Diễn Đàn

Sinh viên Đài Loan dán mấy tờ giấy A4 lên tường bày tỏ ủng hộ phong trào biểu tình bên Trung Quốc. Ảnh: FB Nguyễn Trường Sơn

“Lo mà học, đừng quan tâm đến chính trị”

Trong nhiều video quay lại các cuộc biểu tình ở Trung Quốc thì có một đoạn video ngắn khiến tôi chú ý. Hai bạn sinh viên trẻ, một nam một nữ, tham gia biểu tình và được hỏi vì sao họ có mặt ở đó. “Vì đây là nghĩa vụ của tôi,” cả hai đáp.

Đến đây thì tôi nhận ra giới trẻ Trung Quốc đã đi trước các bạn cùng thế hệ ở Việt Nam rất nhiều.

Thậm chí nội dung của các cuộc biểu tình cũng cho thấy sự trưởng thành về mặt chính trị của thế hệ trẻ Trung Quốc.

Công an Trung Quốc phong tỏa con đường mang tên Wulumuqi (tên tiếng Hoa của Urumqi) ở Thượng Hải, nơi người biểu tình tập trung đòi Tập Cận Bình từ chức hôm Chủ nhật 27/11/2022. Ảnh: AP

“Cách mạng giấy trắng,” cuộc phản kháng chưa từng thấy tại Trung Quốc kể từ 1919

Theo Le Monde và Le Figaro, thực ra khó tìm được lời giải cho làn sóng phản kháng chính sách zero Covid. Nếu Bắc Kinh cứ khăng khăng, căng thẳng sẽ tăng lên, còn nếu nhượng bộ và chấm dứt phong tỏa, dịch Covid sẽ lây lan. Mỗi ngày hiện có mấy chục ngàn ca mới, trong khi nhiều người lớn tuổi chưa được chích ngừa, vaccine Trung Quốc lại không hiệu quả nhưng vì sĩ diện, Bắc Kinh không muốn dùng vaccine RNA của phương Tây. Tập Cận Bình phải đối diện với cuộc khủng hoảng dịch tễ, xã hội và chính trị trầm trọng nhất kể từ khi lên cầm quyền, một cuộc khủng hoảng mà ông ta là người trực tiếp chịu trách nhiệm.

Dân Trung Quốc ở nhiều nơi biểu tình phản đối chính sách zero Covid của Tập Cận Bình, cuối tháng 11/2022. Ảnh chụp màn hình từ Reuters video

Biểu tình chống chính sách zero Covid: Bắc Kinh thất bại trong chính sách tuyên truyền

Trong những điều kiện đó giới phân tích cho rằng chế độ Trung Quốc không sợ những người biểu tình Trung Quốc vì đảng và Nhà nước có nhiều công cụ đàn áp trong tay. Điều mà ông Tập Cận Bình và đảng Cộng Sản nước này lo sợ hơn cả có lẽ là sự hoài nghi, chán ngán ngấm ngầm lan rộng trong số gần 1,5 tỷ dân tại quốc gia này.

Chân dung các nạn nhân Iran bị đàn áp trong phòng trào đòi công lý cho Mahsa Amini, được đặt tại trụ sở nhân quyền LHQ tại Genève, 24/11/2022. Ảnh: AFP - Valentin Flauraud

LHQ dự tính mở điều tra các vụ đàn áp người biểu tình tại Iran

Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc hôm qua 24/11/2022 đã họp phiên đặc biệt về tình hình đàn áp phong trào biểu tình ở Iran sau cái chết của cô Mahsa Amini. Hội đồng dự tính tiến hành một cuộc điều tra.

Trung Quốc đã tìm cách tung một đòn hỏa mù vào phút chót với việc đệ trình một sửa đổi trong văn bản dường như đã bị rút bỏ hết nội dung chính. Thế nhưng, Bắc Kinh đã không thuyết phục được các thành viên khác và Hội đồng đã chấp thuận nguyên tắc mở một cuộc điều tra.

Các cầu thủ đội tuyển Iran không hát quốc ca trong trận gặp Anh ngày 21/11/2022. Ảnh: Marko Djurica/ Reuters

Khi đội tuyển Iran từ chối hát quốc ca

Hôm nay trò chuyện với một cô đồng nghiệp gốc Iran. Tôi tỏ ý ngưỡng mộ tinh thần của các tuyển thủ Iran khi họ từ chối hát quốc ca. Họ cũng không vui mừng khi ghi hai bàn vào lưới đội tuyển Anh…

Thế nhưng cô đồng nghiệp lại có cái nhìn khác. Cô bảo đó là sự tối thiểu mà các cầu thủ Iran có thể làm được cho quê hương, cho những người phụ nữ Iran đang can đảm, không sợ chết để đối đầu với cảnh sát và quân đội tại quê nhà.

