Cho đến bây giờ đại biểu quốc hội không biết làm luật cho ai?

Phó Chủ tịch Quốc Hội, Thượng Tướng Trần Quang Phương phát biểu tại phiên họp thẩm tra sơ bộ dự án Luật Cảnh Sát Cơ Động hôm 31/8/2021. Ảnh: Báo Thanh Niên
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong một phiên họp của Quốc Hội về dự án Luật Cành Sát Cơ Động, Phó Chủ Tịch Quốc Hội Trần Quang Phương khi góp ý đã đưa ra một câu nói khá ngớ ngẩn “Việc xây dựng luật là vì nước, vì dân, không phải vì anh, vì tôi.”

Ngớ ngẩn vì đã là một phó chủ tịch của cơ quan quyền lực cao nhất nước mà có sự suy nghĩ rất sai đường lối đảng chỉ dạy lâu nay. Ông Phương không thể không biết rằng, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của đảng, mọi thứ vận hành trong nước đều là để phục vụ đảng, còn đất nước hay nhân dân chỉ là thứ yếu hay khẩu hiệu treo tường. Vì theo lời Tổng Bí Thư Lê Duẩn đã phát biểu trong Hội Nghị Công An Toàn Quốc lần thứ 13 năm 1959, lực lượng công an chỉ biết còn đảng còn mình.”

Cho nên khi Phó Chủ Tịch Trần Quang Phương nói làm luật không phải vì anh, vì tôi đã cho thấy trong Quốc Hội bắt đầu manh nha xuất hiện các lợi ích nhóm. Nói khác đi, đã có những phe quyền lực trong đảng muốn khống chế Quốc Hội để sửa đổi hay ban hành những luật lệ nhằm phục vụ quyền lợi của thiểu số. Dĩ nhiên trong trường hợp này luật pháp không còn nhằm điều hành quốc gia trong công lý và bình đẳng và quyền lợi chính đáng của nhân dân sẽ bị bỏ qua. Do đó qua lời phát biểu của phó chủ tịch quốc hội khóa 15 trong thời buổi hiện nay, người ta thấy rõ các đại biểu quốc hội CSVN phân vân ở hai khía cạnh:

1/ Những luật lệ soạn thảo vì dân hay vì đảng

Nếu thực sự vì dân thì câu hỏi đặt ra là: Tại sao những luật về quyền lập hội, quyền biểu tình, quyền đình công lại không được đem ra thảo luận mà cứ bị ngâm tôm qua nhiều  kỳ quốc hội khóa 13, 14 như một thứ quốc cấm. Và những luật lệ liên quan đến quyền lợi thiết yếu của quyền con người ấy phần nhiều được giao cho Bộ Công An soạn thảo, đồng thời cũng là lực lương trị dân. Phải chăng dù mang danh nghĩa là lập pháp nhưng Quốc Hội Việt Nam thiếu khả năng soạn thảo luật mà chỉ có nhiệm vụ duy nhất là giơ tay hay bấm nút thông qua.

Vậy thì điều này cho thấy luật làm ra là vì đảng, bởi đảng không muốn có đối lập, không muốn bị thách đố quyền lực, không muốn ai nói khác mình. Ngay cả nhân dân cũng bị đảng coi như một thế lực phản động tiềm ẩn phải trừng trị bằng luật pháp do công an soạn thảo. Chỉ nhìn qua như vậy thôi cũng thấy sự mị dân trong lời phát biểu của ông phó chủ tịch quốc hội.

2/ Những luật lệ soạn thảo không vì anh, vì tôi

Nếu không vì anh, không vì tôi thì 500 đại biểu quốc hội mà đảng CSVN chọn lọc đề cử từ các thành phần đảng viên và một số thật nhỏ người ngoài đảng để có đại diện trong Quốc Hội để làm gì? Bởi nếu coi Quốc Hội là nơi quy tụ những người có khả năng lập pháp làm đại diện cho dân thì đã không có những màn dàn dựng “đảng cử dân bầu” qua nhiều vòng hiệp thương của Mặt Trận Tổ Quốc. Để sau đó chọn đại biểu tranh cử theo phân bố số lượng quy định trước từ các cơ quan quân đội, công an, tôn giáo, lao động, giới chức chính quyền, đại diện các cấp ủy đảng.

