CSVN muốn thoát Tàu?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Theo ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch hội nhà báo Việt Nam cho biết là giữa tháng 12/2018, Trung ương CSVN “cho phép” tổ chức tưởng niệm 40 năm trận chiến biên giới phía Bắc với Trung Cộng bằng văn thơ. Tức là cho dùng văn thơ để ca ngợi cuộc chiến biên giới xảy ra vào tháng 2 năm 1979 cách nay 40 năm.

Qua sự “bật đèn xanh” này, ta thấy trên các báo đài của CSVN, đã có nhiều bài mạnh dạn hơn nói về lịch sử đánh Tàu của dân Việt. Bắt đầu là những bài viết đề cập đến một cách chính thức trận hải chiến Hoàng Sa của Hải quân VNCH nhân kỷ niệm trận chiến này vào tháng Giêng vừa qua trong khi đề cao người chiến sĩ VNCH vốn là điều CSVN vẫn cấm kỵ từ trước đến nay.

Mới đây, báo chí lại bắt đầu đăng nhiều kỳ “hồi ức” của ông Vũ Mão về cuộc chiến biên giới và những tàn ác của quân đội Trung Cộng. Những loại bài viết như thế này không còn xuất hiện trên báo chí đảng từ hơn 10 năm qua. Lý do là CSVN sợ Tàu Cộng khó chịu. Ngay cả những địa danh đụng độ ác liệt với quân Tàu Cộng và những tấm bia nói lên tội ác Tàu cộng lập hồi năm 1979 – 1980 cũng bị CSVN phá. Vậy mà năm nay Ban Tuyên giáo thay đổi chủ trương, “cho” kể tội xâm lược của Đặng Tiểu Bình và làm lễ kỷ niệm 40 năm trận chiến biên giới này.

Theo hãng tin Reuters, khi coi được bản dự thảo thương thuyết của khối ASEAN về quy tắc ứng xử trên Biển Đông, thì thấy Hà Nội có vẻ mạnh dạn nhất trong khối thúc đẩy những điều khoản có thể làm phật lòng Bắc Kinh như hạn chế các vùng nhận diện phòng không, phi pháp hoá việc xây đảo nhân tạo, phong toả vùng biển và triển khai vũ khí tấn công.

Đầu tháng Giêng năm nay, CSVN cũng nhanh nhẩu lên tiếng cổ võ tự do hải hành trên Biển Đông ngay sau khi chiến hạm USS McCampbell của Mỹ tuần tra sát gần Hoàng Sa trước sự phản đối của Tàu Cộng.

Những động thái trên của Hà Nội có thể tạo ấn tượng cho người ta nghĩ rằng CSVN nay cũng đang muốn thoát khỏi ảnh hưởng của Tàu Cộng?

Giả thuyết này không phải là không tưởng. Bản chất của CSVN là không có sự chung thuỷ tuyệt đối với ai ngoài sự chung thuỷ trước sau với mục tiêu duy nhất là cướp và nắm giữ chính quyền bằng mọi giá.

Lịch sử đã cho thấy người CS đã thanh trừng tàn sát chính những đồng chí anh em của mình để tranh giành quyền lực củng cố ghế ngồi trên của mình. Trong mục đích bám giữ quyền lực ta thấy lãnh đạo CSVN luôn đi tìm thế lực mạnh để chống lưng dựa vào, như đã lệ thuộc vào khối CS quốc tế để chiếm miền Nam, lệ thuộc vào Liên Sô đến nỗi Đặng Tiểu Bình của Tàu Cộng nổi giận muốn dạy cho bài học trong cuộc chiến biên giới 1979, và khi Liên Sô sụp đổ thì lại quay sang khấu tấu Tàu Cộng. Cho nên không phải là điều ngạc nhiên khi Tàu Cộng có dấu hiệu gặp khó khăn về kinh tế trong trận chiến thương mại với Mỹ, khi sự hung hăng của Tập Cận Bình khiến quốc tế lo ngại bắt đầu muốn cô lập kềm chế Tàu thì CSVN cũng bắt đầu muốn thủ cẳng chuẩn bị đi tìm một chỗ dựa khác và đang dọn mình vào thế đu dây giữa việc lệ thuộc Tàu và việc treo giá để bán mình cho đàn anh nào khác.

Nhưng nếu quả thật như thế liệu CSVN có thể thoát Tàu được không?

Tàu Cộng là thầy của CSVN và hơn ai hết cùng là cộng sản với nhau thì hiểu bản chất của nhau hơn ai hết, nhất là khi Tàu Cộng đã từng tin rằng CSVN đã ăn cháo đá bát phản bội mình để đi với Liên Sô trước kia. Cho nên Tàu Cộng đã thủ trước và đã gài lãnh đạo CSVN vào vòng kim cô khó thoát khỏi.

Theo Thiếu tướng công an Trương Giang Long, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân và Giám đốc Học viện Chính trị Công An Nhân dân nay đã bị cho về hưu non, thì Trung Quốc đã cài cắm sâu người trong nội bộ đảng CSVN. Tàu Cộng cũng đã nắm kiểm soát được các địa điểm chiến lược về kinh tế và quân sự của Việt Nam. Tàu Cộng cũng là vua mua tham nhũng, nên giới cầm quyền CSVN vốn toàn quan tham đã dễ dàng bị mua chuộc để bị khống chế hoàn toàn.

Ta cũng thấy Nguyễn Phú Trọng đã và đang hành xử rập khuôn theo Tập Cận Bình về việc nhất thể nắm Đảng và nhà nước, đốt củi nướng lò theo đuôi “đả hổ diệt ruồi”. Cho nên dù CSVN có muốn hay không, khả năng thoát Tàu của Hà Nội hầu như vô vọng khi mà CSVN vẫn còn cầm quyền trên đầu dân Việt.

Một lý giải thực tế hơn, là những động thái có vẻ thoát Tàu kể trên chỉ là hình thức. Mục tiêu của Hà Nội là chiêu dụ Mỹ và các nước đang lo ngại Tàu để họ o bế mình hơn. Đồng thời qua đó lãnh đạo CSVN xoa dịu và ru ngủ tinh thần kháng Tàu trong nội bộ đảng và một số người dân nhẹ dạ, để tránh những cuộc biểu tình chống Tàu đe dọa sự sống còn của chế độ như vụ biểu tình ngày 10 tháng 6 xảy ra khắp 12 tỉnh thành chống dự luật về đặc khu.

Nói cách khác, Nguyễn Phú Trọng và phe nhóm cho diễn trò chống Tàu trên mặt báo đảng chỉ là thủ thuật nhằm làm giảm áp suất của quần chúng ghét Tàu cộng trước sự căng thẳng của cuộc chiến mậu dịch Mỹ-Trung và nhất là che đậy âm mưu bán nước qua việc cho tư bản Tàu ào ạt đầu tư tại Việt Nam để tránh áp thuế của Hoa Kỳ gần đây.

Tóm lại, quan hệ giữa CSVN với Tàu cộng đã kéo dài hơn nửa thế kỷ. Cái gọi là “tình hữu nghị” của hai đảng đã từng được ví là “răng môi” thì làm sao CSVN dám buông Trung Cộng. Đất nước Việt Nam chỉ thoát được cái bóng Tàu cộng khi nào Việt Nam có một thể chế thật sự do người dân bầu ra và đặt quyền lợi Tổ Quốc và Dân Tộc lên trên hết.

Nguyễn Bình Trung

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.