Facebooker Bùi Văn Thuận. Ảnh: FB Thuan Bui

Việt Nam: Hãy hủy bỏ cáo buộc với nhà bất đồng chính kiến trên Facebook

“Những lời phê phán chính quyền Việt Nam bộc trực của Bùi Văn Thuận không thể cấu thành tội hình sự,” ông Robertson nói. “Chính quyền Việt Nam, dù đang kiểm soát tất cả các đài phát thanh, truyền hình, báo chí và truyền thông trong nước và thường xuyên bơm ra các sản phẩm tuyên truyền chính thức, vẫn cảm thấy sợ hãi các bộ óc độc lập như Bùi Văn Thuận.” (Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền HRW)

Biểu tình chống các biện pháp Zero-Covid nghiêm ngặt, tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, ngày 15/11/2022. Ảnh: Video obtained by Reuters/via Reuters

Trung Quốc: Biểu tình ở Quảng Đông, phản đối biện pháp chống dịch nghiêm ngặt

Hôm thứ Hai, 14/11/2022, dân cư một huyện ở tỉnh Quảng Đông, siêu đô thị ở đông nam Trung Quốc, đã xuống đường biểu tình phản đối chính sách chống dịch “Zero-Covid” và lật đổ các rào chắn. Đây là những lao động ở nông thôn phải lên các thành phố lớn để làm việc. Do vậy, họ phản đối những hạn chế di chuyển vừa được ban hành do dịch bệnh bùng phát.

Bộ Trưởng Tài Chính Hồ Đức Phớc đề nghị, trong một phiên họp Quốc Hội, học theo Singapore trả lương cao để giữ chân "tinh hoa" trong bộ máy nhà nước. Ảnh: Internet

Nói nghe buồn cười

Nhìn chung đa số (lãnh đạo, quan chức nhà nước) đều có học hàm, học vị, bằng cấp cao nhất nhưng có phải là “tinh hoa” không? “Tinh hoa” gì mà cứ phát biểu là dân cười, dân châm biếm vì toàn nói linh tinh, chẳng giống ai. Quản lý thì dân chê, điều hành thì dân bất mãn. Thế thì có nên tăng lương cho họ để “giữ tinh hoa” như phát biểu của ông Bộ Trưởng (Hồ Đức Phớc)?

Cúng vái khi mua cái xe mới. Ảnh: FB Mạc Van Trang

“Loạn cào cào!”

Mấy hôm nay thấy Quốc Hội sôi nổi “thảo luận về việc đấu giá biển số xe ô tô,” dân tình thấy ngao ngán. Bao nhiêu chuyện quốc kế, dân sinh cấp bách về y tế, giáo dục, thất nghiệp, tài chính- ngân hàng, xăng dầu… thì Quốc Hội không bàn cho rõ căn nguyên và có giải pháp căn cơ, lại cứ bàn những chuyện không đâu!

Tổng Thống Mỹ Joe Biden (trái) và Thủ Tướng Cam Bốt Hun Sen, tại cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-ASEAN, ngày 12/11/2022. Ảnh: AP - Alex Brandon

Mỹ – ASEAN thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện

Trên hết, chuyến đi Phnom Penh sẽ là dịp để ông Biden tái khẳng định cam kết của Mỹ với vùng Đông Nam Á nói riêng và với khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương nói chung, trong nỗ lực tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc tại khu vực này. Để cụ thể hóa cam kết đó, Tổng Thống Biden theo dự kiến sẽ ký kết Thỏa Thuận Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện, tương tự như thỏa thuận mà khối các nước Đông Nam Á đã ký với Trung Quốc.

Ảnh tráí: Dân xếp hàng dài trong đêm chờ đổ xăng; ảnh phải: Bộ Trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

Lỗi ở ai hả giời?

Gã được biết có cuộc đấu đá nội bộ rất căng của những lãnh đạo liên quan ngành công thương về việc chọn bộ trưởng. Nhiều người cổ vũ cho việc đưa một người rành và giỏi về ngành kinh tế trọng yếu này làm bộ trưởng. Nhưng tất cả đều té ngửa thất vọng vì một cuộc “ngã giá chia phần” nào đó của những người có quyền lực thực sự trong đảng cầm quyền, dẫn đến ông Nguyễn Hồng Diên “rất đỏ về khuôn mẫu chính trị và được tín cẩn về lập trường và lòng trung thành,” nhưng chưa từng hiểu biết sâu chuyên môn ngành công thương chễm chệ ngôi chót vót.