Diễn Đàn

Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu tại Đại Học George Washington University hôm 26/5, rằng để đối phó có hiệu quả với cuộc cạnh tranh từ Trung Quốc, Mỹ phải tập trung đầu tư nâng cao năng lực của chính nước Mỹ, mở rộng liên kết quốc tế, và từ đó cạnh tranh mạnh mẽ với Trung Quốc trong công cuộc bảo vệ trật tự thế giới. Ảnh: Alex Wong/ Getty Images

Hoa Kỳ tái định hình cuộc cạnh tranh với Trung Quốc

Trong bài phát biểu khá dài của mình, Ngoại Trưởng Blinken trình bày một phương hướng mới mà ông tóm tắt trong ba chữ: Invest (đầu tư), align (liên kết) và compete (cạnh tranh). Theo quan điểm mới này, để đối phó có hiệu quả với cuộc cạnh tranh từ Trung Quốc, Hoa Kỳ phải tập trung đầu tư nâng cao năng lực của chính nước Mỹ, mở rộng liên kết quốc tế, đặc biệt là các liên minh về an ninh và đối tác về kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và từ đó cạnh tranh mạnh mẽ với Trung Quốc trong công cuộc bảo vệ trật tự thế giới.

Quầy bán sách giáo khoa lớp 1. Ảnh: RFA

Bộ trưởng giải thích giá sách giáo khoa cao vì giấy tốt: Dân không đồng ý!

Năm nào cũng vậy, cứ đến hè là giá sách giáo khoa cho năm học tới lại là vấn đề nhức đầu cho các nhà quản lý, và là nỗi lo lắng lẫn bực mình cho phụ huynh học sinh. Giá sách năm nay được nói là tăng gấp 2-3 lần năm trước. Theo lý giải của Bộ Trưởng Giáo Dục Nguyễn Kim Sơn sáng 25/5 vừa qua tại Quốc Hội, sở dĩ giá sách giáo khoa cao như thế là do được in trên giấy khổ lớn, phẩm chất giấy tốt…

Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại một buổi lễ khai trương Trung Tâm Gìn Giữ Hòa Bình Việt Nam ở Hà Nội hôm 27/5/2014. Ảnh minh họa: RFA/ AFP

‘Đặt con người làm trung tâm’: Nói và làm tại Việt Nam

Báo Chính Phủ Việt Nam ngày 23/5 trích dẫn một trong các tuyên bố của ông Vũ Đức Đam cho tựa bài của báo là “Luôn đặt con người ở trung tâm của mọi hoạt động phát triển.”

…“Nói ‘đặt con người vào trung tâm’ cũng đúng nhưng nó sáo rỗng. Nhiều năm nay rồi, có lẽ phải từ 20 năm nay rồi, các nhà lãnh đạo Việt Nam cứ thích dùng cụm từ ‘đặt con người làm trung tâm’ mà không làm gì cụ thể cả. Đến ngay người nói cũng nói thế thôi mà không hiểu gì.” (TS Hà Hoàng Hợp)

Bộ Trưởng Giáo Dục-Đào Tạo Nguyễn Kim Sơn nói giá sách giáo khoa tăng gấp 2-3 lần vì 'khổ to, giấy đẹp.' Ảnh: Dân Trí

Dư luận đề nghị điều tra nghi án ‘bắt tay, thổi giá’ sách giáo khoa

Giá sách giáo khoa năm 2022 cao gấp 2, 3 lần so với năm trước đang làm các bậc phụ huynh Việt Nam bất bình, trong đó có nhiều người nêu ý kiến trên mạng xã hội rằng họ nghi có việc các nhóm lợi ích và ngành giáo dục bắt tay nhau nâng giá sách, và họ đề nghị nhà chức trách điều tra.

Tù nhân lương tâm Hồ Đức Hòa tại Hoa Kỳ. Ảnh do ông Hồ Đức Hòa cung cấp

TNLT Hồ Đức Hòa: Quyền tôn giáo trong trại giam bị siết chặt từ năm 2020!

Tù nhân lương tâm (TNLT) Hồ Đức Hòa, người bị kết án 13 năm tù với cáo buộc ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,’ đang thụ án đến năm thứ 11 thì được trả tự do và đưa đến Mỹ hôm 11/5 vừa qua, ngay trước chuyến thăm Mỹ của Thủ Tướng Việt Nam Phạm Minh Chính. Ông đã dành cho RFA cuộc phỏng vấn đặc biệt, để nói về thực tế khắc nghiệt trong trại giam tù chính trị ở Việt Nam.

Trong chuyến công du tại Nhật, Tổng Thống Joe Biden (trái) phát đi tín hiệu rằng ông sẽ can thiệp quân sự nếu Đài Loan bị Trung Quốc tấn công, hôm 24/5/2022. Ảnh: Zhang Xiaoyou – Pool/ Getty Images

Có phải Biden lại ‘lỡ lời’ về Đài Loan?

