Biến cố Đồng Tâm: Ai soạn ‘kế hoạch 15 ngày quyết thắng’?

Cảnh sát cơ động có mặt từ sáng sớm ngày 09-01-2020. Ảnh: Dong Tam TV
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Xung đột giữa dân chúng xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội với lực lượng vũ trang Việt Nam vào rạng sáng ngày 9 tháng 1 đã dẫn đến kết quả hết sức thảm khốc: “Ba cán bộ, chiến sĩ công an hi sinh, một đối tượng chống đối chết, một đối tượng chống đối bị thương”. Đó là chưa kể những “đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng” bị “các đơn vị chức năng khống chế và bắt giữ” mà Bộ Công an Việt Nam không cho biết con số cụ thể (1). Thêm một lần nữa, nước mắt và máu lại chan hòa sau vô số những lời hoa mỹ!

***

Đầu thập niên 1980, chính quyền Việt Nam tiến hành thu hồi đất ở ba xã thuộc huyện Chương Mỹ (Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc) và một xã ở huyện Mỹ Đức (Đồng Tâm) thuộc tỉnh Hà Tây (sau này được sáp nhập vào Hà Nội) để xây dựng phi trường quân sự Miếu Môn. Tuy nhiên kế hoạch xây dựng phi trường Miếu Môn chỉ tồn tại trên giấy, phần lớn đất đã thu hồi bị bỏ hoang và được các đơn vị quân đội được giao trách nhiệm quản lý cho dân thuê lại hoặc giao lại cho chính quyền địa phương để bán.

Năm 2014, Bộ Quốc phòng Việt Nam quyết định giao “đất quốc phòng” thuộc kế hoạch xây dựng phi trường quân sự Miếu Môn cho Viettel – một doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng. Khu “đất quốc phòng” được trao vào tay Viettel có cả 46 héc ta mà dân chúng xã Đồng Tâm đã nhận lại và canh tác trong hàng chục năm. Phản kháng bùng phát, dân chúng xã Đồng Tâm yêu cầu hệ thống công quyền phân định rạch ròi đâu là đất nông nghiệp, đâu là đất quốc phòng.

Thay vì đối thoại, hệ thống công quyền ở Hà Nội tổ chức trấn áp. Ngày 15/4/2017, sau khi công an bí mật bắt bốn người với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”, dân Đồng Tâm phản công, bắt 38 người (bao gồm một số viên chức, sĩ quan công an huyện Mỹ Đức và cảnh sát cơ động của thành phố Hà Nội) rồi rào làng tử thủ. Dư luận rúng động. Không tiện dấn tới, hệ thống công quyền Việt Nam buộc phải thương lượng để dân phóng thích con tin, chính quyền thì trả tự do cho bốn người bị bắt…

Tuy nhiên hệ thống công quyền đã không thực thi nghiêm chỉnh cam kết xem xét cẩn trọng nguồn gốc đất cũng như tính hợp pháp của việc thu hồi 46 héc ta đất ở Đồng Tâm. Ngoài việc truy cứu trách nhiệm hình sự bốn cán bộ huyện Mỹ Đức, mười cán bộ xã Đồng Tâm vì “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ” (2), hệ thống công quyền bác bỏ toàn bộ chứng cứ mà dân chúng trưng dẫn, khăng khăng bảo rằng, 46 héc ta họ muốn thu hồi là “đất quốc phòng”…

Sau hai năm “thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước tới nay đối với đất ở khu vực sân bay Miếu Môn”, tháng 7 năm ngoái, Thanh tra thành phố Hà Nội tuyên bố, khu vực đồng Sênh ở xã Đồng Tâm không có đất nông nghiệp! Dân Đồng Tâm tiếp tục khiếu nại, Thanh tra của chính phủ Việt Nam khẳng định, kết luận của thanh tra thành phố Hà Nội hoàn toàn chính xác! Sau đó vài tháng, hệ thống công quyền bắt đầu điều động hàng loạt đơn vị quân đội đến xây hàng rào cho “sân bay Miếu Môn”!

***

Trước tháng 4 năm 2017 – thời điểm dân Đồng Tâm nổi loạn, bắt giữ con tin, rào làng để đòi xem xét, tôn trọng các quyền mà họ cho là hợp pháp và các lợi ích mà họ cho là chính đáng – nhiều viên chức hữu trách của chính quyền thành phố Hà Nội và Bộ Quốc phòng khẳng định, kế hoạch xây dựng “sân bay Miếu Môn” đã bị khai tử, việc thu hồi 46 héc ta ở đồng Sênh mà dân chúng Đồng Tâm khẳng định là “đất nông nghiệp” nhằm giao cho Viettel quản lý, sử dụng.

