Đấu tranh bất bạo động nhìn từ chuyển biến Venezuela

Đoàn người biểu tình chống chính phủ giơ cao tay trong buổi tuyên thệ nhậm chức biểu kiến của ông Juan Guaido, lãnh tụ của phe đối lập đang nắm quyền quốc hội. Ông Guaido tuyên bố nắm chức vụ tổng thống lâm trời trong một cuộc mít-tinh tại Caracas, Venezuela, ngày thứ Tư 23 tháng Giêng, 2019, yêu cầu Tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro phải từ chức. Ảnh: Fernando Llano/Associated Press.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau hơn 10 năm tranh đấu gian khổ, người dân và phe đối lập Venezuela đã và đang đẩy nhà độc tài Nicolas Maduro rơi vào tình huống “tiến thoái lưỡng nan”. Đó là sự đối đầu quyết liệt giữa một bên là quốc hội do phe đối lập kiểm soát đang ủng hộ Chủ tịch Quốc hội Juan Guaido vừa tuyên bố trở thành Tổng thống lâm thời, và một bên là bộ máy hành pháp và tòa án đứng về phía nhà độc tài Nicolas Maduro.

Sự kiện phe đối lập Venezuela lần này chọn Chủ tịch quốc hội Juan Guaido làm Tổng thống lâm thời đã không nhằm tập trung sức mạnh quần chúng vào mục tiêu truất phế nhà độc tài Nicolas Maduro mà còn tạo thế chính danh để tranh thủ sự ủng hộ của thế giới.

Hiện có khoảng 23 quốc gia lên tiếng ủng hộ tân Tổng thống lâm thời Juan Guaido gồm: Albania, Argentina, Brazil, Canada, Chile, Colombia, Costa Rica, Đan Mạch, Na Uy, Ecuador, Pháp, Guatemala, Honduras, Panama, Paraguay, Peru, Kosovo, Anh Quốc, Hoa Kỳ, Ukraine, Đức, El Salvador, Georgia… Con số này chắc chắn sẽ tăng trong những ngày tới khi mà làn sóng người bám trụ trên đường phố vẫn tiếp tục gia tăng.

Trong khi đó, số lượng quốc gia ủng hộ nhà độc tài Micolas Maduro rất khiêm nhường, và đa số là những thể chế độc tài như Bolivia, Cuba, Iran, Mexico, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Uruguay, Syria, Bắc Hàn… Hiện có vài nước chưa lên tiếng chính thức như Trung Quốc, Tây Ban Nha,Việt Nam.

Trong những ngày tới, khi cuộc biểu tình của người dân được phe đối lập điều hướng, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống lâm thời Juan Guaido, tiếp tục duy trì và gia tăng cường độ, sẽ có thể làm tê liệt các hoạt động ở Thủ đô Caracas. Và cuối cùng, nhà độc tài Nicolas Maduro chỉ còn sự chọn lựa phũ phàng là chạy tỵ nạn sang một quốc gia nào đó; hoặc bị bắt giữ và đền tội trước công lý.

Nicolas Maduro nuôi hy vọng cuối cùng là lôi kéo được phe quân đội để đàn áp người dân và phe đối lập như mọi khi; nhưng lần này, chính sự lên tiếng ủng hộ của thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ đối với Tổng thống lâm thời Juan Guaido, khiến cho phe quân đội phải chọn thái độ đứng ra ngoài cuộc xung đột chính trị hiện nay.

Vì thế, chuyển biến của Venezuela đang dẫn đến hồi kết, và sự ra đi của Nicolas Maduro chỉ còn là vấn đề thời gian.

Trước chuyển biến của Venezuela, nhiều người Việt Nam mong là có ngày Việt Nam sẽ xảy ra diễn biến tương tự. Thật ra, những ai nắm vững quy luật đấu tranh bất bạo động đều thấy rằng tiến trình đấu tranh của nhân dân Venezuela và của người dân Việt Nam đều phải đi đến một kết quả như nhau. Vấn đề là thời gian nhanh hay chậm mà thôi.

Theo Tiến sĩ Gene Sharp, một nhà nghiên cứu về lý thuyết của đấu tranh bất bạo động đã chỉ ra rằng, tất cả mọi cuộc đấu tranh của quần chúng và phe đối lập chống lại một chế độ độc tài quân phiệt hay độc tài đảng trị, đều trải qua bốn thời kỳ.

Thời kỳ đầu tiên là sự xuất hiện của những cá nhân can đảm, đứng lên phản kháng những chính sách sai trái của bộ máy kiềm kẹp bằng kiến nghị, thư phản đối hay những cuộc tọa kháng. Chính những hành động phản kháng này là động lực khích lệ nhiều người khác tham gia và tạo thành làn sóng chống đối ngầm trong xã hội.

