Các chính trị gia Châu Âu phản đối phiên tòa Đồng Tâm

Dân Biểu Nghị Viện Geneva Sébastien Desfayes (trái), Chủ Tịch và ông Jean-Marc Comte, Phó Chủ Tịch, Ủy Ban Thụy Sĩ-Việt Nam trước khi bước vào Lãnh Sự Quán Việt Nam tại Geneva, Thụy Sĩ, hôm 27/10/2020. Ảnh: COSUNAM
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bức thư với chữ ký của hơn 100 chính trị gia và đại diện tổ chức, trong đó có vài chục Dân biểu Nghị viện Châu Âu, nhằm lên tiếng với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc về phiên xét xử 29 người dân Đồng Tâm vào tuần qua được trao đến Lãnh sự quán Việt Nam tại Geneva.

“Với số người ở Geneva đã ký vào bức thư này, chúng tôi có trách nhiệm đối với họ và chúng tôi phải đảm bảo rằng lá thư này sẽ được chuyển đến lãnh sự quán một cách đúng đắn. Việc chỉ gửi thư qua email hoặc bưu điện là không đủ. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng bức thư này được trao đúng cách.

Đó là trình bày của ông Sébastine Desfayes, Dân biểu Nghị viện Geneva của Quốc Hội Thụy Sĩ và cũng là tân Chủ tịch của Cosunam, một tổ chức Thụy Sĩ về nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam với Đài Á Châu Tự Do hôm 30 tháng 10 vừa qua. Trước đó, vào thứ Ba, ngày 27 tháng 10, ông và hai người khác, là ông Jean Marc-Comte, cựu Thị trưởng Quận Grand Saconnex, nơi đặt lãnh sự quán Việt Nam, và bà Pascale Wavre, góa phụ của cựu Chủ tịch Cosunam [Rolin Wavre], đã được cử đến tận lãnh sự quán Việt Nam tại Geneva để trao lá thư.

“Chúng tôi đến lãnh sự quán vào sáng thứ Ba. Chúng tôi đã nói chuyện với một viên chức của lãnh sự quán. Viên chức này đầu tiên nói với chúng tôi rằng chúng tôi sẽ gặp những người phụ trách về nhân quyền và chúng tôi đã đợi hơn 20 phút. Sau đó cũng chính công chức này quay lại và nói với chúng tôi rằng những người này không có mặt vào lúc này. Vì vậy chúng tôi yêu cầu gặp Đại sứ hoặc Lãnh sự ở Geneva. Chúng tôi được cho biết rằng cả hai người đó cũng không có mặt tại lãnh sự quán. Nên chúng tôi đã yêu cầu viên chức này ký vào biên nhận lá thư của chúng tôi. Anh ta đã làm theo yêu cầu và chúng tôi rời khỏi Lãnh sự quán.”

Ông Desfayes cho biết ngày hôm sau ông đã gửi lá thư đến Đại sứ Việt Nam tại Geneva để xác nhận nhân viên này đã đích thân trao lá thư cho Đại sứ cũng như là lá thư được chuyển đến Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, nhưng cho đến nay ông chưa được hồi âm. Đài Á Châu Tự Do cũng đã liên lạc với lãnh sự quán Việt Nam về việc này nhưng cũng không nhận được câu trả lời.

Lá thư đề ngày 8 tháng 10 năm 2020 gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được 114 chính trị gia và đại diện các tổ chức nhân quyền và dân sự đồng ký tên. Trong đó có hơn 30 Dân biểu Nghị viện Quốc Hội Châu Âu, Quốc hội Canada và Úc Châu, như bà Maria Arena, Dân biểu Nghị viện Châu Âu, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Quyền Nghị viện Âu Châu; ông Martin Patzelt, Dân biểu Quốc Hội Đức; và Ông François Longchamp, cựu thành viên hội đồng quốc gia Geneva, Thụy Sĩ.

“Chúng tôi có hơn 100 người, bao gồm cả cựu Chủ tịch Hội đồng bang Geneva. Chúng tôi vô cùng tự hào về những người đã chấp nhận ký vào lá thư này.” Ông Sebastien Desfayes chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do qua điện thoại hôm 30 tháng 10.

Trong lá thư, các vị ký tên cho rằng, trong phiên xử Đồng Tâm, quyền hạn của các bị cáo, bao gồm luôn cả quyền hạn và đặc quyền của luật sư bào chữa, đã không được tôn trọng theo Điều 14 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết vào năm 1982.

Tòa án Nhân dân Hà Nội hôm 7 đến 14 tháng 9 đã xét xử sơ thẩm 29 người dân thuộc xã Đồng Tâm trong vụ lực lượng cảnh sát tấn công dân vào làng ngày 9 tháng Một năm nay. Hai bị cáo, ông Lê Đình Công và ông Lê Đình Chức đã nhận 2 bản án tử hình vì bị cáo buộc đã đổ xăng đốt cháy 3 công an.

