F1

Nếu số đông nhân viên điện lực và cấp nước nghỉ bệnh không đến nhiệm sở?

Số đông để bảo toàn lực lượng

Giả thử một số thật đông công nhân làm việc trong lãnh vực điện cùng lúc cáo bệnh nghỉ ở nhà thì công an đối phó bằng cách nào? Ngoài việc lợi tức bị ảnh hưởng nếu họ không đi làm, chắc chắn sự an toàn của người phản đối sẽ được bảo đảm nhiều hơn.

… Cũng giả thử nếu cùng lúc đó những công nhân viên trong các lãnh vực y tế, nguồn nước,… cũng nghỉ bệnh ở nhà thì ảnh hưởng của việc phản đối lại càng lớn hơn lên theo cấp số nhân hay lũy thừa. Và công an sẽ chẳng thể làm gì được.

Phụ huynh nộp hồ sơ cho con em nhập học lớp 1 tại Trường Tiểu Học Hòa Bình, Q1, TP.HCM. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

Một chính sách bệnh hoạn

Hiện nay những người không có hộ khẩu mà chỉ có KT3 có nguy cơ con cái không vào lớp 1 được.

Theo bài báo này (Tuổi Trẻ, 22/08/2020), hiện nay đang có hàng ngàn trẻ em có nguy cơ bị tước mất quyền được đi học vì thứ quy định bệnh hoạn này. Trẻ nó có tội lỗi gì mà sao ra luật để tước bỏ quyền cơ bản của chúng? Đã không soạn luật, không làm chính sách ưu tiên cho chúng thì thôi chứ sao lại ra loại quy định bệnh hoạn để làm hại chúng?

Ông Rolin Wavre: Một nhà hoạt động cho Nhân Quyền, một người bạn của TNLT Việt Nam

Rolin Wavre (1963-2020): Một người ngoại hạng, một thập niên hành động cùng với Ủy Ban Thụy Sĩ-Việt Nam (Comité Suisse-Vietnam – COSUNAM)

“Là một nhân văn và là người có một niềm tin mãnh liệt, ông Rolin Wavre là vị đại sứ tốt nhất cho chúng ta trên con đường đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền” – Nguyễn Tăng Lũy.

Đại Học Tôn Đức Thắng bị báo Thanh Niên vạch chuyện đã bỏ tiền ra mua rất nhiều bài nghiên cứu của các tác giả khắp nơi để công bố ra quốc tế và ghi địa chỉ trường mình, qua đó được lọt vào top 800 đại học danh giá nhất thế giới. Ảnh: chụp từ Kênh Tuyển Sinh

Gian lận của Đại Học Tôn Đức Thắng

Điều đáng buồn và đáng hổ thẹn là sau đó một tờ báo trong nước đã khám phá ra rằng, để trở thành một đại học danh giá trong Top 800, Đại Học Tôn Đức Thắng đã không ngần ngại bỏ tiền ra mua rất nhiều bài nghiên cứu của các tác giả khắp nơi để công bố ra quốc tế và ghi địa chỉ trường mình. Tiền trả mua bài,  Đại Học Tôn Đức Thắng gọi là chính sách thưởng cho bất cứ cá nhân nào trên thế giới đồng ý bán bài thay vì chỉ áp dụng chính sách thưởng cho cán bộ, giảng viên của trường.

Đan Viện Thiên An: 45 năm đối phó với hành vi cướp đất của nhà cầm quyền CSVN

Từ sau ngày 30 tháng Tư, 1975, cuộc sống trong 45 năm qua của các đan sĩ Đan Viện Thiên An không chỉ có lao động và tu học mà còn phải chống chọi với thế lực đang xẻ dần mảnh đất của mình.

Chính quyền cố chiếm lấy đất ở đây bằng cách tung ra những lực lượng hung hăng. Các đan sĩ tự vệ bằng vũ khí duy nhất của mình: Lời cầu kinh.

Một nam biên tập viên của VTV gọi người bán rong là "ký sinh trùng" trong một bản tin sáng 17/8/2020. Ảnh: VOA chụp màn hình VTV

Nghịch lý: Ký sinh khinh… vật chủ!

