Thử đi tìm đường cứu… nước

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô.

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Loại khó khăn này sẽ là thường trực, kéo dài.

Nhiều vùng tình trạng này đã lặp đi lặp lại năm năm nay.

Hiện nhà nước và các tỉnh đang tính đến nhiều phương án tạo nguồn nước ngọt để phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho vùng này. Nhiều biện pháp nóng như chở nước bằng xe ô tô về bán với giá hơn ba trăm ngàn một khối cho người tiêu dùng. Đã có cả một phương án (bất khả thi) là đem nước từ sông Đồng Nai về… Bến Tre.

Có nơi nguồn nước ngọt được chở về để bán cho người dân với giá tại bến là 100.000 đồng mỗi khối. Sau đó, tiền công thuê xe để chở mỗi khối nước đến nhà các hộ dân nằm trong khu vực nội ô TP Bến Tre là 100.000 đồng. Như vậy, người dân tại trung tâm của TP Bến Tre phải mất 200.000 đồng mới có được một khối nước ngọt sử dụng. Mỗi tháng một gia đình 05 người dùng hết hơn triệu bạc tiền nước!

Căng lắm.

Tôi suy nghĩ nhiều về việc này và loé lên một vài suy nghĩ (chưa thấu đáo) đem trình ra đây để anh chị em và các nhà chuyên môn cùng thảo luận.

Thứ nhất: Lấy nắng làm mưa.

Đầu tư nhà máy sản xuất nước ngọt từ nước mặn.

Đã có những nhà máy kiểu này này bên Bắc Phi, Israel.

Về nguyên lý thì nước biển được bơm qua màng lọc R.O dưới áp lực cao tạo thành dòng nước ngọt tinh khiết và dòng nước muối đậm đặc.

Giai đoạn sau xử lý, nước sau khi được tách muối thì được ổn định pH, sau đó được khử trùng và đưa vào sử dụng. Phương pháp thẩm thấu ngược tiêu tốn nhiều năng lượng: khoảng 4 kWh được một mét khối nước. (Tôi chỉ sưu tầm, không có điều kiện thẩm định).

với 4 kW điện giá đắt nhất cũng chỉ tới 20.000 đồng đã cho một mét khối nước, rẻ hơn giá nước bà con ta phải mua mấy ngày nay nhiều.

Một đặc điểm nữa, mùa khô là mùa thiếu nước ở Nam Bộ nhưng lại là mùa thừa nắng ở đây. Nếu phát triển điện mặt trời rồi lấy điện sản xuất nước thì còn rẻ hơn nhiều. Nếu giá thành dưới 10.000 đồng một mét khối cho sinh hoạt là giá có thể chấp nhận được.

Ở Việt Nam cũng đã có những công trình nghiên cứu thành công nhưng nó vẫn nằm trong thư viện của trường đại học (Xem link trong comment).

Hai là lấy … tượng đài, khẩu hiệu, cổng chào làm nước.

Ai đã đến Singapore đều biết đến “Cây năng lượng”.

Singapore là đất nước thiếu nước ngọt quanh năm. Cách đây ba bốn mươi năm, giá một lít nước ngọt đắt không kém một lít bia.

Từ đó họ có thái độ rõ ràng đến việc tích trữ nước.

Họ xây dựng nhiều hầm chứa nước mưa khắp nơi

Đó là những công trình bể chứa ngầm, có cái chỉ chứa được 900 mét khối, có cái chứa 25.000 mét khối.

Những con mương dẫn nước mưa từ khắp nơi về hầm đều sạch sẽ, thoáng không ách tắc. Sau mỗi cơn mưa, 43% nước mưa là hàng triệu mét khối nước được giữ lại để xử lý và cung cấp cho cộng đồng. Điều này cũng giải quyết luôn khâu ngập úng.

Những cái “Cây năng lượng” là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa.

Một câu hỏi sẽ đặt ra: Tiền đâu để làm những cái này?

Tôi nghĩ là có.

Nếu bây giờ lấy những khoản tiền sau để hướng vào hai kiểu tích nước trên đây tôi chắc rằng muôn dân sẽ nhất trí:

Thứ nhất là tiền có cái tên rất … vô nghĩa là lấy 70% tiền bảo hiểm dân sự bắt buộc với người đi xe gắn máy.

Thứ hai là trích 70% từ “Thuế môi trường” trong giá xăng dầu.

Thứ ba là tiền xây tượng đài, cổng chào quá lố, quá lớn.

Nếu với nước để sản xuất tôi không dám bàn, nhưng với nước sinh hoạt cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bảo đảm sẽ giải quyết khá ổn bằng hai sáng kiến này.

Mỗi người một sáng kiến, dù là sơ giản, cho vùng Nam Bộ hết khát.

Nguồn: FB Nguyễn Huy Cường

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.