Các bước đi khả dĩ tiếp theo của Putin ở Ukraine là gì?

Chuẩn bị cho chiến tranh? Lính Nga trong cuộc tập trận mới nhất ở Belarus. Ảnh: AP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nguồn: Ukraine-Krise: Diese Optionen Wladimir Putins sind jetzt realistisch“, Christoph B. Schiltz, WELT, 22/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Tình hình ở miền Đông Ukraine rất nóng bỏng. Hiện nay Nga đã công nhận “Cộng hòa Nhân dân” Donetsk và Luhansk là các quốc gia độc lập và ra lệnh triển khai quân đội. Liệu Putin sẽ tấn công? Chúng tôi dự báo những bước đi tiếp theo mà tổng thống Nga có thể lựa chọn.

Đây là một vở kịch tồi do Tổng thống Nga Putin chỉ đạo. Trong lúc Moscow nuôi dưỡng hy vọng về một cuộc gặp thượng đỉnh giữa Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden, thì tối hôm thứ Hai, tổng thống Nga đã công nhận các nước Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk và Luhansk ở phía Đông Ukraine là các quốc gia độc lập. Ông cũng ra lệnh điều quân đến miền Đông Ukraine. Các đơn vị này có nhiệm vụ “gìn giữ hòa bình,” theo một sắc lệnh được người đứng đầu Điện Kremlin ký vào tối thứ ba tại Moscow. Hiện chưa rõ khi nào thì các đơn vị quân đội này sẽ xuất quân. Ngoài ra, Putin còn chỉ thị Bộ Ngoại giao thiết lập quan hệ ngoại giao với hai khu vực mà theo công pháp quốc tế vẫn thuộc về Ukraine.

Theo các chuyên gia quân sự NATO, sách lược vừa đấm vừa xoa này là một phần trong chiến lược của Putin, khi ông muốn gây sức ép, lừa dối, đe dọa và gây bất ổn. Mục tiêu của Putin là có được sự “đảm bảo an ninh,” theo đó Mỹ và NATO phải cam kết rút khỏi khu vực thuộc khối Hiệp ước Vác-sa-va trước đây, không cho phép bất kỳ sự mở rộng nào của liên minh phòng thủ phương Tây, và rút vũ khí hạt nhân của Mỹ ra khỏi các nước thứ ba.

Hiện Putin có những sự lựa chọn nào, và điều gì có khả năng xảy ra?

Xâm chiếm các nước “cộng hòa nhân dân”

Leo thang quân sự nhất thời ở miền Đông Ukraine và việc Putin tối hôm thứ Hai công nhận các nước “cộng hòa nhân dân” ly khai thân Nga gồm Donetsk và Luhansk có thể dần dần dẫn đến việc Nga thực sự sáp nhập các khu vực này. Thiệt hại kinh tế đối với Ukraine tuy không đáng kể nhưng Kyiv sẽ tiếp tục bị mất ảnh hưởng ngay tại vùng lãnh thổ nước mình.

“Hiệp định Minsk” được đàm phán giữa phương Tây, Nga và Ukraine để giải quyết cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine coi như bị vô hiệu hóa. Ukraine sẽ càng tăng cường yêu cầu được gia nhập NATO. Trong trường hợp này, Moscow cũng có thể nỗ lực đánh chiếm thành phố cảng Mariupol của Ukraine để tạo ra một sự kết nối trên bộ với bán đảo Crimea, đồng thời đảm bảo nguồn cung cấp nước cho khu vực này.

Xác suất: trung bình đến cao.

Tiêu hao kinh tế của Ukraine

Với kịch bản này, Putin sẽ đóng quân vô thời hạn với các mức độ khác nhau ở biên giới với Ukraine và liên tục diễu võ dương oai, diễn tập quân sự, nhưng không tấn công. Theo các phân tích nội bộ của NATO, Nga có đủ tiềm lực tài chính để làm việc này.

Trong điều kiện này, các nhà đầu tư sẽ đồng loạt rời bỏ Ukraine, việc vận chuyển hàng hóa cũng sẽ gặp nhiều trở ngại, và về lâu về dài, Ukraine sẽ suy sụp kinh tế. Ngoài ra, Nga sẽ tiến hành cái gọi là một cuộc “chiến tranh hỗn hợp” bao gồm các yếu tố quân sự và phi quân sự. Moscow có thể tiến hành các cuộc tấn công mạng và tung ra các chiến dịch thông tin sai lệch nhằm gây thêm bất ổn cho Ukraine.

