Cả họ làm quan do thể chế độc tài

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhiều địa phương trên khắp Việt Nam lâu nay xảy ra tình trạng thường được gọi ‘cả họ làm quan’. Mặc dù bị công luận lên án, nhưng thực tế vẫn tiếp diễn và chừng như có những nơi ngày càng tồi tệ hơn.

Vài ngày trước, khi vụ việc gian lận điểm thi ở Hà Giang bị phát hiện, tên tuổi của ông Bí thư tỉnh Triệu Tài Vinh lại được nhắc đến trên khắp các trang mạng. Người ta nhắc đến ông Vinh không chỉ bởi vì con gái ông là một trong những thí sinh được nâng điểm, mà còn vì ông Vinh vốn “nổi tiếng” từ lâu sau khi dư luận phát hiện cả nhà ông làm quan. Theo đó gia đình ông có ít nhất 8 người thân ruột thịt và họ hàng đang làm công chức nhiều ban ngành, địa phương trong tỉnh. Cụ thể vợ ông  Bà Phạm Thị Hà giữ chức Phó giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh. Các em trai ông: Triệu Tài Phong là  Bí thư Huyện ủy huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Ông Triệu Sơn An giữ chức Phó chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì. Ông Triệu Tài Tân là Phó phòng Hành chính Viễn thông tỉnh Hà Giang. Em gái ông Vinh, Bà Triệu Thị Giang giữ chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Hà Giang; chồng bà này Ông Mạc Văn Cường giữ chức Phó trưởng Công an thành phố Hà Giang. Rồi anh họ ông Triệu Tài Vinh, Ông Triệu Là Pham là Phó ban Nội chính Tỉnh ủy. Bà Triệu Thị Tình, em họ ông Vinh, giữ chức  Phó giám đốc phụ trách Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Hà Giang.

Trả lời báo chí trong nước, ông Vinh xác nhận cả tám người trên đều là người thân của mình, nhưng giải thích tất cả đều được bổ nhiệm ‘đúng quy trình.’

Hiện vẫn chưa có cơ quan chức năng nào tiến hành kiểm tra liệu tất cả người thân của ông Vinh có được bổ nhiệm “đúng quy trình” hay không.

Ông Trần Văn Lĩnh, nguyên thành viên Hội đồng Nhân dân Đà Nẵng cho rằng những trường hợp tương tự như gia đình ông Vinh xảy ra ở rất nhiều địa phương trên cả nước, nhưng họ không bị kiểm tra là vì luật pháp không có quy định cụ thể:

Luật pháp phải có quy định. Quyền lực nếu không muốn trở thành một trò chơi nguy hiểm cho chính nó và cho cả chế độ thì quyền lực ấy phải được kiểm soát bởi một chế độ kiểm soát quyền lực.

Trước đây nhân loại đã tìm ra phương pháp khống chế đó là tam quyền phân lập, hoặc những quy định luật pháp nhằm kiểm soát quyền lực đó.

Cho đến giờ này, luật pháp VN không có đoạn nào cấm người ta sử dụng con cháu vào cơ quan hay tổ chức của mình cả. Điều đó chỉ có quy định trong nội bộ Đảng thôi.

Như trình bày của ông Trần Văn Lĩnh, vụ việc Hà Giang không phải cá biệt. Ở Bắc Ninh, đã từ lâu người dân truyền tai nhau chuyện cả dòng họ ông Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Nhân Chiến nắm giữ các chức vụ công quyền khác nhau. Ông Chiến có 20 người thân ruột thịt và họ hàng đảm nhiệm các chức vụ từ cán bộ kinh tế, y tế, nông nghiệp, xây dựng, thú y, tài nguyên môi trường, cho đến văn hóa, an ninh, giáo dục. Hầu hết đều là những vị trí lãnh đạo. Chưa hết, bên gia đình thông gia của của ông Chiến cũng có 4 người làm trong bộ máy công quyền.

Nhiều địa phương khác cũng được nói có tình trạng tương tự, từ  Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hóa, đến Huế, Quảng Bình, Cần Thơ, …

Năm ngoái, ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao cho Bộ Nội vụ kiểm tra việc báo chí phản ánh lãnh đạo địa phương bổ nhiệm người nhà. Sau đó, Bộ Nội vụ công bố danh sách 9 địa phương có tình trạng này, và cho biết quá trình kiểm tra phát hiện nhiều trường hợp sai phạm. Cho đến nay chưa rõ những trường hợp này là ai và bị xử lý ra sao.

Chúng tôi nêu vấn đề với Giáo sư Nguyễn Đình Cống, một trí thức ở Quảng Bình đã tuyên bố từ bỏ Đảng. Ông cho biết quan điểm:

Họ bao che cho nhau, cấp dưới với cấp trên thông đồng với nhau. Chuyện này là do hiện tượng độc tài, độc đoán, không có dân chủ. Và đặc biệt nó đã đặt cơ quan Đảng cao hơn luật pháp. Thành ra mỗi ông bí thư Đảng ở một vùng như một ông vua con ở đó, muốn làm gì thì làm.

Có rất nhiều trường hợp Bí thư tỉnh ủy, hay bí thư huyện ủy của một địa phương có cả họ làm quan. Đây là vị trí đứng đầu cơ quan Đảng của một địa phương.

Chúng tôi nêu câu hỏi với ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục chống tham nhũng, nhưng ông này từ chối bình luận:

Phải đến cơ quan anh chứ nói chuyện qua điện thoại tìm hiểu sao được. Đến cơ quan anh mới có số liệu được chứ.

Ngay trong diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương 7 vừa qua, ông Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, đã thừa nhận tình trạng bổ nhiệm người “thân quen, cánh hầu” và đặt ra vấn đề làm sao để giải quyết.

Hội nghị Trung ương 7 cũng thông qua quyết định đến hết năm 2020, cơ bản thực hiện chủ trương Bí thư cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương. Đến nhiệm kỳ 2020-2025 sẽ thực hiện dứt điểm chủ trương này trên cả nước VN.

TP HCM mới ban hành quy định kể từ năm 2020, bắt buộc việc bố trí một số chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt không phải là người địa phương.

Ông Trần Văn Lĩnh cho rằng tình trạng cả họ làm quan ở VN xảy ra tràn lan vì thiếu một nền móng dân chủ vững chắc:

Truyền thống dân chủ mà ngắn thì đều gây ảnh hưởng đó là họ sử dụng quyền lực để mưu cầu quyền lợi. Khi sử dụng quyền lực mưu cầu quyền lợi đã đem đến hiệu quả tốt, tức là quyền lợi của cá nhân họ tốt, thì họ lại muốn đưa cách chiếm quyền lợi đó cho người thân trong gia đình dòng họ.

Vì vậy ở những quốc gia không có nền móng dân chủ vững chắc, thì đều xảy ra tình trạng đó. Chứ không phải chỉ những quốc gia kiểu chế độ Phạm Trung Nghĩa hay Cộng sản như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên mà cả những nước như Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Philippines, cũng có.

Cũng đồng tình với quan điểm trên, Giáo sư Nguyễn Đình Cống cho rằng chế độ Cộng sản ngay từ trước kia, cứ hễ ai vào được Đảng là tìm mọi cách đưa bà con thân thiết vào các chức vụ quyền hành. Do tính độc tài, Đảng trị và mất dân chủ của chế độ đã lại đi vào vết xe đổ “một người làm quan, cả họ được nhờ” như bấy lâu nay.

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.