Báo động sự lãng phí nguồn lực trí thức trẻ tại Việt Nam

Tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp đang ở mức báo động.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong buổi tọa đàm “Phát triển nguồn nhân lực ICT trình độ cao: Gắn kết cơ sở giáo dục đại học – doanh nghiệp” tổ chức hôm 30 Tháng Ba vừa qua, Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Phùng Xuân Nhạ phát biểu rằng chỉ có 30% cử nhân công nghệ thông tin khi ra trường làm việc được ngay, còn 70% cử nhân phải đào tạo lại.

Tiền đâu để những sinh viên này được đào tạo lại?

Cái kết của 70% cử nhân công nghệ phải đào tạo lại chính là hình ảnh tiêu biểu cho đoàn quân chạy xe ôm đang ở mức báo động. Cử nhân đi làm xe ôm không chỉ là sự lãng phí thời gian và tài chính của chính bản thân và gia đình, mà còn là sự lãng phí trí tuệ, chất xám của toàn xã hội.

Hình ảnh về đại hội thành viên của Tập Đoàn Grab, phần đông tham dự là các bạn trẻ, đang được nhiều người dùng mạng xã hội chia sẻ. Trong báo cáo về chỉ tiêu lao động, ông Bùi Sĩ Lợi, Đại Biểu Quốc Hội đã cho biết: “Năm 2017 có 200.000 cử nhân thất nghiệp và xu hướng tăng so với các năm trước. Trên thực tế, có 80% sinh viên, cử nhân ra trường hiện đang chạy xe cho Uber, Grab.”

Con số 80% sinh viên, cử nhân thất nghiệp chạy xe ôm cho thấy rõ hình ảnh tụt hậu của Việt Nam. 80% sinh viên, cử nhân Việt Nam ra trường cặm cụi vào nghề xe ôm, thì làm sao có thể đương đầu với nhân lực của các nước láng giềng ASEAN, chứ chưa nói đến tầm quốc tế?

Hiện nay, những hình ảnh các bạn trẻ mặc đồng phục màu xanh lá cây của Tập Đoàn Grap đã trở nên phổ biến, xuất hiện tràn ngập trên đường phố Việt Nam. Tất nhiên, xe ôm cũng là một nghề bình đẳng như bao ngành nghề khác, và việc kiếm tiền bằng mồ hôi, nước mắt của chính mình tạo ra không có gì phải lên án; nhưng mấu chốt của vấn đề ở chỗ có đến 80% sinh viên, cử nhân ra trường đã phải làm nghề này thì lại là hiện tượng không ổn đối với sự phát triển của xã hội.

Số lượng cử nhân thất nghiệp lên tới hàng trăm nghìn, đang trở thành vấn nạn quốc gia. Nhìn lại những sự việc như cử nhân lái xe ôm, thủ khoa đầu ra đại học về nhà nuôi lợn,… cho thấy nguyên nhân sâu xa là do phương pháp quản lý giáo dục của hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng đang “có vấn đề” rất nghiêm trọng.

Trách nhiệm cao nhất thuộc về Bộ Giáo Dục, bởi trong vòng một thập kỷ qua, Bộ này đã nâng số lượng trường cao đẳng và đại học trên khắp cả nước lên con số 450. Việc “phổ cập đại học” tràn lan, trong khi không tính toán quy hoạch cung cầu, dự báo nguồn nhân lực trong ngắn hạn và dài hạn, đã tạo ra nguồn cung dư thừa.

Bên cạnh đó, chương trình đào tạo ở các trường đại học Việt Nam hiện có nhiều bất cập, lạc hậu. Công nghệ thường thay đổi nhanh chóng khoảng 6 tháng – 1 năm/lần, trong khi chương trình đào tạo được bê nguyên từ hàng chục năm về trước. Sinh viên còn phải mất 2 năm đầu để học các môn như triết học Mác-Lênin, Tư tưởng HCM,… Và như vậy họ bỏ phí đi khoảng thời gian khá dài để trau dồi những kỹ năng khác vốn các nhà tuyển dụng rất cần.

Đồng thời, việc sống trong một xã hội quá trọng bằng cấp, khiến nhiều sinh viên xem đại học là cánh cửa duy nhất vào đời mà không chọn học nghề, hay chuyên tâm thực học, rèn giũa kỹ năng. Điều này khiến khả năng đáp ứng công việc của lao động Việt Nam cực kỳ thấp. Thực tế này buộc Việt Nam phải nhìn lại toàn bộ ngành giáo dục từ công tác đào tạo, tuyển dụng cho đến kỹ năng thích ứng của sinh viên…

Trước tiên, ngành giáo dục cần một chiến lược đúng tầm cũng như thiếu những chính sách đòn bẩy cần thiết để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đào tạo. Mấu chốt phải là công tác dự báo sự phân bổ nguồn lực của toàn xã hội, để có thể đào tạo ra những người hữu ích nhất. Chứ không phải đào tạo ồ ạt khiến sinh viên ra trường thất nghiệp, rồi lại đề xuất những phương án rất không hợp lý, kiểu như: Xuất khẩu cử nhân.

Thứ hai là cần cải tổ toàn bộ chương trình giảng dạy để xóa bỏ những môn học không ứng dụng vào thực tiễn. Đồng thời tất cả các ngành phải thường xuyên đánh giá chương trình đào tạo và cập nhật lại. Và cần phải cho sinh viên thực tập ngay từ năm đầu tiên để có điều kiện va chạm thực tế, có thêm cơ hội tiếp cận kiến thức và tích lũy kinh nghiệm.

Cách giải quyết căn bản, gốc rễ nhất là cần có sự tham gia của doanh nghiệp vào chương trình đào tạo. Doanh nghiệp là nơi sử dụng lao động, nên cần được tham gia vào trường để xây dựng nội dung đào tạo, để sinh viên ra trường mới thích hợp với nhu cầu doanh nghiệp đặt ra. Trường đại học cần đào tạo sinh viên chuyên nghiệp cho doanh nghiệp, đó là cách kết nối bền vững, lâu dài và phù hợp nhất.

Câu chuyện “cử nhân làm xe ôm” đã phản ánh quan hệ cung – cầu nhân lực trên thị trường và của cấu trúc lao động của Việt Nam hiện nay là rất lãng phí. Rõ ràng chúng ta không thể chấp nhận được những cử nhân – thế hệ tương lai của đất nước, sau nhiều năm miệt mài đèn sách lại cặm cụi làm nghề xe ôm. Điều mà xã hội cần nhiều là kỹ sư, bác sĩ, chuyên gia có trình độ và những công nhân có tay nghề, chứ không phải hàng trăm nghìn tài xế. Bởi trở thành một anh xe ôm thực sự không mấy khó khăn, ai cũng có thể làm được.

Tóm lại, nguồn lực trí tuệ có vai trò rất quan trọng, bởi nó có ý nghĩa quyết định sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Với một nước nghèo và đang ở thời kỳ dân số vàng như Việt Nam, càng cần phải hết sức tận dụng được lợi thế này. Lãng phí về nhân lực, về con người trí tuệ, thì sự trả giá rất lớn bằng việc mất đi những cơ hội có khi của cả đất nước, dân tộc.

Ngô Đồng

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.