Chúng ta chờ ai đây

Người dân Hong Kong biểu tình chống Dự Luật Dẫn Độ về Trung Hoa đại lục và đòi Đặc Khu Trưởng Hong Kong Carrie Lam từ chức Ảnh: AP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Những ngày cuối tuần ở Hong Kong trời vẫn có mưa. Mà dù nắng hay dẫu có mưa đi nữa, thì vẫn có hàng trăm, hàng ngàn, hàng trăm ngàn người vẫn cùng nhau đi trong mưa. Với hàng triệu triệu những chiếc ô đủ màu trên tay, thành phố nhìn từ trên cao như một dòng sông đang tuôn chảy. Lúc này, mưa hay nắng cũng tràn đầy ý nghĩa. Lúc này, bạn không cần nói về tình yêu vì nó tràn ngập trong không gian, trong mắt nhìn, trong nhịp đập từ lồng ngực trái tim.

Chưa có bài ngợi ca tình yêu nào ý nghĩa hơn thế! Chưa có bài ngợi ca tự do nào đẹp hơn thế! Bởi đàng sau dòng sông kia là hiểm họa của tù đày, là máu, là nước mắt; bởi sát cạnh Hong Kong là Thâm Quyến, là những đe dọa đến nghẹt thở trước những đoàn xe quân sự vẫn lạnh lùng tiến vào thành phố – với sự trú đóng dài hạn của Giải Phóng Quân Nhân Dân Trung Quốc.

Bắc Kinh đã đem cái thế giới đầy bạo lực từ đại lục sang Hong Kong. Những thứ mà người Việt Nam khao khát tự do như chúng ta đang phải trải nghiệm. Từ chuyện sử dụng côn đồ vây đánh đổ máu người dân ở Yuen Long cho đến phớt lờ những đòi hỏi chính đáng của người biểu tình, vu khống họ là khủng bố hay đổ vấy cho các thế lực nước ngoài, v.v…

Đây là một cuộc chiến giữa tự do và cộng sản; giữa những người trẻ nhiệt huyết, lý tưởng và một chính quyền tàn nhẫn, nham hiểm; giữa những khuôn mặt măng sữa, dũng cảm dấn thân vì tương lai của Hong Kong và một thế lực bá quyền hùng mạnh đầy tham vọng đang trên đà nuốt chửng thế giới.

Đây cũng chính là ranh giới của sự sống và cái chết; ranh giới của phẩm cách và hoang dã; ranh giới của con người và con vật.

Những ngày Bắc Kinh gia tăng đàn áp người biểu tình. Đêm đêm nơi những cánh cửa sổ mở ra giữa phố, người ta nghe những tiếng thét to: “Tự do cho Hong Kong, Tự do cho Hong Kong”. Và rồi khi cánh cửa sổ đó đóng lại, một cánh cửa sổ khác lại mở ra với cùng một thông điệp. Và cứ như thế người Hong Kong đã chuyền sức mạnh cho nhau. Có lẽ những vì sao trên trời cũng đang lắng nghe họ. Những đêm Hong Kong ấy chắc sẽ ghi khắc mãi trong trời đất. Dẫu cho hàng ngàn năm nữa có qua đi, thì tấm bích chương mang tâm nguyện của những con người tha thiết với tự do sẽ còn được thế giới ghi nhớ: “Ngay cả đêm tăm tối nhất cũng phải chấm dứt. Cùng nhau chúng ta chiến đấu và mặt trời sẽ mọc.”

Có chứng kiến Hong Kong những năm tháng này mới thấy hết cái mạnh mẽ, cái cao quý của con người và mới thấy chúng ta cần nhau như thế nào. Tôi nghĩ về đất nước mình mà thương những ngày còn lành lặn, khi con người chưa bị hủy hoại bởi cái thể chế CS hoang tưởng. Thương cái hiền hòa nhân bản của người miền nam, thương cái dũng cảm dấn thân của người miền bắc. Dẫu chiến tranh có triền miên, nhưng người ta gắn bó với quê hương mình như máu thịt. Dẫu chiến tranh có khốc liệt nhưng người ta không chọn sống chỉ để nghĩ cho riêng mình.

Người Việt Nam đã trải nghiệm gần một thế kỷ cái gọi là “XHCN”. Chúng tôi đã nhìn rõ, đã ăn, đã ngủ, đã sống cùng với cái hoang dã của nó: hàng lọat những quan chức giàu lên do tham nhũng hàng triệu đô la trong khi có những người mẹ dân oan tụt cả áo lẫn quần gào khóc trước “trụ sở tiếp dân” ở Hà Nội. Một người mẹ khác rũ tóc nằm lăn ra giữa đường xe đang chạy. Một chiếc xe chở bia gặp nạn, người ta thi nhau đổ ra hôi của. Hai người bị tai nạn nằm hôn mê trên mặt đường, mọi người thản nhiên bước qua. Một nhà báo bị đánh hội đồng, kêu gào giúp đỡ trước sự thản nhiên của người khác,… một thế giới mà sự tử tế đã khô cạn, không còn ai nghe được tiếng chim, không có cả bầu trời xanh. Một thế giới đã bị lấy đi mất trái tim!

