Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau cuộc họp bất thường ngày 26/04/2024 Trung ương [đảng CSVN] đồng ý thôi chức vụ chủ tịch Quốc hội Việt Nam của ông Vương Đình Huệ. Quyết định được đưa ra 4 ngày sau khi trợ lý chủ tịch Quốc hội Việt Nam ông Phạm Thái Hà bị bắt và bị điều tra về tội lợi dụng chức vụ để trục lợi.

Quyết định này được đưa ra 4 ngày sau khi trợ lý chủ tịch Quốc hội Việt Nam, ông Phạm Thái Hà, bị bắt và bị điều tra về tội lợi dụng chức vụ để trục lợi.

Theo thông cáo của Văn phòng Trung ương đảng Cộng Sản, được truyền thông trong nước loan tải, Ban chấp hành Trung ương đánh giá ông Vương Đình Huệ, 67 tuổi, “đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đảng và chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của đảng và pháp luật của Nhà nước.” Những vi phạm và khuyết điểm nói trên “đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của đảng, Nhà nước và cá nhân.”

Trước cuộc họp của Ban chấp hành Trung ương, ông Huệ đã có đơn xin “thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.”

Hôm 22/04/2024 ông Phạm Thái Hà, phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội kiêm trợ lý chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, đã bị bắt trong khuôn khổ mở rộng điều tra vụ tham nhũng tại tập đoàn Thuận An.

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Theo một thăm dò do các phòng thương mại nước ngoài tại Việt Nam thực hiện, hơn 650 doanh nhân được hỏi cho biết ổn định chính trị là một lá chủ bài ‘hấp dẫn” thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam.

Thanh Hà

Nguồn: RFI

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.

Người dân sống dọc suối Prek Ta Hing nằm ở huyện Koh Thom, tỉnh Kandal, nơi sẽ được mở rộng khi kênh đào Funan Techo được xây dựng, chụp ngày 29 tháng 2 năm 2024. Ảnh: CamboJA/ Pring Samrang

Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết

Tất cả báo chí chính thống trong nước đã im bặt, không nhắc một chữ nào tới kênh đào Techo Phù Nam nữa. Điều này cho thấy cho dù Campuchia là một nước nhỏ hơn ở bên cạnh Việt Nam, nhưng họ rất hiểu cách chống lại Việt Nam như thế nào.

Và như thế, tương lai u ám đang diễn ra. Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết.

Nhà báo Huy Đức (Trương Huy San)

Ai xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của ai?

Không còn nghi ngờ gì, điều 331 Bộ luật Hình sự là điều luật nổi danh nhất trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay. Đã có nhiều ý kiến trên mạng đòi xóa bỏ điều luật này. Đáp lại bằng các bài viết đăng tải trên báo chính thống, “người tuyên giáo” đưa ra lập luận: Nhiều quốc gia khác cũng quy định tội danh này, không chỉ mình Việt Nam. Và họ đưa ra ba dẫn chứng…