Đen tối Hong Kong

Tập Cận Bình bấm nút bỏ phiếu cho Dự Luật An Ninh Quốc Gia cho Đặc Khu Hành Chánh Hong Kong trong một phiên họp hôm 28/5/2020 của Quốc Hội Trung Quốc tại Đại Sảnh Đường Nhân Dân ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Số phận của 7 triệu con người Hong Kong vậy là đã rõ sau cái nhấn nút của 3 ngàn Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc chấp nhận nghị quyết xây dựng luật an ninh Hong Kong: Cấm các hành vi và hoạt động ly khai, lật đổ, khủng bố và can thiệp nước ngoài ở đặc khu. Quan trọng hơn, các cơ quan an ninh và tình báo Trung Quốc cũng có thể thiết lập cơ sở trong toàn đặc khu hành chánh này.

Hong Kong được thụ hưởng thể chế “một quốc gia, hai chế độ” nên tuy thuộc về Trung Quốc nhưng được thế giới đối đãi như một nước tư bản tự trị. Đặc khu hành chánh này giàu có và cơ chế dân chủ từ thời được Anh Quốc bảo hộ đã giúp cho người dân Hong Kong thấy được sự khác nhau giữa tư bản và cộng sản, giữa dân chủ và độc tài, giữa nô lệ và tự chủ… từ đó hầu như cả đặc khu hành chánh này đã đồng tâm đứng lên chống lại ý đồ thu tóm mọi hoạt động dân chủ của Bắc Kinh nhằm trói chặt người dân ở đây vào cùng một rọ với người đại lục.

Cả thế giới đã chứng kiến hơn hai triệu người Hong Kong xuống đường. Cả thế giới cũng chứng kiến những cuộc khủng bố tàn bạo của hắc cảnh Hong Kong đối với những thanh thiếu niên cả nam lẫn nữ đã lẫm liệt đạp lên những hàng rào do cảnh sát dựng lên để ngăn cản họ. Những con người không sợ cầm tù ấy vẫn xuống đường biểu tình ngày hôm nay bất kể Bắc Kinh dùng biện pháp gì để áp đảo vì họ biết nếu ngừng lại thì suối nguồn tự do của họ kể như tắt mạch.

Người dân Hong Kong thấu hiểu thế nào là bất hạnh khi mạch sống dân chủ của họ bị siết lại và họ không cam tâm đứng nhìn chính bản thân gia đình và con cháu sau này của họ bị nhuộm đỏ bằng chủ nghĩa Cộng sản. Họ thà chết hôm nay để báo động với thế giới dã tâm của Bắc Kinh vẫn chưa bị phát hiện triệt để bởi đồng tiền nhơ bẩn và sự tráo trở lành nghề của tập đoàn Nam trung hải.

EU đã khép cửa trước tiếng kêu gào tự do của Hong Kong, trong đó có lập luận đầy mùi vị đồng tiền của người đàn bà được nhiều người kính trọng: Angela Merkel. Giống như Aung San Suu Kyi, đất nước và tiền bạc mới là mục tiêu chính của các chính trị gia, mọi thứ đều là phương tiện để kiếm phiếu. Nền dân chủ của Hong Kong không thể làm cho kinh tế nước Đức tăng trưởng và vì vậy Angela Merkel tiếp tục lo ngại trên cửa miệng nhưng không chấp nhận trừng phạt Trung Quốc như Mỹ, Anh, Úc, Canada.

Có lẽ người dân Hong Kong đã biết trước điều đó nên mọi biểu ngữ của họ trong các cuộc biểu tình đều thiếu vắng biểu tượng của nước Đức. Họ cũng thừa hiểu EU già cỗi và quá yếu kém trước con cọp Trung Quốc vì thế trông cậy vào EU không khác nào uống thuốc Tylenol để chữa trị ung thư. Sự tránh né của Josep Borrell, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU khi nói rằng trừng phạt Trung Quốc không giải quyết vấn đề Hong Kong đã làm cho người Hong Kong tuyệt vọng. EU tiếp tục nối bước nước Mỹ của bốn thập niên trước khi cho rằng hợp tác kinh tế với Trung Quốc sẽ khiến cho con cọp biết nghe tiếng chiêu dụ của con người. Nước Mỹ đã bắt đầu và đã thấm đòn phản trắc của Trung Quốc còn EU thì vẫn thì thầm vào tai cọp những luận cứ mà ngay cả con người công chính cũng khó mà tin được.

Trung Quốc biết rõ điều đó và nó đang nhởn nhơ nhìn con nai yếu ớt dãy dụa trong tuyệt vọng trước móng vuốt của con cọp vừa mạnh bạo lại vừa ranh mãnh.

Mỹ đang xem xét vấn đề và người ta chờ đợi sự trừng phạt đủ để Trung Quốc thấm đòn. Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho biết có thể cấp quốc tịch cho người Hong Kong sở hữu hộ chiếu hải ngoại (BNO)  BNO được cấp cho người Hong Kong sinh trước năm 1997, thời điểm Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc đại lục. Khoảng 300.000 người Hong Kong đã sở hữu BNO nếu một làn sóng di tản khác từ Hong Kong con số có thể lên đến 1 triệu người.

Không chỉ Anh Quốc, người Hong Kong rồi đây sẽ trở thành những khuôn mẫu tỵ nạn chính trị tới khắp nơi trên thế giới. Mặc dù con số người ra đi còn chưa ai có thể xác quyết nhưng chắc chắn không ai có tiền lại an tâm nhìn làn sóng đỏ tràn ngập nơi mình đang yên lành sinh sống.

Mà Hong Kong lại không hề hiếm người có tiền và tài sản lớn nhất của họ là tự do dân chủ.

Thế giới vẫn đang chợ đợi bi kịch xảy ra cho người Hong Kong trong khi người dân xứ này cũng đang chờ đợi sức mạnh đến từ Mỹ mặc dù trên lý thuyết không ai phản đối rằng bất cứ chính trị gia nào cũng yêu nước họ hơn người dân xứ khác. Nước Mỹ được kỳ vọng không phải vì họ tha thiết đến tự do dân chủ của Hong Kong nhưng nước Mỹ được nhìn vào và chờ đợi vì nước Mỹ không cam tâm chịu cho Trung Quốc dắt mũi một lần nữa.

Hong Kong có lẽ sẽ có những giờ phút đen tối nhất khi không còn một chút ánh sáng nào đến từ thế giới bên ngoài. Bóng tối của Bắc Kinh sẽ đè bẹp người dân Hong Kong mặc dù bản lĩnh của họ luôn thức tỉnh trước sức mạnh của một tập đoàn hung hãn nhất thế giới.

Rồi đây làn sóng trốn chạy của người Hong Kong lại một lần nữa chứng minh rằng chủ nghĩa Cộng sản đi tới đâu là tai ương kéo theo đến đấy.

Cánh Cò

Nguồn: RFA

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.