Bầu kẻ chuyên đốt nhà vào ban chữa lửa

Trung Cộng, Nga và Cuba là những quốc gia không chỉ độc tài, gian ác mà còn là các quốc gia nổi tiếng chà đạp quyền con người, vừa được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ hôm 13/10/2020. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 13 tháng Mười vừa qua, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã bầu bổ túc một số nước vào Hội Đồng Nhân Quyền 47 thành viên, với nhiệm kỳ 3 năm. Trong số những nước được bầu có Trung Cộng, Nga và Cuba là những quốc gia không chỉ độc tài, gian ác mà còn là quốc gia nổi tiếng chà đạp quyền con người.

Thật chua chát khi những nước có hồ sơ nhân quyền tồi tệ nhất giờ đây lại chễm chệ ngồi trong Hội Đồng Nhân Quyền là cơ quan quốc tế có nhiệm vụ cao quý “Thúc đẩy việc thực thi đầy đủ những nghĩa vụ về quyền con người được đề ra ở mọi quốc gia.” Cuối cùng người ta sẽ đặt câu hỏi rằng, những giá trị nhân quyền mà tổ chức Liên Hiệp Quốc từng vinh danh và lập ra một năm sau ngày thế chiến thứ hai chấm dứt bây giờ đi về đâu?

Lâu nay Nga, Trung Cộng, Cuba và cả Cộng Sản Việt Nam khi bị lên án đều lên tiếng công khai phủ nhận những giá trị nhân quyền phổ quát. Theo những nước này thì đặt vấn đề nhân quyền với họ là vi phạm vấn đề “nội chính” và biện luận rằng họ có và thực hiện nhân quyền đặc sắc theo cách riêng của mình. Do đó trong những quốc gia này, việc bắt bớ, giam cầm bất hợp pháp những người không cùng chính kiến với chế độ diễn ra thường xuyên, bất chấp các cơ quan bảo vệ nhân quyền.

Hiện nay Trung Cộng là quốc gia bị nêu tên nhiều nhất trong 3 hồ sơ nhân quyền nổi bật: Đàn áp thẳng tay người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, đồng hóa Tây Tạng và Nội Mông, ban hành Luật An Ninh Quốc Gia ở Hong Kong. Thế mà trong kỳ bầu cử vừa qua Bắc Kinh vẫn tái đắc cử, dù mất nhiều phiếu ủng hộ.

Trường hợp của Trung Cộng, chẳng những có chân trong Hội Đồng Nhân Quyền năm nay mà còn đứng đầu 4 trong số 15 cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc. Đó là Tổ Chức Lương Thực và Nông Nghiệp (FAO), Liên Minh Viễn Thông Quốc Tế (ITU), Tổ Chức Phát Triển Công Nghiệp LHQ (UNIDO) và Tổ Chức Hàng Không Dân Dụng Quốc Tế (ICAO), không kể chức vụ chủ tịch Tổ Chức Cảnh Sát Hình Sự Quốc Tế (Interpol) từ 2016 (Mạnh Hoành Vĩ) nhưng đã được một người Đại Hàn thay thế năm 2018.

Trong lúc ấy Nga và Cuba cũng không hơn gì, thường xuyên bị thế giới lên án. Người ta chưa quên vừa qua, Moscow thực hiện một vụ đầu độc bằng chất độc thần kinh “Novichok” nhắm vào ông Navalny, nhà đối lập với chế độ của độc tài Putin. Sự kiện bị vỡ lở và ông Navalny được người Đức cứu sống. Năm 2018 Nga đã từng xử dụng chất độc thần kinh này để đầu độc ông Sergei Skripal cựu sĩ quan tình báo Nga và con gái Yulia tại Anh.

“Bầu những chế độ độc tài này như là những thẩm phán của Liên Hiệp Quốc vì nhân quyền thì không khác gì cho một băng đảng đốt nhà gia nhập lực lượng cứu hỏa.” Tưởng không còn gì chính xác hơn lời bình luận này của ông Hillel Neuer của một tổ chức phi chính phủ, Hiệp Hội UN Watch đặc trách theo dõi việc tôn trọng nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Có thể thấy gì qua sự kiện Nga, Trung Cộng và Cuba được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ngày 13 tháng Mười vừa qua?

– Ngày nay Liên Hiệp Quốc không còn là cơ chế đại diện thật sự cho tiếng nói chính nghĩa và bảo vệ hoà bình như mong muốn của thế giới sau thế chiến thứ hai. Sau 75 năm tồn tại, tổ chức này dần dà trở thành nơi thao túng của các thế lực đen tối, dùng tiền bạc, dùng sức mạnh chính trị để khống chế những nước nhỏ trong vòng ảnh hưởng của mình. Tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, họ dùng sự khống chế này tạo thành phiếu bầu hầu che đậy ý đồ đen tối của mình. Phải chăng ngày 13 tháng Mười là ngày định mệnh chính thức, đánh dấu tiến trình cáo chung của các giá trị nhân bản mà Liên Hiệp Quốc đã tuyên xưng và lấy đó làm lý do để hiện hữu.

– Sự phủ nhận các giá trị của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc so với những năm đầu thành lập với hiện trạng ngày nay rõ ràng cho thấy có sự thoái trào của phong trào dân chủ, phe chính nghĩa. Những quốc gia Tây phương trước đây là những gương mặt tượng trưng cho dân chủ như Anh, Pháp, Úc, Hoa Kỳ, Canada đã thua và còn thua te tua trước những thế lực đen tối, vậy liệu giá trị nhân quyền đi về đâu.

– Việc đưa những quốc gia độc tài vào tòa nhà chung của nhân loại làm đại diện trong Hội Đồng Nhân Quyền để phán xét về quyền con người, coi như tổ chức Liên Hiệp Quốc không còn nữa. Vì không còn ai trên thế giới hy vọng vào việc bảo vệ nhân quyền, khi chính Hoa Kỳ cũng rút khỏi Hội Đồng Nhân Quyền từ năm 2018 để lo cho chính mình. Vậy quyền con người trên thế giới sẽ được bảo vệ ra sao?

Đây không chỉ là câu hỏi dành cho những nhà lãnh đạo thế giới mà còn cho chính mỗi công dân của Liên Hiệp Quốc, chúng ta muốn gì và phải làm gì trước nguy cơ nhân quyền căn bản bị các thế lực chính trị đen tối chôn vùi.

Phạm Nhật Bình

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.