Sự thật đằng sau những ồn ào về sách đánh vần “công nghệ giáo dục”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một chương trình dạy học sinh lớp 1 tập đọc tiếng Việt, được gọi là “công nghệ giáo dục” do Giáo sư Hồ Ngọc Đại chủ biên, và được Bộ giáo dục và Đào tạo (BGD) cho dạy thí nghiệm trong 40 năm qua (1978 – 2018), bỗng chốc bị cộng đồng mạng tấn công một cách dữ dội, sau khi một clip về cô giáo dạy học trò đánh vần với các khung hình vuông, tròn, tam giác được phổ biến trên mạng Facebook vào trung tuần tháng 8, 2018.

Phần lớn những chống đối tập trung vào việc phê phán phương pháp dạy đánh vần phản khoa học, khó hiểu và học sinh phải tập đọc như con vẹt. Nhưng yếu tố gây nên làn sóng phẫn kích đến từ hai sự nhập nhằng, dẫn đến hiểu lầm: Một là mối tương quan giữa đề xướng cải tiến chữ quốc ngữ của Giáo sư Bùi Hiền và lối dạy đánh vần mới lạ của Giáo sư Hồ Ngọc Đại; hai là việc BGD đã khiến cho đa số nghĩ rằng đây là chương trình giáo dục mới được áp dụng cho niên học mới (2018-2019), trong khi chưa được chấp thuận, nhưng lại được thử nghiệm tới 40 năm.

Thay vì giải tỏa trực tiếp những điểm quan tâm của dư luận, Giáo sư Hồ Ngọc Đại trong buổi tọa đàm về “công nghệ giáo dục trong kỷ nguyên 4.0” vào sáng ngày 8 tháng 9, đã có những phát biểu mang nhiều cảm tính, làm gia tăng cường độ chống đối của dư luận. Ông đã tuyên bố chắc nịch: “công nghệ giáo dục sẽ tồn tại vĩnh viễn”, “tôi sẽ phá vỡ nền giáo dục cũ”, “học công nghệ giáo dục không thể tái mù chữ”, “người lớn không được phép lấy mình làm chuẩn cho trẻ con” vân, vân…

Những tranh cãi trên các trang mạng xã hội, tuy ồn ào và gay gắt, nhưng đó chỉ là phần nổi của tảng băng giáo dục bao cấp. Nguyên ủy chính, và chìm, là BGD bị chi phối bởi nhiều thế lực ngầm xâu xé nhau trong những dự án trăm, ngàn tỷ đồng, tìm cách ngáng cẳng, ném đá hoặc hất chân đối thủ ra khỏi quyền lực chi phối và ăn chia mà thôi.

Tuy chỉ mới được coi là chương trình thực nghiệm, nhưng đến nay, chương trình dạy tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục đã được BGD khuyến khích áp dụng ở 49 tỉnh thành với hơn 800,000 học sinh theo học, gần 40% học sinh lớp 1 đang học sách “công nghệ giáo dục”.

Ngoài ra, chương trình giảng dạy này độc quyền phát hành sách giáo khoa, gồm có 3 sách tập đọc và 12 sách làm bài tập, bắt buộc mỗi phụ huynh phải mua hàng năm với giá tổng cộng là 340 ngàn đồng. Như vậy với 800 ngàn học sinh khắp 49 tỉnh thành, chương trình này đã thu vào khoảng 272 tỷ đồng, tương đương 13 triệu Mỹ Kim tiền sách giáo khoa một năm. Đây là khoản tiền không nhỏ.

Từ hiện tượng “dậy sóng” của cách dạy tiếng Việt lớp 1, hai câu hỏi mà dư luận quan tâm là tại sao một chương trình thực nghiệm kéo dài 40 năm mà Bộ chưa có kết luận chính thức, và tại sao lại bị mang ra đánh hội đồng vào lúc này?

Theo ông Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới cho rằng: sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục (của Gs Đại) không phải là sách giáo khoa nằm trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; càng không phải sách viết theo chương trình giáo dục phổ thông mới, nhưng đã cho học sinh thực nghiệm kéo dài đến 40 năm quả là một siêu dự án?

Ông Bùi Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng quốc gia thẩm định tài liệu của Giáo sư Hồ Ngọc Đại cho rằng, tuy giúp phát triển hiệu quả kỹ năng đọc thành tiếng, viết đúng chính tả; nhưng phương pháp dạy tiếng Việt và dạy học đánh vần còn gây nhiều tranh cãi.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo lại nói ngược với các quan điểm của ông Thuyết và ông Hùng, khẳng định rằng Hội đồng thẩm định quốc gia đánh giá rằng sách của ông Đại đạt tiêu chuẩn về kỹ năng, kiến thức và sẽ thay thế cách dạy cũ.

