Diễn Đàn

Bộ Thông tin-Truyền thông đề xuất cắt Internet đối với những ai bị cho là chống đối trên mạng. Ảnh chụp từ màn hình VOA

Bộ Thông tin-Truyền thông đề xuất cắt Internet những ai chống đối trên mạng

Nhà chức trách Việt Nam đang cân nhắc sẽ cắt Internet đối với những ai bị cho là vi phạm pháp luật khi đưa thông tin lên mạng, một sự leo thang kiểm duyệt đối với môi trường mạng vốn đã hà khắc ở quốc gia này.

Đây là một trong 11 điểm mới trong một nghị định mới về quản lý thông tin trên mạng được Bộ Thông tin-Truyền thông soạn thảo và đưa ra lấy ý người dân.

Đại tá Không quân Hoa Kỳ hồi hưu Raymond Powell, Đại học Stanford, phát biểu ở Manila về chương trình nghiên cứu chiến lược vùng xám của Trung Quốc trên Biển Đông. Ảnh: Raymond Powell

Đại học Stanford ra mắt chương trình nghiên cứu chiến lược vùng xám của Trung Quốc ở Biển Đông

Các hoạt động vùng xám phổ biến mà Chương trình SeaLight theo dõi và báo cáo rất đa dạng. Đó có thể là các hành vi quấy rối các hoạt động hợp pháp của nước khác, như đánh cá đúng luật, hoạt động an ninh hoặc thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Đó có thể là những chiến dịch xâm nhập dài ngày trái phép vào vùng biển nước khác. Ngoài ra, đó có thể là các biện pháp đe dọa như bao vây tàu thuyền, xây dựng tiền đồn và bồi đắp các đảo nhân tạo, khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Chú chó Skye nhận được huân chương vàng PDSA, còn được gọi là Thánh giá George của động vật. Giải thưởng này vinh danh cho những con vật thực hiện những hành động dũng cảm đáng kính trọng ở Vương Quốc Anh. Ảnh: taze.info

Con Chó được vinh danh vì hơn 200 lần giải cứu người

Đây là câu chuyện về Skye, một con chó collie đã thực hiện giải cứu người mắc nạn ở núi trong 11 năm liên tục, với khoảng 200 chuyến đi. Giờ đây, khi đã về hưu, ở tuổi 16, Skye đã được vinh danh vì những cống hiến và sự tận tụy, giải cứu nhiều người.

Một trong số các "chuyến bay giải cứu." Ảnh: Internet

Ai “giải cứu” ai?

Phiên tòa xét xử vụ “chuyến bay giải cứu” sẽ đi vào “lịch sử” không chỉ của ngành ngoại giao nước nhà mà cả trong “nghề” tham ô, hối lộ. Nó xứng đáng được đưa vào giáo trình giảng dạy ở các lớp chính trị trung – cao cấp, nếu có môn phòng, chống tham nhũng. Nó cần được làm ví dụ điển hình cho sự cấu kết tham nhũng – một đặc sản của thể chế.

Các bị cáo vụ “chuyến bay giải cứu” bị đưa ra xử tại tòa án Hà Nội. Ảnh: Vietnam News Agency/ AFP via Getty Images

Đống phân xử tội con giòi!

Chưa có phiên tòa nào ở nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam được dư luận quan tâm bàn tán như vụ án “chuyến bay giải cứu” đang diễn ra ở Hà Nội.

Người ta chú ý vì phiên tòa có rất nhiều “cái nhất” đáng được ghi vào sách kỷ lục Guiness: Phiên tòa có tới 54 bị cáo và 120 luật sư ngồi chật kín cả phòng xử án. Phiên tòa có đông bị cáo là quan chức cao cấp ở năm bộ trong chính phủ (Ngoại Giao, Y Tế, Công An, Giao Thông Vận Tải, Văn Phòng Chính Phủ) và lãnh đạo bốn doanh nghiệp…

Toàn cảnh phiên tòa xử 54 người trong vụ "chuyến bay giải cứu" ở Hà Nội hôm 11/7/2023. Ảnh: VietnamNet

Đề xuất định tội vụ ‘chuyến bay giải cứu’ đáng thất vọng!

