Cổ phiếu Vingroup sẽ được ‘thương buôn Tàu’ thu gom?

Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và "niềm tự hào VinFast." Ảnh: VOV Giao Thông
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Con buôn Trung Quốc sẵn sàng mua bất kỳ gì miễn có lợi cho giấc mộng bá quyền…

Đang có nghi vấn việc chuyển sở hữu sang Vin Singapore, thêm vào đó là bán rẻ xe ô tô điện, nên mãi lực tăng và chắc chắn lãi không ở bán xe, mà lãi nhờ bán cổ phiếu, bởi giá trị cổ phiếu của Vingroup nằm ở đất nhà máy siêu khủng ven biển. Thương lái Trung Quốc sẽ mua gom cổ phiếu để rồi đường hoàng là ông chủ hợp pháp những bất động sản công nghiệp này tại Việt Nam.

Ngày 3/12/2021, Hội đồng Quản trị Tập đoàn Vingroup (Mã: VIC) phê duyệt việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp (51,52%) trong Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast, trụ sở tại Khu Kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, Hải Phòng, Việt Nam (“VinFast Việt Nam”) cho Công ty VinFast Trading and Investment Pte.Ltd., một công ty con của Tập đoàn Vingroup có trụ sở chính tại Singapore (“VinFast Singapore”).

Sau khi hoàn thành quá trình tái cấu trúc, Tập đoàn Vingroup và các cổ đông hiện hữu của VinFast Việt Nam trực tiếp sở hữu 100% cổ phần của VinFast Singapore, theo đó gián tiếp sở hữu 99,9% VinFast Việt Nam. Tập đoàn Vingroup vẫn duy trì tỷ lệ lợi ích 51,52% trong VinFast Việt Nam như hiện tại.

Quan sát động thái kể trên của Vingroup, một số chuyên gia kinh tế và luật nhận định rằng việc đó giúp tập đoàn phần nào tránh được mức thuế cao và rủi ro tiềm tàng về pháp lý hoặc chính trị ở Việt Nam. Họ cũng cho rằng những ưu đãi mà chính quyền Việt Nam dành cho VinFast trở nên kém ý nghĩa khi hãng sẽ nộp thuế cho Singapore.

Vấn đề khác nữa là khi VinFast thành lập ở Singapore rồi lại sở hữu tài sản của VinFast ở Hải Phòng, ở Việt Nam thì dĩ nhiên đây là công ty nước ngoài. Trong trường hợp đó, VinFast quay trở về Việt Nam, sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam thì họ được xem là một công ty có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, chứ không phải là một công ty của Việt Nam nữa.

Và vì ở công ty nước ngoài nên chuyện cổ phiếu VinFast lên sàn Singapore, để rồi nhà đầu tư quốc tịch Trung Quốc bung tiền mua gom với nhiều hình thức khác nhau, tất yếu dẫn đến một ngày nào đó không chỉ bất động sản công nghiệp, mà cả bất động sản du lịch, bất động sản thương mại cũng sẽ chuyển sang chủ mới đến từ Bắc Kinh.

Một liên tưởng khác, nhà đầu tư Trung Quốc khi nắm quyền là cổ đông chi phối của VinFast thì họ sẽ thông qua lợi thế Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) để làm bàn đạp gia tăng lợi thế vào thị trường Mỹ mà VinFast đang làm ‘kẻ dọn đường.’

Tin tức cho biết, VinFast hiện đang tập trung tiến vào thị trường California, một trong những trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ. Tòa nhà được VinFast chọn làm trụ sở chỉ cách trụ sở của Facebook tại Los Angeles 1,1 dặm (khoảng 1,7 km). VinFast cũng sẽ ở gần Microsoft, chỉ cách khoảng 0,7 dặm (khoảng 1,1 km); Youtube, cách khoảng 1 dặm (khoảng 1,6 km) và Fox Sport Media.

Dẫu sao thì nghi vấn trên vẫn còn ở thì tương lai. Điều sau đây mới là cái lo chung của giới ‘tư sản đỏ’ khởi nghiệp từ Đông Âu về, đó có thể là điều nằm trong toan tính của tỷ phú Phạm Nhật Vượng khi đặt công ty ở Singapore, thì hãng sẽ chịu rủi ro chính trị và pháp lý ít hơn so với ở Việt Nam.

Chẳng hạn như có chuyện gì đó, đảng và Nhà nước Việt Nam muốn tịch thu tài sản của VinFast, thì trong trường hợp này, VinFast có thể tránh được biện pháp của chính phủ hoặc tránh được những phán quyết của tòa án Việt Nam. Đây có thể nói là một sự bảo vệ cho tài sản của VinFast…

Thới Bình

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.