Phát biểu có vẻ bất ngờ của Tổng Thống Biden tại Tokyo chắc chắn không phải do “lỡ lời” mà là dấu hiệu để Bắc Kinh biết rằng họ sẽ phải đối mặt với những đối thủ mạnh hơn rất nhiều như Mỹ và Nhật, phải trả giá rất đắt nếu manh động dùng vũ lực để thay đổi hiện trạng ở Châu Á.

Hội Nghị Thượng Đỉnh Bộ Tứ giữa Thủ Tướng Nhật Kishida, Tổng Thống Mỹ Biden, Thủ Tướng Ấn Độ Modi và tân Thủ Tướng Úc Anthony Albanese tại Tokyo, Nhật Bản 24/5/2022. Ảnh: Reuters/ Youtube Việt Tân

Bộ Tứ khiến Trung Quốc lo lắng. Nhưng những đe dọa của Bắc Kinh khiến cả nhóm xích lại gần nhau hơn

Vào ngày 24/5, bốn nhà lãnh đạo QUAD gặp lại nhau tại Tokyo. Hội nghị thượng đỉnh lần này sẽ là điểm nhấn trong chuyến công du đầu tiên của ông Biden tới châu Á trên cương vị tổng thống Mỹ, nhằm tìm cách tăng cường liên minh và quan hệ đối tác để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Hoạt động mới này đã khiến Trung Quốc, từ khinh thường trở nên lo lắng. Bắc Kinh coi cuộc họp này là một phần trong nỗ lực của Washington và các đồng minh chiến lược và quân sự nhằm bao vây Trung Quốc.

Thủ Tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong cuộc họp báo sau cuộc họp của Bộ Tứ - Quad, tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 24/05/2022. Ảnh: AP - Kiyoshi Ota

Bộ Tứ – QUAD tuyên bố “không dung thứ” cho việc thay đổi nguyên trạng ở Châu Á – Thái Bình Dương

Trong buổi họp báo (24/5/2022), Thủ Tướng Nhật Bản Fumio Kishida tuyên bố: “Vào lúc cuộc xâm lăng Ukraine do Nga tiến hành làm lung lay các nguyên tắc cơ bản của trật tự thế giới,” lãnh đạo các nước Mỹ, Ấn Độ, Úc và “chính  bản thân tôi cùng đồng tình về việc mọi ý tưởng đơn phương thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực sẽ không bao giờ được dung thứ, đặc biệt là tại vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương.”

Boris Bondarev, nhà ngoại giao Nga làm việc cho Phái Bộ Thường Trực của Nga tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva, đã từ chức phản đối cuộc chiến mà ông nói là "đẫm máu, vô nghĩa và hoàn toàn không cần thiết" của Nga ở Ukraine. Ảnh: New York Post

Nhà ngoại giao Nga ‘xấu hổ’ từ chức vì chiến tranh Ukraine ‘không cần thiết’

Một nhà ngoại giao kỳ cựu của Nga tại Văn Phòng Liên Hợp Quốc ở Geneva đã từ chức hôm thứ Hai, viết trong một bức thư ngắn gọn rằng ông cảm thấy “xấu hổ” khi là một phần trong một cuộc chiến “đẫm máu, vô nghĩa và hoàn toàn không cần thiết” mà Nga đang tiến hành ở Ukraine.

Boris Bondarev, 41 tuổi, tham tán ngoại giao, người đại diện cho Nga trong Hội Nghị Giải Trừ Quân Bị ở Geneva, xác nhận rằng ông đến nơi làm việc “như bất kỳ buổi sáng thứ Hai nào khác,” xin từ chức và bước ra ngoài.

Sức khoẻ nhà báo Nguyễn Tường Thụy tệ đi trong tù, giám thị từ chối đưa đi chữa trị

Nhà báo Nguyễn Tường Thụy, người đang thụ án 11 năm tù trong Trại giam An Phước (tỉnh Bình Dương) với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước,” đang có sức khoẻ tồi tệ nhưng Ban giám thị trại giam từ chối đưa ông đi chữa trị ở cơ sở khám chữa bệnh bên ngoài trại giam theo yêu cầu của gia đình.

Tập Cận Bình (trái) và Lý Khắc Cường. Ảnh: Nikkei

Lý Khắc Cường đã trở lại, và ‘Likonomics’ cũng vậy

Những sai lầm kinh tế của Chủ tịch Tập Cận Bình đã mở đường cho việc chia sẻ quyền lực.

Việc Thủ tướng Lý Khắc Cường bất ngờ quay lại gia tăng quyền lực gần đây đang là chủ đề bàn tán khắp Trung Quốc.