“… Đáng lẽ ra ngoài hình phạt tù, không cần phải cao nhất là tử hình, chỉ cần từ 20 năm đến chung thân là đủ, nhưng hình phạt phụ kèm theo là phải tịch thu một phần cho đến toàn bộ tài sản mới là điểm có tính chất răn đe đối với các quan chức tham nhũng.” (Luật sư Nguyễn Văn Đài)

Nhà hoạt động Trương Dũng không nhận mình là bị cáo, và không nhận mình có tội. Thậm chí, ông còn hô khẩu hiệu phản đối đảng Cộng sản trước tòa

Nhà hoạt động Trương Văn Dũng hô “đả đảo Cộng sản” trong phiên phúc thẩm

Nhà hoạt động người Hà Nội này được biết đến thông qua các hoạt động xã hội, điển hình như phong trào biểu tình ôn hoà phản đối đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, phản đối việc chặt hàng ngàn cây cổ thụ ở trung tâm thành phố Hà Nội, phản đối nhà máy Formosa đã gây ra thảm họa môi trường biển miền Trung năm 2016, phản đối vi phạm nhân quyền, và đòi tự do cho nhiều tù nhân lương tâm…

Lãnh đạo các nước thành viên NATO tại Thượng đĩnh NATO 2023. Ảnh: NATO

NATO mở rộng sang Châu Á?

Sự chú mục của truyền thông quốc tế vào con đường NATO đầy trắc trở của Thụy Điển và Ukraine che mờ một sự kiện khác không kém phần quan trọng: Xu hướng của NATO mở rộng sang Châu Á để đối phó với sự bành trướng ảnh hưởng quân sự của Trung Quốc. 

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Ảnh: Bộ Gia thông Vận tải

Thu phí tất cả cao tốc: “Đừng bắt dân cõng thêm thuế phí”

Chính phủ vừa trình Quốc hội dự án Luật Đường bộ hôm 7/7. Một trong những đề xuất được dư luận đặc biệt chú ý trong tờ trình này là quy định thu phí sử dụng đối với tất cả cao tốc do nhà nước đầu tư, theo số km mà phương tiện chạy trên đường.

Bác bỏ yêu sách chủ quyền tùy tiện, vô căn cứ của Trung Cộng tại Biển Đông. Ảnh: FB Việt Tân

Vì sao phải chống đường lưỡi bò?

Độc chiếm biển Đông là âm mưu lâu dài, nhất quán của Trung Quốc. Biển Đông là quyền lợi chính đáng và tương lai của Việt Nam. Vì vậy việc chống lại mọi mưu đồ từ những hành động nhỏ nhặt nhất hợp thức hóa cái yêu sách phi lý “đường lưỡi bò” phải là chiến lược nhất quán của toàn quốc gia, toàn bộ hệ thống chính trị, từ những người lãnh đạo cao nhất của đất nước cho đến mọi người dân…

Nhóm nhạc BlackPink. Ảnh: Lao Động

Bản đồ đường chín đoạn và thời văn hóa giải trí

Câu chuyện ban nhạc Hàn Quốc được một công ty Trung Quốc đưa đến Việt Nam biểu diễn, mở ra những thách thức mới đối với nhà nước Việt Nam về vấn đề đối phó toàn diện với cả một hệ thống tuyên truyền rộng lớn tinh vi và kiên trì của Trung Quốc từ suốt nhiều năm nay.

"Đường lưỡi bò" mà Trung Quốc tự vạch ra trên Biển Đông. Ảnh: RFA

“Đường lưỡi bò” không chỉ gây xung đột ngoài biển mà còn cả trên đất liền

Chỉ trong vòng 3 ngày, hai sự kiện văn hóa đình đám ở Việt Nam phải đối mặt với việc bị cấm hoặc tẩy chay, vì có liên quan đến hình ảnh “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

Đầu tiên là thông tin Cục Điện ảnh ra lệnh cấm chiếu đối với bộ phim Barbie của hãng Warner Bros do xuất hiện hình ảnh được cho là “đường lưỡi bò” trong một cảnh quay, còn mới đây nhất là làn sóng tẩy chay show diễn của ban nhạc Hàn Quốc, BlackPink, vì sự xuất hiện của đường chín đoạn ở trang web của đơn vị tổ chức.