CSVN thua đau ở Biển Đông

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông không chỉ là chủ quyền những hòn đảo, những bãi đá nằm trên hải lộ hướng về phía Nam mà còn là nguồn tài nguyên dồi dào nằm sâu dưới đáy đại dương. Trữ lượng dầu khí lớn lao chưa khai thác ở đây có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của một nền kỹ nghệ sản xuất không được phép ngừng nghỉ như của Trung Quốc. Chính vì thế, viễn ảnh đói dầu, khát nhiên liệu trong tương lai buộc Trung Quốc chiếm lấy Biển Đông bằng mọi giá,  mang một ý nghĩa sống còn của Bắc Kinh.

Dự án Cá Rồng Đỏ là dự án thăm dò khí đốt ký kết giữa Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam với công ty Repsol của Tây Ban Nha vào đầu năm 2017, gần quần đảo Trường Sa. Đó là lô 136-03 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Cũng bắt đầu từ năm này, cuộc tranh chấp chung quanh quyền thăm dò, khai thác Cá Rồng Đỏ của Repsol cũng như Cá Voi Xanh của ExxonMobil bùng nổ, nhất là sau khi Repsol xác nhận có một mỏ khí đốt với trữ lượng lớn trong vùng này. Nhân danh chủ quyền lịch sử, Trung Quốc nhiều lần khẳng định không ai có quyền thăm dò, khai thác trong vùng biển thuộc “Đường Chín Đoạn” hoặc trong vùng tranh chấp.

Tình hình gay cấn đến nổi có lúc Trung Quốc đã lên tiếng hăm doạ tấn công các vị trí trú đóng của binh lính Việt Nam ở Trường Sa, nếu Việt Nam không chấm dứt hoạt động của Repsol tại Cá Rồng Đỏ. Áp lực của Trung Quốc buộc Bộ Chính Trị CSVN phải yêu cầu Repsol ngưng việc thăm dò từ giữa năm 2018, dù Repsol đã chi tiêu hàng trăm triệu đô-la cho dự án này.

Sau gần 3 năm ngưng hoạt động, Tập đoàn dầu khí Repsol của Tây Ban Nha đã quyết định bỏ chạy khỏi Biển Đông. Các nguồn tin cho biết trong tháng Sáu vừa qua công ty Repsol đã thoả thuận chuyển nhượng cổ phần cho PetroVietnam 3 lô dầu khí trong đó có mỏ Cá Rồng Đỏ, tức lô 136-3. Tin tức này bị chính phủ Việt Nam giấu kín không dám cho báo chí loan tải như các tin tức khác. Điều này cũng dễ hiểu vì làm nổi bật sự thất bại nặng nề về chủ quyền biển đảo trước sức ép của Trung Quốc.

Sự kiện Repsol phải bỏ chạy khỏi Việt Nam mang 3 ý nghĩa:

Thứ nhất, trên Biển Đông, Trung Quốc không chỉ bành trướng bằng sức mạnh quân sự như xây dựng các căn cứ đồn trú hải-không quân hay cho tập trận thường xuyên để dằn mặt Hoa Kỳ. Đối với Việt Nam, Bắc Kinh bất chấp luật pháp quốc tế chẳng những phô trương sức mạnh bằng cách đâm chìm tàu cá mà còn đi xa hơn như ngăn cấm các công ty Việt Nam và những công ty liên hệ thăm dò, khai thác dầu và khí đốt, dù cho những mỏ ấy nằm trong thềm lục địa Việt Nam.

Việc Repsol phải rút lui sau khi tốn nhiều công sức và tiền bạc cho thấy sức ép của Trung Quốc mạnh tới chừng nào, ngay đối với các nước muốn hợp tác với Việt Nam. Trong những trường hợp như vậy, Việt Nam cũng cho thấy không đủ khả năng tự bảo vệ mà chỉ rón rén từ bỏ quyền lợi của mình để bảo vệ cái gọi “16 vàng – 4 tốt” viển vông!

Thứ hai, thời gian vừa qua Hoa Kỳ đã đưa ba hàng không mẫu hạm tới Biển Đông. Hành động này của Hoa Kỳ rõ ràng là một thông điệp cho đối thủ là Trung Cộng, thấy rằng nước Mỹ đã sẵn sàng nghênh chiến, trong trường hợp một cuộc chiến tranh bất đắc dĩ xảy ra. Nhưng điều đó không có nghĩa Hoa Kỳ sẵn sàng giúp Việt Nam bảo vệ lợi ích cho các công ty dầu khí đang làm ăn với Việt Nam.

Nó cũng cho thấy chính sách ba không trong quan hệ quốc phòng đã cột tay nhà cầm quyền Hà Nội trong việc bảo vệ lợi ích của chính mình. Bám trụ nhiều năm với chiến lược ba không rồi biến tướng thành bốn không như hiện nay, cho thấy tưởng là khôn ngoan trong chiến lược đu dây để thủ lợi, hóa ra đây là chiến lược sai lầm và ngu xuẩn. Nó không đủ mềm dẻo để thay đổi, không đủ quyết tâm để đi gần với Hoa Kỳ hơn, hầu được Hoa Kỳ giúp bảo vệ đối kháng lại gã khổng lồ Trung Quốc trên Biển Đông.

Thứ ba, sự rút lui của Repsol vừa qua càng cho thấy hơn lúc nào hết, Việt Nam phải thay đổi thái độ một cách tích cực. Trước khi Trung Quốc có những bước đi hung hãn hơn như công bố thiết lập vùng Nhận diện Phòng không trên Biển Đông, Việt Nam phải tiến hành kiện Trung Quốc trên mặt pháp lý.

Làm được chuyện này, nhà cầm quyền CSVN không chỉ mang được vấn đế Biển Đông ra trước quốc tế mà còn vận động được sự đồng tình và ủng hộ tích cực của Hoa Kỳ và các quốc gia khác trong vùng, về quyết tâm sẵn sàng đối kháng lại Bắc Kinh.

Tóm lại, Việt Nam phải mạnh dạn đứng thẳng người phát đơn kiện Trung Quốc, cho thế giới thấy Việt Nam thật sự chống Trung Quốc để bảo vệ lãnh thổ và toàn vẹn Biển Đông, chứ không phải nói bằng miệng như những năm vừa qua.

Phạm Nhật Bình

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.