Tuy nhiên những chính trị gia và đại diện các tổ chức cho rằng có nhiều điều sai quy tắc xảy ra trong phiên xử, và họ kêu gọi Thủ tướng Việt Nam tôn trọng quyền hạn của các bị cáo trước, trong, và sau khi việc kháng án diễn ra. Lý do mà họ nêu ra là  “kết án con người tội tử hình trong những điều kiện thế này là điều không chấp nhận được.”

Ông Sébastien Desfayes, Dân biểu Nghị viện Geneva nói, người Thụy Sĩ cho rằng vấn đề nhân quyền ở Việt Nam đang trong tình trạng rất nghiêm trọng. Vì vậy ông và một số dân biểu đã không yên tâm với việc chỉ ký và gửi lá thư mà thôi.

Luật sư Đặng Đình Mạnh, một trong những luật sư được gia đình bị cáo vụ án Đồng Tâm mời bào chữa, nhận định về sự lên tiếng của giới chính trị gia và giới hoạt động ngoại quốc:

“Tôi nghĩ rằng trong sinh hoạt pháp đình hiện nay của Việt Nam, mặc dù luật quy định rằng tòa án xét xử độc lập, chỉ tuân theo luật pháp, nhưng theo dõi và đồng thời là một phần trong quá trình xét xử tại Việt Nam, chúng tôi hiểu rằng những người giữ cương vị chính trị ví dụ như Thủ tướng, hoặc thậm chí là Chủ tịch nước, hoặc Tổng bí thư, v.v. đều có những tiếng nói trọng lượng nhất định đối với những vụ án. Nếu như có sự tác động của cộng đồng quốc tế đối với những người này, tôi nghĩ cũng sẽ giúp có sự thay đổi về phương hướng xét xử một vụ án, cụ thể trong trường hợp này chúng ta đang nói đến vụ án Đồng Tâm.”

“Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là mang lại tự do thực sự và dân chủ thực sự cho Việt Nam, vì vậy chúng tôi vẫn còn rất nhiều việc phải làm.” – Ông Sébastien Desfayes

Luật sư Mạnh vào ngày 30 tháng 10 cho Đài Á Châu Tự Do biết ông đã thực hiện thủ tục chuẩn bị cho phiên tòa phúc thẩm:

“Cách đây 10 ngày thì chúng tôi có làm thủ tục để bào chữa vụ án này theo thủ tục phúc thẩm, mà sắp tới đây thủ tục phúc thẩm sẽ do tòa án cấp cao tại Tp Hà Nội xét xử. Cách đây độ 5 ngày chúng tôi có nhận được điện thoại của cán bộ tòa án, họ bảo rằng là họ chưa nhận được hồ sơ chuyển lên một cách chính thức. Do vậy cho nên họ chưa có thể giải quyết đơn đăng ký của chúng tôi.”

Tuy nhiên ông ước lượng rằng phiên tòa phúc thẩm sẽ diễn ra vào khoảng thời gian trước hoặc sau Tết Âm Lịch.

Luật sư Nguyễn Văn Đài qua status trên trang Facebook của ông đăng ngày 1 tháng 11 cho biết người thân của ông Lê Đình Công, người bị tuyên án tử hình, quan ngại liệu ông có đang tuyệt thực trong trại giam hay không, vì không thấy ông dùng khoản tiền lưu ký gia đình gửi hàng tháng.

Luật sư Đài, không phải là luật sư đại diện bị cáo trong vụ việc Đồng Tâm, nhận định rằng: “Sau khi ông Lê Đình Công chống án kêu oan không đúng với ý của Bộ Công An là chỉ được chống án xin ân giảm hình phạt thì Bộ Công An yêu cầu trại tạm giam không cho ông Lê Đình Công mua thực phẩm ở căng tin.”

Ông Sébastien Desfayes nhận định, trước đây vài chục năm, người dân Châu Âu có cái nhìn rất lãng mạn về đất nước nhỏ bé ở Đông Nam Á, vì đã chiến thắng Hoa Kỳ khổng lồ. Nhưng hôm nay không còn ai mơ hồ về thực tế ở Việt Nam. Ông nói:

“Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là mang lại tự do thực sự và dân chủ thực sự cho Việt Nam, vì vậy chúng tôi vẫn còn rất nhiều việc phải làm”.

Giang Nguyễn

Nguồn: RFA

XEM THÊM:

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Người dân đổ xô rút tiền khỏi Ngân hàng SCB sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Ảnh: FB Saigon Review

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Việt Nam muốn tránh sự đổ vỡ có hệ thống

Nếu không có sự trợ giúp của chính phủ thì Ngân hàng SCB đã bị cạn tiền từ lâu rồi. Trong khi dư nợ của vốn huy động lên đến 30 tỷ đô la, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ thì ngân hàng [SCB] không có tiền để chi trả cho khách hàng gửi tiền và nó tạo ra một hiện tượng là người ta đến rút tiền hàng loạt và đưa đến cái sự đổ vỡ tức thì cho SCB.

Một khi SCB mà bị đổ vỡ thì nó tạo ra một hiệu ứng dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là điều mà Ngân hàng Nhà nước và chính phủ rất lo lắng và phải tìm mọi cách để tránh sự đổ vỡ có hệ thống.