Có thể vì nỗ lực thu hồi đất đang có tranh chấp về nguồn gốc giữa dân và hệ thống công quyền để giao cho một doanh nghiệp, tuy là doanh nghiệp làm kinh tế cho Bộ Quốc phòng khó thuyết phục, dễ gây phản cảm nên gần đây, các viên chức hữu trách thi nhau lôi “sân bay Miếu Môn” ra khỏi mồ, dựng kế hoạch đã chết này đứng dậy như một lý do.

Dựa vào tin từ Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), một số cơ quan truyền thông loan báo, chiều 8 tháng 1, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy viên BCH TƯ đảng CSVN, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam “đã đến thăm, động viên, tặng quà các đơn vị đang thi công công trình tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn”. Theo tin vừa dẫn, ngoài Lữ đoàn 543 Công binh 543 của Quân khu 2, tham gia xây dựng hơn 1.000 mét tường rào này còn có… Sư đoàn 312 và Sư đoàn 308 của Quân đoàn 1.

TTXVN cho biết, “các đơn vị đã chuẩn bị đầy đủ về vật chất, phương tiện, điều kiện ăn ở dã ngoại, làm tốt công tác dân vận, đồng thời phát động phong trào thi đua ‘15 ngày hành động quyết thắng’, tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ đăng ký xung phong thực hiện nhiệm vụ…” và được tướng Phương khen là “đã thực hiện tốt công tác tư tưởng, xây dựng quyết tâm, động cơ thi đua cho bộ đội, thực hiện có hiệu quả công tác dân vận, thi công đảm bảo tiến độ, an toàn, hiệu quả”.

TTXVN nhấn mạnh: “Nhiều người dân trên địa bàn bày tỏ sự đồng tình với chủ trương thi công tường rào sân bay, đồng thời cho biết trước đây, do chưa hiểu thấu suốt chủ trương của Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng về bảo vệ đất quốc phòng, về nhiệm vụ xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn, họ đã có những lời nói, hành động chưa phù hợp, ảnh hưởng tới tình đoàn kết quân dân. Nay được quân đội – đặc biệt là bộ đội Quân đoàn 2, Binh chủng Công Binh – tuyên truyền nên nhiều người dân đã có nhận thức đúng hơn, hiểu rõ chủ trương của Đảng, Nhà nước, quân đội và ủng hộ bộ đội hoàn thành nhiệm vụ” (3).

Tướng Phương đến thăm “công trình tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn” vào chiều 8 tháng 1 thì chừng mười tiếng sau, khoảng ba giờ sáng ngày 9 tháng 1, xung đột giữa dân chúng xã Đồng Tâm và lực lượng vũ trang bùng phát. Nếu TTXVN tường thuật trung thực, tại sao “nhiều người dân đã có nhận thức đúng hơn, hiểu rõ chủ trương của Đảng, Nhà nước, quân đội và ủng hộ bộ đội hoàn thành nhiệm vụ” mà lực lượng vũ trang vẫn bao vây, tấn công thôn Hoành như lời một số nhân chứng tố cáo trên mạng xã hội?

Ai là người soạn – phê duyệt kế hoạch “15 ngày hành động quyết thắng”? Dân ở đâu trong kế hoạch dường như có sự phối hợp hết sức chặt chẽ này giữa quân đội và công an trong việc… trị dân, giành đất? Từ lúc nào “quyết thắng” trở thành chủ trương để giới lãnh đạo lực lượng vũ trang dốc toàn lực (một lữ đoàn của Quân khu 2, hai sư đoàn của Quân đoàn 1, kèm theo đủ loại công an, cảnh sát) để tấn công lương dân, biến lương dân thành những “đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng” và đè cho bẹp dúm?

Trân Văn

Chú thích

(1) https://thanhnien.vn/thoi-su/ba-chien-sy-cong-an-hy-sinh-o-dong-tam-1169993.html

(2) https://tuoitre.vn/truy-to-14-cuu-can-bo-lien-quan-sai-pham-dat-dai-tai-dong-tam-1343047.htm

(3) https://www.vietnamplus.vn/dam-bao-thi-cong-an-toan-cong-trinh-tuong-rao-bao-ve-san-bay-mieu-mon/617483.vnp

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.