Đề nghị tập trận chung Nga – Việt Nam: Quyết định bất hợp lý, gây ngạc nhiên

Tổng Thống Nga Vladimir Putin tiếp Tổng Bí Thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng tại thành phố Sochi (Nga) khi ông nầy viếng thăm Nga hôm 6/9/2018. Ảnh: Dân Trí
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong khi chiến sự đang diễn ra khốc liệt tại Ukraine, Nga và Việt Nam lại lên kế hoạch cho một cuộc diễn tập quân sự, theo thông tin từ truyền thông Nhà nước Nga hôm 18/4. Các nhà phân tích cho rằng đây là một bước đi không thích hợp và có thể gây ra “những cái nhướng mày” trong khu vực.

Thông tin về cuộc tập trận được đưa ra vào khi thế giới đang phẫn nộ trước cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine và con số dân thường thiệt mạng do cuộc chiến đang không ngừng tăng lên. Nó cũng trùng hợp với thời điểm mà Mỹ đang chuẩn bị cho Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN (bao gồm Việt Nam) từ ngày 12 đến 13 tháng Năm tới.

Trang tin RIA Novosti của Nhà nước Nga cho biết cuộc gặp ban đầu để chuẩn bị cho cuộc diễn tập được tổ chức dưới hình thức trực tuyến giữa lãnh đạo quân đội Việt Nam và Quân khu miền Đông của Nga.

Hai bên “đã đồng ý về chủ đề cho cuộc tập trận sắp tới, ngày và địa điểm xác định” và đã “thảo luận các vấn đề về hỗ trợ hậu cần, y tế, các chương trình văn hoá và thể thao,” trang RIA Novosti đưa tin nhưng không nêu thêm chi tiết cụ thể.

Đại tá Ivan Taraev, người đứng đầu Ban Hợp tác quân sự quốc tế thuộc Quân khu miền Đông được trích lời cho biết, cuộc tập trận chung nhằm mục đích “nâng cao kỹ năng thực hành của các chỉ huy và đội ngũ trong việc tổ chức các hoạt động đào tạo tác chiến và quản lý đơn vị trong các tình huống chiến thuật khó cũng như đưa ra các giải pháp không quy ước khi thực hiện các nhiệm vụ.”

Hai bên cũng thảo luận tên gọi cho cuộc tập trận. Một đề nghị đưa ra cho cuộc tập trận là “Liên minh Lục địa – 2022.”

“Quyết định không hợp lý”

Báo chí Việt Nam hiện vẫn chưa đưa tin gì về cuộc gặp và đề nghị tập trận. Các giới chức Việt Nam hiện cũng chưa đưa ra bình luận gì.

Giáo sư Carl Thayer thuộc trường Đại học New South Wales ở Australia, một người theo dõi tình hình Việt Nam, nói với RFA:

“Đây là một quyết định không hợp lý từ phía Việt Nam. Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho thượng đỉnh với lãnh đạo khối các nước ASEAN vào tháng Năm. Liệu các lãnh đạo Việt Nam sẽ có thể nhìn vào mắt Tổng thống Biden không trong khi Hoa Kỳ đã có lập trường rõ ràng về cuộc chiến ở Ukraine và cuộc xâm lược của Nga?”

“Đây không phải là cách bạn làm việc với các cường quốc trên thế giới.” – Giáo sư Carl Thayer nói.

Hồi đầu tháng này, Việt Nam đã bỏ phiếu chống lại nghị quyết do Mỹ chủ xướng loại Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Trước đó, Hà Nội đã hai lần bỏ phiếu trắng trong các nghị quyết lên án Nga xâm lược Ukraine tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Ian Storey, chuyên gia cấp cao tại Viện ISEAS-Yusof ở Singapore, nói với RFA:

“Trong khi Nga là đối tác gần trong khu vực, Việt Nam muốn cho thấy là họ (Nga) vẫn có một người bạn chắc chắn ở Đông Nam Á.

Nhưng cuộc tập trận chung này có thể sẽ gây ra những nhướng mày (ngạc nhiên) trong khu vực.”