Lợi thế của Putin là nếu không có tấn công quân sự, EU sẽ rất khó đi đến nhất trí về các biện pháp trừng phạt sâu rộng và gây tổn hại đối với Moscow. Ngoài Ukraine, Nga còn có những khả năng khác để gây sức ép lên phương Tây nhằm đạt được “sự đảm bảo an ninh” mà Nga đòi hỏi.

Tại Libya, Mali và Syria, Moscow có thể khuấy động tình trạng bất ổn thông qua các biện pháp can thiệp có chủ đích với quy mô nhỏ, đồng thời kích hoạt dòng người tị nạn mới đổ về EU trong mùa xuân tới. Moscow thậm chí có thể đe dọa trực tiếp Mỹ bằng cách bố trí vũ khí siêu thanh mới trên tàu ngầm trong phạm vi gần Washington, chỉ cần 5 phút, theo Điện Kremlin.

Xác suấtcao.

Chiếm đóng Ukraine

Nga hiện có khoảng 160.000 quân ở biên giới Ukraine. Moscow có thể tấn công đồng thời Ukraine từ ba phía bắc, nam và đông. Theo các cơ quan tình báo, kịch bản này có thể diễn ra như sau: Không quân Nga ném bom trên diện rộng, phóng tên lửa skander tầm ngắn nhằm vô hiệu hóa các sở chỉ huy của Ukraine, sau đó triển khai đổ bộ trên bộ và trên biển.

Theo giới quân sự, “Ukraine có rất ít cơ hội để chống lại điều đó”. Vì vậy, Moscow có thể chiếm Kyiv trong một thời gian rất ngắn. Nhưng chi phí, tổn thất về người sẽ rất lớn: Theo New York Times, chính phủ Mỹ dự kiến ​​không chỉ 25.000 đến 50.000 dân thường Ukraine thiệt mạng, 25.000 binh sĩ Ukraine sẽ chết trận, mà còn có khoảng 10.000 binh sĩ Nga thiệt mạng.

Vì những tổn thất nhân mạng này, Putin sẽ phải chịu áp lực lớn ở trong nước. Brussel và Washington sẽ nhanh chóng và nhất trí trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt sâu rộng, điều sẽ ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Nga. Ngoài ra, Moscow phải tính đến một cuộc chiến tranh du kích khốc liệt ở Ukraine. NATO cũng sẽ tăng mạnh sự hiện diện của mình ở Đông Bắc và Đông Nam Âu.

Xác suất: thấp.

Tấn công có giới hạn ở phía tây nam

Hiện có ít nhất 12 tàu chiến Nga ở Biển Đen có thể thực hiện các hoạt động đổ bộ với lính thủy đánh bộ. Theo thông tin tình báo nội bộ NATO, binh sĩ Nga có thể tiến về hướng thành phố Odessa của Ukraine và chiếm hành lang trên đất liền giữa Cộng hòa Moldova và Crimea vốn đã bị sáp nhập.

Do đó, Moscow sẽ tiếp tục làm suy yếu Ukraine về mặt kinh tế và nhích lại gần các khu vực thuộc NATO (như Romania) ở phía đông nam. Trong trường hợp này sẽ nổ ra tranh luận gay gắt trong EU về việc nên phản ứng và áp dụng các biện pháp trừng phạt nào.

Xác suất: trung bình.

Nguồn: Nghiên Cứu Quốc Tế

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Khẩu súng phòng không trưng bày tại một viện bảo tàng quân sự ở Bình Dương, 16/11/2021. Ảnh: Duc Huy Nguyen/ Dreamstime.com

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển

Lập luận rằng Việt Nam nên chuyển hướng bố phòng sang phía tây lục địa với cái giá phải trả là phía đông biển cả là một điều sai lầm vì Việt Nam coi trọng cả hai địa vực. Không gian biển sẽ định hình tương lai của Việt Nam, cùng với sự hậu thuẫn kiên định từ vùng đất liền lục địa của mình.

Phân tích thực tế về thế bố trí phòng thủ và chiến lược quân sự của Việt Nam nên dựa trên sự hiểu biết thực tế về nhận thức mối đe dọa và giả định về môi trường quốc tế của Việt Nam, chứ không phải dựa trên quan điểm lục địa cực đoan dựa trên nhận thức lịch sử lỗi thời.

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 10/8/2022. Trung ương đảng Cộng Sản VN ngày 18/5/2024 vừa giới thiệu nhân vật này để bầu vào vị trí chủ tịch nước. Ảnh VOA screenshot báo điện tử Chính phủ

Trung ương 9: Bước ngoặt hay ngõ cụt?

Trung ương đảng CSVN ra một số quyết định về nhân sự để kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15 ‘bấm nút.’ Sau đợt ma-ra-tông này, cuộc sống mái giữa các phe phái ở Ba Đình liệu có giảm bớt?

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?