an nói không viết đơn thì không thả, thầy không viết và tuyệt thực, chính quyền sau đó đã phải phóng thích ông sau 10 ngày tuyệt thực.

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ sẽ luôn được nhớ đến, không chỉ là một lãnh đạo tôn giáo nổi bật với các công trình nghiên cứu Phật học giá trị, mà còn ở tinh thần đấu tranh bảo vệ Phật Giáo tại Việt Nam.

Thay cho lời kết, xin được trích một đoạn trong ‘Thư gửi các tăng sinh Thừa Thiên-Huế’ của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ:

“Nhẫn nhịn đời nhưng không để cho quyền lực đen tối của đời sai sử. Tùy thuận thế gian, nhưng không tự đánh chìm trong dòng xoáy ô trược của thế gian. Các con hãy tự rèn luyện cho mình một tín tâm bất hoại; một đức tính dũng mãnh vô úy; nỗ lực tự huân tập trí tuệ bằng văn, tư, tu để nhìn rõ sự tướng chân ngụy, để thấy và biết rõ mình đang ở đâu, đang đi về đâu; không nhắm mắt phóng càn theo cỗ xe lộng lẫy bên ngoài nhưng rệu rã bên trong, đang lao xuống dốc dài không định hướng…”

Ban Biên Tập Việt Tân

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.