Chuyến bay giải cứu: 4 án chung thân, không có án tử

Toàn cảnh phiên tòa xử 54 người trong vụ "chuyến bay giải cứu" ở Hà Nội hôm 11/7/2023. Ảnh: VietnamNet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bốn bị cáo chủ chốt bị tù chung thân, trong đó có một bị cáo thoát án tử, trong khi bản án dành cho cựu thứ trưởng nặng hơn mức án đề nghị, Tòa án Hà Nội đã tuyên hôm 28/7 sau ba tuần xét xử phiên tòa chuyến bay giải cứu.

Ba trong số bốn bị cáo bị án chung thân là những quan chức ăn hối lộ nhiều nhất để cấp phép chuyến bay giải cứu, bao gồm bà Nguyễn Thị Hương Lan, Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Phạm Trung Kiên, Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế; và Vũ Anh Tuấn, cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.

Riêng bị cáo Hoàng Văn Hưng, Trưởng phòng 5, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an, cũng bị kết án chung thân nhưng về tội ‘Lừa đảo chiếm đoạt tài sản’ do liên quan đến chạy án.

Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng, quan chức cấp cao nhất bị xử trong giai đoạn 1 của vụ án, bị tuyên án 16 năm tù cho tội ‘Nhận hối lộ.’

Như vậy, bị cáo bị đề nghị mức án cao nhất là Phạm Trung Kiên đã thoát được án tử hình sau khi bị cáo và gia đình nộp lại 42 tỷ đồng trong số 42,6 tỷ đồng đã nhận hối lộ, trong khi các ông bà Lan, Tuấn, Hưng và Dũng đều bị tuyên án cao hơn mức đề nghị của Viện Kiểm sát.

Cụ thể, mức án đề nghị dành cho bà Lan là 18-19 năm tù, ông Tuấn và ông Hưng là 19-20 năm tù còn ông Dũng chỉ là 12-13 năm tù.

Sở dĩ tòa tuyên án nặng cho các ông, bà này là vì họ ‘nhận số tiền hối lộ đặc biệt lớn, gây nhức nhối trong xã hội, mất niềm tin trong nhân dân nên cần áp dụng mức hình phạt cao hơn đề nghị mới đủ sức răn đe’, tờ Người Lao Động dẫn bản án được tuyên tại tòa cho biết.

Theo cáo trạng, Phạm Trung Kiên nhận hối lộ nhiều nhất với số tiền 42,6 tỷ đồng, theo sau là Vũ Anh Tuấn (27,3 tỷ), Nguyễn Thị Hương Lan (25 tỷ), Tô Anh Dũng (21,5 tỷ).

Đối với các bị cáo còn lại trong nhóm ‘Nhận hối lộ’: Đỗ Hoàng Tùng, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, lãnh 12 năm tù; Nguyễn Quang Linh, trợ lý phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, và Trần Văn Dự, Cục phó Quản lý Xuất nhập cảnh, đều bị tuyên 7 năm tù, Trần Văn Tân, cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam và Nguyễn Thanh Hải, cựu Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế, Văn phòng Chính phủ, cùng chịu mức 6 năm và Chử Xuân Dũng, phó Chủ tịch Hà Nội, bị kêu án 3 năm.

Tổng cộng có 25 bị cáo bị kết án về tội ‘Nhận hối lộ’ với tổng số tiền 165 tỷ đồng. Mỗi bị cáo trong nhóm này phải nộp phạt 100 triệu đồng cho ngân sách Nhà nước bên cạnh số tiền đã nộp khắc phục, theo Người Lao Động.

Trong nhóm tội ‘Môi giới hối lộ’, ông Nguyễn Anh Tuấn, phó Giám đốc Công an Hà Nội, bị tuyên phạt 5 năm tù.

Về phía tội ‘Đưa hối lộ’ mà bị cáo chủ yếu là giám đốc các doanh nghiệp tổ chức các chuyến bay giải cứu, mức án cao nhất dành cho bà Nguyễn Thị Thanh Hằng và ông Lê Hồng Sơn vốn là phó tổng giám đốc và tổng giám đốc Công ty Blue Sky. Bà Hằng bị tuyên 11 năm tù, cao hơn 1 năm so với ông Sơn.

Bà Hoàng Diệu Mơ, Tổng Giám đốc Công ty Hàng không An Bình, và ông Nguyễn Tiến Mạnh, Phó Giám đốc Công ty Du lịch Lữ hành Việt, cùng lãnh 7 năm tù.

Số tiền mà Nguyễn Thị Thanh Hằng và Lê Hồng Sơn đã hối lộ được xác định là100 tỷ đồng, theo cáo trạng, trong khi Hoàng Diệu Mơ hối lộ 34,6 tỷ đồng, còn Nguyễn Tiến Mạnh đưa 27,8 tỷ đồng.

Tổng cộng có 54 bị cáo đã bị xét xử và tuyên án trong giai đoạn một của vụ án. Tuy nhiên, đây chỉ mới là bản án sơ thẩm và có khả năng bị các bị cáo kháng án.

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.

"Tứ trụ" nay còn hai. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Tình hình đấu đá thượng tầng lãnh đạo CSVN mang ý nghĩa gì?

Chỉ còn 6 năm nữa, đảng CSVN bước vào tuổi 100 (1930-2030). Về mặt con số, cho thấy là đảng CSVN sống khá thọ, hơn cả tuổi thọ trung bình của một đời người. Nhưng về mặt năng lực, rõ ràng là đảng CSVN ngày nay chỉ còn là cái xác khô và đang trong quá trình phân hủy.

Cựu TNLT Châu Văn Khảm cảm tạ đồng hương đã trong thời gian dài góp phần vận động áp lực quốc tế buộc nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho ông trước thời hạn trong buổi gặp gỡ thân hữu cùng đồng hương vùng Little Sài Gòn, Nam California hôm 11/5/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Orange County

Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Hoa Kỳ

Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ, ông Châu Văn Khảm, một đảng viên Việt Tân, người đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam trong gần 5 năm qua bản án 12 năm tù giam với cáo buộc “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân,” đã có một buổi gặp gỡ đồng hương và thân hữu tại Orange County, Nam California hôm 11/5/2024.