COVID-19:  Cuộc chiến cho sự minh bạch

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thế giới đang chiến đấu chống Covid-19. Muốn chiến thắng, thế giới cũng cần sự minh bạch. Nói cách khác, cuộc chiến chống Covid-19 gắn liền với cuộc chiến cho sự minh bạch.

Ngày 16 tháng Tư, Tổng Thống Mỹ Donald Trump cho biết Hoa Kỳ đang tìm cách xác định liệu Covid-19 có xuất phát từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán hay không và Trung Quốc sẽ trả giá rất đắt nếu cố tình che dấu sự thật.

Cùng ngày, Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron, trong một cuộc phỏng vấn của báo Financial Times, nêu lên sự nghi ngờ về các dữ kiện của Trung Quốc. Ông nói “Khá chắc chắn là có những điều đã xảy ra, nhưng chúng ta không được biết.

Thứ Hai 20 tháng Tư, Thủ Tướng Đức Angela Merkel tuyên bố “Trung Quốc càng minh bạch về nguồn gốc, dữ kiện của Covid-19, thì càng tốt cho con người trên hành tinh này.

Nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới đòi hỏi một điều giống nhau. Đó là sự minh bạch về nguồn gốc và dữ kiện Covid-19.

Thế giới không tin những con số, dữ kiện của Trung Quốc công bố. Cách đây vài hôm, Bắc Kinh có điều chỉnh để nâng cao số lây nhiễm và tử vong, nhưng nhiều chuyên gia về dịch tễ vẫn cho rằng những con số này còn cách xa sự thật rất nhiều.

Mới đây, Trung Quốc đã từ chối yêu cầu của Úc về một cuộc điều tra độc lập, để truy tìm nguyên nhân khởi phát dịch bệnh, cũng như cách thức mà Bắc Kinh đối phó với con virus này. “Chúng tôi cần biết chi tiết. Chỉ có một cuộc điều tra độc lập mới cho chúng tôi hiểu về nguồn gốc của virus, cách xử lý và sự minh bạch của các dữ kiện được công bố,” Bộ Trưởng Ngoại Giao Úc Marise Payne khẳng định.

Covid-19 từ Vũ Hán đã lan ra 210 nước, khiến gần 2,5 triệu người nhiễm và hơn 165.000 người chết (tính đến 20/4/2020). Con số chắc chắn không dừng ở đây, vì vẫn chưa có thuốc ngừa và thuốc chữa hữu hiệu. Sự minh bạch về nguồn gốc của virus, minh bạch về dữ kiện của Trung Quốc rất cần thiết cho thế giới để chiến thắng dịch bệnh.

Nhưng, thái độ của Trung Quốc hiện nay vẫn là bất chấp thế giới, vẫn cố thủ trong chính sách bưng bít thông tin, bóp méo sự thật.

Sự bực tức, lên án hay phẫn nộ đối với Bắc Kinh là cần thiết, nhưng sẽ không thay đổi được thái độ của họ.

Những đòi hỏi minh bạch, những đe dọa trừng phạt là cần thiết, nhưng cũng không đủ áp lực để Trung Quốc, nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, phải lùi bước, nhượng bộ.

Chỉ có sự phối hợp và đoàn kết thật sự giữa các nước dân chủ phát triển trên thế giới mới có thể tạo ra đủ áp lực để buộc Trung Quốc phải minh bạch.

Đoàn kết chính là chìa khóa để chiến thắng trong cuộc chiến chống dịch bệnh này.

Nguyễn Ngọc Đức

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.