Khi đã chọn trước như vậy thì những đại biểu này chắc chắn sẽ thảo luận và bỏ phiếu theo quyền lợi phe nhóm mình đang phục vụ. Một ví dụ cụ thể, các đại biểu công an nhất định sẽ bỏ phiếu tán thành luật quy định tư lệnh Cảnh Sát Cơ Động phải là cấp trung tướng thay vì đại tá! Nếu không bỏ phiếu hay không cổ vũ có lợi cho phe nhóm mình thì cuộc đời kể như thất bại thảm hại trên đường làm đại biểu. Vì vậy ở diễn đàn Quốc Hội Việt Nam, khó có những cuộc thảo luận hữu ích cho xã hội công dân và bỏ phiếu theo cá nhân mà phải theo lợi ích bầy đàn của phe nhóm, địa phương.

Rốt cuộc là phát biểu của ông phó chủ tịch quốc hội đã tô đậm thêm sự vô dụng hay cây kiểng của những người được gọi là đại biểu quốc hội. Vì họ chỉ có mặt trong một cơ quan quyền lực tượng trưng do đảng nặn ra và không thể làm gì được trong chế độ toàn trị.

Phạm Nhật Bình

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tô Lâm, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Việt Nam. (Hình: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images)

Tô Lâm yêu cầu ‘đổi mới,’ thật không?

Mới tháng trước, ngay sau khi ngồi vào chiếc ghế tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam mà ông Nguyễn Phú Trọng để lại, ông Tô Lâm đã yêu cầu “cải cách thể chế nhằm đưa đất nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…” Bài mới của ông Tô Lâm được coi là một “tín hiệu” về cải cách chính trị mà Việt Nam sẽ thực hiện (???)

Quan khách niệm hương trước linh vị các Anh Hùng Đông Tiến trong buổi Lễ Tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến do Cơ sở Việt Tân tại Pháp tổ chức hôm 15/09/2024 tại Paris, Pháp Quốc

Ngọn Lửa Đông Tiến Còn Thắp Sáng

Paris chưa vào thu, nhưng sáng nay lại se sắt cái rét ngọt của giao mùa. Trong căn phòng họp nhỏ của ngôi giáo đường, quan khách đã vào chỗ ngồi. Có khoảng một trăm người, nào là những cụ già tóc bạc phơ, tay mang gậy chống, nào là những khuôn mặt quen thuộc của những thân hữu đã đồng hành cùng Cơ sở Việt Tân Pháp trong suốt bốn thập niên qua.

Vị trí ba nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc gần biên giới Việt Nam. Nguồn: Hội Nhà văn Việt Nam

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà vẫn phải đối mặt với thảm họa điện hạt nhân

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với thảm hoạ điện hạt nhân. Thật nguy hiểm khi các nhà máy điện hạt nhân công suất lớn của Trung Quốc lại nằm sát biên giới Bắc Việt Nam, thuộc khu vực dân cư đông đúc nhất Việt Nam, và chỉ cách thủ đô Hà Nội chừng 300 km.

Việt Nam không thể không có bước chuẩn bị để cảnh báo phóng xa và đối phó với các trường hợp xấu.

'Kỳ tích' làng Nủ

‘Kỳ tích’ làng Nủ

Những ngày qua, tôi nghe nhiều đến từ “kỳ tích ở làng Nủ.” Ban đầu là 8 người trở về, sau đó là 3 người, và hôm nay là 18 người. Chúng ta hãy thử xem cái gì là kỳ tích ở đây nhé.