Thế cho nên một Trung Quốc hùng mạnh, vĩ đại cũng không khiến cho người Đài Loan hay người Hong Kong muốn làm công dân của họ. Con người muốn được sống với nhân bản và yêu thương. Khi nào chúng ta chưa có được sự tử tế với nhau thì mọi hô hào, mọi kế hoạch, mọi hành động chính trị chỉ là vô ích. Hãy nhìn Joshua Wong, anh tự nhiên, xuềnh xoàng, chẳng có vẻ gì là một khuôn mặt chính trị. Thế nhưng câu nói chân thành của người sinh viên vừa qua tuổi hai mươi, có cái khả năng đẩy ngã cái thể chế đã ruỗng nát này:

– Chúng tôi không muốn nói dối để được phần nhiều hơn.

– Chúng tôi không muốn phải ăn cắp, tham nhũng để được nhà cao cửa rộng.

– Chúng tôi không muốn lẫn lộn giữa đảng cầm quyền và Tổ Quốc, chúng tôi không quên nguồn cội và cũng không quên những gì mà đảng Cộng Sản Trung Quốc đã gây ra cho cha ông chúng tôi.

Chúng ta cũng không quên những gì đảng Cộng Sản Việt Nam đã gây ra trên đất nước Việt Nam thân yêu này. Nhưng chúng ta đã làm gì?

Trước mặt những thanh niên trẻ kia là sự không lùi bước của đảng Cộng Sản Trung Quốc, là cuộc thảm sát ở Thiên An Môn, là những đe dọa của tù đày, giết chóc và hủy diệt. Thế nhưng họ chọn trả giá để không phải sống trong cái thế giới mà rồi đây con người phải sống với yếu đuối, sợ hãi, và tệ hơn nữa là sống với cái phần hèn mọn của chính mình.

Đâu cần biết cái kết thúc của Hong Kong sẽ ra sao. Chỉ biết rằng đối mặt với sóng gió là những con người đang sống từng giờ từng phút cho chính họ. Cho cái giá trị mà họ tin vào. Chỉ thế thôi, mà sao cuộc đời thật đẹp và đáng sống làm sao! Hãy nhìn đôi mắt của những đứa trẻ đang nắm tay cha mẹ đi trong đoàn biểu tình. Có ai dám nghĩ rằng chúng lớn lên sẽ cúi đầu hèn mọn?

Ngày 10 tháng Chín vừa qua, tuổi trẻ Việt Nam cũng bị cảnh sát chích điện, bị xịt bằng bình chữa cháy chỉ vì… đi đón sao Hàn Quốc Ji Chang Wook. Nhìn những thanh niên trẻ cuồng nhiệt đón sao Hàn thay vì đi biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm bãi Tư Chính, có ai không cảm thấy hối tiếc? Tuổi trẻ Việt Nam có thua kém tuổi trẻ Hong Kong không? Chắc chắn không. Tôi chạnh nghĩ đến những ngôi sao cô độc của chúng ta như Phan Kim Khánh, Trần Hoàng Phúc, Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Văn Oai, …

Đất nước này sẽ chẳng bao giờ trở thành một quốc gia mà lẽ ra nó xứng đáng trở thành. Tuổi trẻ Việt Nam sẽ luôn khác xa tuổi trẻ Hong Kong chỉ vì chúng ta vắng mặt. Chúng ta không hiện hữu.

Ai sẽ phải chịu trách nhiệm cho sự tuyệt vọng này? Ai có thể giúp cho tuổi trẻ Việt Nam biết rằng họ không thể đương nhiên bị chích điện, bị xịt bằng bình chữa cháy dù họ không gây rối, không bạo động? Ai có thể giúp các em xé bỏ những giới hạn, những rào cản do cha mẹ, thầy cô, do nỗi sợ đè nén? Ai có thể giúp tuổi trẻ Việt Nam vươn vai đứng dậy?

“Ngay cả đêm tăm tối nhất cũng phải chấm dứt” người Hong Kong tin như vậy. Đất nước Việt Nam cũng đang chìm trong màn đêm tăm tối. Người Hong Kong ngóng chờ nơi tuổi trẻ của họ, còn chúng ta, chúng ta chờ ai đây?

Nguyệt Quỳnh

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.