Sau những chỉ trích nhắm vào cá nhân biên tập viên, công chúng đã bình tâm hơn và đòi VTV phải nhận trách nhiệm. Ba ngày sau, Ban Biên tập Chương trình – không rõ là Ban Biên tập chương trình Bản tin Tài chính Kinh doanh hay cấp cao hơn là Ban Biên tập chương trình của Ban Thời sự – ngỏ lời xin lỗi “những người bán hàng rong và quý vị khán giả.” Còn VTV?

Dường như cơ quan này không xem đó là lỗi của chính mình nên các viên chức lãnh đạo VTV không thèm nói gì!

Dân Belarus ủng hộ phe đối lập, biểu tình chống nhà độc tài Lukashenko tại trung tâm Minsk hôm 16/8/2020. Ảnh: Dmitri Lovetsky/ AP

Biểu tình chống Lukashenko: Tương lai nào cho Belarus?

Các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Belarus đã chạm đến một sự đồng cảm sâu sắc, đầy cảm xúc đối với tất cả người dân Trung và Đông Âu, những người đã trải qua các cuộc cách mạng rất ôn hòa diễn ra khắp khu vực vào năm 1989. Với lòng dũng cảm, phẩm giá và hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn, những đám đông khổng lồ tập hợp hôm Chủ nhật ở Minsk không khác nhiều so với những người biểu tình đã tràn ngập Alexanderplatz ở Đông Berlin và Quảng trường Wenceslas của Praha vào tháng 11 năm đó.

Kẻ nào sống bám, ký sinh?

Đảng Cộng Sản Việt Nam mới thật sự là ký sinh trùng

Hãy nhìn cách sống của những ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ương đảng và cuộc đời của những người được gọi là “chủ nhân đất nước” đang suốt ngày đêm tần tảo, đang lây lất dưới gầm cầu để biết ai thật sự là ký sinh trùng.

Quốc gia nào cũng có đảng phái chính trị nhưng không có đảng nào sống bám vào ngân sách quốc gia như đảng CSVN. Từ một nhóm nhỏ, sau 90 năm sinh sôi thành nhiều triệu người chuyên ăn bám.

Sau Nguyễn Đức Chung, đến lượt Chủ Tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ bị thành củi?

Sáng 11 tháng Tám, 2020, Bộ Chính Trị nhóm họp và công bố chính thức, tước bỏ mọi quyền hành của Chủ Tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Họp Bộ Chính Trị, không ai mở miệng bênh Nguyễn Đức Chung lấy một câu. Thực tế, lúc này không ai dám và cũng không ai đủ mạnh để cứu Chung.

Lá “bùa” ủy viên trung ương và đại biểu quốc hội đã bị vô hiệu hoá. Việc khởi tố, tống giam Chung “con” sẽ diễn ra trong nay mai. Số phận Nguyễn Đức Chung xem như đã định, vậy còn Huỳnh Đức Thơ, Chủ Tịch Đà Nẵng thì sao?

Tàu cá Trung Quốc chuẩn bị tràn vào biển Đông, ảnh chụp trước đây. Ảnh: AFP

Tàu cá Trung Quốc tràn xuống biển Đông, nguy cơ gì cho Việt Nam?

Theo Tân Hoa Xã, nhiều làng chài phía nam Trung Quốc đã làm lễ trước khi ra biển ngày 16/8, trên các cảng cá, hoạt động chuyển lương thực diễn ra tấp nập… như mọi năm, hàng vạn tàu cá Trung Quốc chuẩn bị tràn ngập vùng biển Đông gây ra những lo ngại về tình trạng đánh bắt quá mức, và những đòi hỏi quá đáng của Trung Quốc ở vùng nước tranh chấp với các nước láng giềng.

Công an và dân phòng tịch thu hàng của một xe bán hàng rong. Ảnh: FB Van Nga Do

Vừa cướp chén cơm, vừa đá văng chén cháo vừa miệt thị người ta thì chỉ có thể là Cộng Sản!

Trong một phóng sự sáng ngày 17 tháng Tám, 2020, VTV đã gọi người bán hàng rong nghèo khó “ký sinh trùng.” Một cách dùng từ đầy miệt thị đối với tầng lớp nghèo khổ của đất nước. Sau khi mạng xã hội phản ứng dữ dội thì xướng ngôn viên Lê Quang của đài này đã lên Facebook xin lỗi với tư cách cá nhân.