Thời kỳ kế tiếp là từ những nhu cầu liên kết để tiếng nói phản kháng có thể lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội và tác động lên cộng đồng thế giới, nhiều cá nhân bắt đầu thành lập những hội, nhóm, tập hợp dưới nhiều hình thức. Đây là sự ra đời của những tổ chức xã hội dân sự mà mục tiêu chính yếu là từng bước thoát ra khỏi sự ảnh hưởng của chế độ.

Thời kỳ thứ ba là khi làn sóng bất mãn ngấm ngầm của quần chúng ở thời kỳ đầu, được các tổ chức xã hội dân sự khuyến khích để mạnh dạn lên tiếng đòi hỏi chính quyền phải giải quyết các nhu cầu của đời sống. Nếu trước đây người dân thụ động ngồi chờ chế độ ban phát, thì ở thời kỳ này người dân đã biết liên kết tổ chức hàng loạt cuộc đấu tranh ngay trên đường phố để tạo các áp lực thay đổi. Đa số những nội dung đấu tranh đòi hỏi cải cách liên hệ đến vấn đề dân sinh như thuế phí, giáo dục, công ăn việc làm…

Thời kỳ thứ tư là khi cuộc đấu tranh trên đường phố của người dân bùng nổ khắp nơi dẫn đến sự nối kết các lực lượng chính trị, tạo thành một lực đối lập mạnh mẽ, từng bước đẩy chính quyền độc tài rơi vào thế lúng túng đối phó về các vấn đề xã hội. Tùy theo hoàn cảnh của từng quốc gia, các chuyển biến ở thời kỳ này, có thể bùng nổ dưới các hình thức: Hàng trăm ngàn người dân được lực lượng đối lập huy động để bao vây làm tê liệt các hoạt động của quốc gia trong suốt 1 tuần hay 10 ngày như tại Ai Cập, Tunisia, Hung Gia Lợi. Hoặc phe đối lập đã sử dụng Quốc hội làm diễn đàn truất phế chính quyền độc tài như Cộng Hòa Serbia, Cộng hòa Georgia, Tiệp Khắc. Hoặc toàn quốc đình công, bãi thị để buộc chính quyền độc tài tổ chức Hội nghị bàn tròn với phe đối lập, và tiến đến việc tổ chức Tổng tuyển cử như Ba Lan, Miến Điện.

Nếu dựa theo bốn diễn trình đấu tranh của Tiến sĩ Gene Sharp, cuộc tranh đấu của người dân Venezuela đang bước vào thời kỳ cuối cùng, sau hơn 10 năm tranh đấu gian khổ với hàng ngàn người bị giết, bị tù tội.

Giờ đây, trước áp lực của phe đối lập với hàng trăm ngàn người đang xiết chặt vòng vây quanh Thủ đô Caracas, nhà độc tài Nicolas Maduro chỉ còn một con đường là rời bỏ Venezuela mà thôi, dù là hiện nay có một số ý kiến đề xuất tổ chức lại cuộc bầu cử tổng thống.

Trong khi đó, điểm qua tình hình Việt Nam, công cuộc đấu tranh đang ở vào thời kỳ thứ ba mang nhiều màu sắc dân sinh – xã hội. Từ các vụ chống cướp đất cướp nhà, chống thu phí BOT, cho đến các vụ chống tăng thuế phí, chống ô nhiễm môi trường và nhất là hiểm họa Trung Quốc, đã trở thành động lực đấu tranh quần chúng. Trong khi đó, chính bản thân của chế độ CSVN cũng đang đối diện hai đe dọa lớn: sự cạn kiệt về ngân sách, thu không đủ chi, cùng với những phân hóa do những bất mãn ngầm trong nội bộ đảng nảy sinh từ chiến dịch đốt lò chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng trong 3 năm qua.

Những diễn tiến của tình hình Việt Nam tuy chưa có những sôi động như Venezuela hiện nay, nhưng nó đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ, có khả năng kích lên làn sóng bất mãn của người dân mà chính chế độ không thể dự phòng trước. Cuộc phản kháng xảy ra ngày 10 tháng 6 năm 2018 tại 12 Tỉnh Thành là một điển hình.

Nói tóm lại, những diễn tiến đấu tranh tại Venezuela hiện nay là bài học nhãn tiền cho chế độ cộng sản Việt Nam trong một tương lai không xa, khi mà sự bất mãn của người dân được nối kết với các lực lượng chính trị, tạo thành sức ép đối kháng đa diện bùng nổ toàn quốc.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.