Phải chăng có gì đó không ổn trong nội bộ các quan chức của Bộ giáo dục và đào tạo, hình thành rõ rệt hai phe ủng hộ và chống chương trình của Giáo sư Hồ Ngọc Đại. Nếu nhìn lại những dự án mà Bộ giáo dục và đào tạo cho thử nghiệm: từ vay ODA làm sách giáo khoa (1981-1992), dự án dạy học ngoại ngữ chương trình giáo dục quốc gia (2008-2020), dự án đổi mới chương trình sách giáo khoa (2014) và gần đây là dự án mô hình trường học mới (VNEN – 2013) đều có những đấu đá ngầm chứ không riêng gì dự án của Giáo sư Hồ Ngọc Đại; nhưng cuối cùng mọi dự án đều được Bộ Giáo dục và đào tạo cho thực nghiệm, thông qua theo kiểu các bên đều có lợi chứ không vì lợi ích thực sự của nền giáo dục.

Khác với những dự án liên quan đến nhà máy nhiệt điện, xây dựng đường cao tốc dễ bị phát hiện những sai phạm và xã hội có thể giám sát trực tiếp, những dự án giáo dục đa số là sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy, chương trình kiểu mẫu, được soạn thảo tập thể nên khó bị truy cứu trách nhiệm. Cuối cùng, chỉ có học sinh và phụ huynh trở thành những “nạn nhân” của các dự án giáo dục mà không dám kêu than. Chính vì thế mới có chuyện lạ đời mà bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội đã phải phán “Thực nghiệm gì mà mấy chục năm như vậy.”

Vấn đề đặt ra là vì sao dự án “công nghệ giáo dục” của Giáo sư Hồ Ngọc Đại lại bị tấn công mạnh mẽ vào lúc này?

Từ năm 2019, Bộ giáo dục và đào tạo chuẩn bị áp dụng một bộ sách giáo khoa mới bắt đầu lớp 1. Tuy nhiên, lần thay đổi này sẽ có một chương trình nhưng với nhiều bộ sách giáo khoa nhằm chống lại sự độc quyền trong việc biên soạn và phát hành sách giáo khoa.

Với sự thay đổi nói trên, sách “công nghệ giáo dục” cũng như sách giáo khoa hiện hành hay những loại sách dạy đánh vần cho học sinh lớp 1 sẽ phải được Bộ thẩm định lại, nếu được thông qua, sẽ trở thành một trong nhiều sách giáo khoa chính thức.

Số tiền bán sách giáo khoa lớp 1 của công nghệ giáo dục hiện nay thu vào 272 tỷ đồng, chiếm 1/5 tổng số tiền xuất bản sách giáo khoa hàng năm. Do đó, sách này đã trở thành mục tiêu tranh chấp lợi nhuận của những sách giáo khoa lớp 1 khác.

Ngoài ra, theo quy định của Bộ thì cuối tháng 8 năm nay, chương trình giáo dục phổ thông mới được thông qua. Sau đó các cá nhân, đơn vị sẽ tham gia việc biên soạn, chỉnh sửa, bổ sung để hoàn tất nội dung sách giáo khoa mới cho niên học 2019-2020.

Chính những mốc điểm thay đổi nói trên, bỗng chốc sách “công nghệ giáo dục” sau 40 năm thực nghiệm đã trở thành đối thủ cạnh tranh của những phe nhóm khác, và đã bị ném đá dữ dội sau khi một clip cô giáo dạy đánh vần tung lên mạng Facebook.

Tóm lại, dư luận trong và ngoài nước đã bị cuốn vào một cuộc “dậy sóng” không chỉ trên mạng Facebook mà ngay cả trong đời thường về lối đánh vần lạ, được biểu thị qua những hình tròn, vuông, tam giác mà không ai hiểu là gì. Nhưng đa số lại không quan tâm vì sao lối đánh vần lạ này lại được cho thử nghiệm trên gần 1 triệu học sinh lớp 1 hàng năm trong 40 năm qua mà cho đến nay, những người lãnh đạo Bộ giáo dục và đào tạo vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Với một hệ thống giáo dục được vận hành bởi một tầng lớp lãnh đạo vô trách nhiệm như vậy, chúng ta chờ mong gì Việt Nam hóa Rồng để theo kịp Nhật Bản hay Hàn Quốc, nơi mà họ đặt nặng chương trình giáo dục mẫu giáo và tiểu học lên hàng quốc sách.

Phản ứng của dư luận cũng cho thấy hệ thống tham nhũng – ăn sâu trong mọi lãnh vực, kể cả giáo dục, đã đưa đến những tranh chấp nội bộ trong guồng máy nhà nước. Những tranh chấp không còn có thể che đậy đã giúp người dân thấy được những hiện tượng phi lý và vô trách nhiệm – như một chương trình thử nghiệm mà lại kéo dài tới 4 thập niên và trên hàng triệu con trẻ. Người dân đã không thể làm ngơ và không thể không quan tâm lên tiếng và chủ động áp lực thay đổi từ nguồn gốc của vấn đề. Đó chính là thể chế cộng sản đã hết thời.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.