Việt Nam và Nga đã có mối quan hệ lịch sử lâu dài bắt đầu từ thời kỳ Liên Xô trước kia.

Nga là đối tác chiến lược đầu tiên của Việt Nam và hiện là một trong ba đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam bên cạnh hai nước khác là Ấn Độ và Trung Quốc. Nga là nước tài trợ nhiều nhất cho Việt Nam cho đến trước khi khối Xô Viết và Đông Âu sụp đổ.

Hoàng Thị Hà, một chuyên gia Việt Nam ở Viện ISEAS – Yusof Ishak, viết:

“Cách tiếp cận của Việt Nam với cuộc chiến Nga – Ukraine và việc (Việt Nam) từ chối chỉ đích danh Nga xâm lược cho thấy cái nhìn của Hà Nội đối với các tính toán về chính sách ngoại giao và quốc phòng của mình.”

Chuyên gia Hoàng Thị Hà nói rằng cuộc chiến do Nga phát động ở Ukraine “cho thấy một lựa chọn khó khăn cho Hà Nội giữa việc duy trì nguyên tắc cơ bản về tôn trọng chủ quyền độc lập quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ với việc duy trì mối quan hệ tốt với Nga – nhà cung cấp vũ khí quan trọng và đối tác khai thác dầu khí chính ở Đông Nam Á.”

Các khách quân đội từ Việt Nam đang xem xe tăng T-90MS của Nga tại một triển lãm quân sự hàng năm ở Alabino, ngoại ô Moscow hôm 23/8/2020. Ảnh: AP
Các khách quân đội từ Việt Nam đang xem xe tăng T-90MS của Nga tại một triển lãm quân sự hàng năm ở Alabino, ngoại ô Moscow hôm 23/8/2020. Ảnh: AP

 

Thông điệp chính trị

Điều này lý giải các bước đi của Việt Nam nhưng có những khác biệt giữa việc bỏ phiếu ở LHQ và việc tổ chức các hoạt động quân sự chung. Hoạt động quân sự chung sẽ gửi một thông điệp sai về ý định của Việt Nam là làm việc với phương Tây và nâng cao vị thế của mình trong cộng đồng quốc tế, các nhà phân tích nhận định.

Đặc biệt, giai đoạn hơn một thập kỷ qua đã chứng kiến những phát triển đáng kể trong quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam vốn cùng có chung quan ngại về những hành động lấn lướt của Trung Quốc ở Biển Đông.

Chi tiết về cuộc tập trận giữa Nga và Việt Nam hiện vẫn chưa được công bố công khai và một số nhà quan sát đang bày tỏ những nghi ngờ rằng nó có thể diễn ra.

Một nhà phân tích Việt Nam không muốn nêu danh tính vì không được phép nói chuyện với báo chí nước ngoài nói rằng phía Nga đã từng công bố các cuộc tập trận tương tự trong quá khứ nhưng đều không thực hiện được.

Cơ quan báo chí thuộc Quân khu miền Đông Nga cũng cho biết hồi năm 2015 rằng một cuộc tập trận song phương đầu tiên giữa Nga và Việt Nam sẽ được tiến hành vào năm 2016 ở lãnh thổ của Việt Nam.

Cuộc tập trận dự kiến diễn ra vào năm 2017 nhưng cuối cùng đã không diễn ra.

Việt Nam, tuy thế, vẫn tham gia một số cuộc diễn tập quân sự đa bên với Nga. Cuộc tập trận hải quân chung đầu tiên gần đây nhất giữa Nga và các nước ASEAN diễn ra vào tháng 12 năm ngoái.

Quân khu miền Đông với đại bản doanh tại Khabarovsk, là một trong năm quân khu chiến lược của lực lượng vũ trang Nga, chịu trách nhiệm khu vực miền viễn đông của Nga. Quân khu này được thành lập theo chỉ thị của tổng thống và được Tổng thống Dmitry Medvedev ký ban hành hồi tháng 9 năm 2010.

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.