F1

Hồ sơ ĐBQH Phạm Phú Quốc nằm trong những tài liệu mà Al Jazeera thu thập được, tức "Hồ sơ Cyprus," bao gồm 1.471 đơn đăng ký, có tên của 2.544 người nhận được "hộ chiếu vàng" Cyprus từ 2017 đến cuối năm 2019. Ảnh chụp từ truyền hình

Những ai được “đặc cách” làm công dân Cyprus?

Chắc rồi danh sách của nhiều người Việt Nam khác mua quốc tịch Cyprus sẽ dần dần được tiết lộ từ đây đến năm sau. Và có lẽ người hài lòng nhất về vấn đề đó, là ông Quốc. Bởi cùng một xui rủi mà có bạn có bè, thì ông sẽ vui hơn là lâm nạn một mình.

Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới một số lĩnh vực công nghệ cao như vật lý lượng tử, công nghệ sinh học, công nghệ nano và vật liệu mới, vật liệu siêu dẫn, y học… Trong hình, một nhà sinh vật học chuyên ngành công nghệ nano nghiên cứu tế bào não bằng kính hiển vi. Ảnh: Jean Pierre Clatot/ AFP

Kế hoạch Ngàn Tài Năng và tham vọng của Trung Quốc

Kế hoạch Ngàn Tài Năng của Trung Quốc, bề ngoài là một chương trình tuyển mộ nhân tài, nhưng thực chất là một thủ đoạn gián điệp công nghệ, mua chuộc các nhà khoa học Mỹ và phương Tây để thủ đắc các thành quả nghiên cứu, giúp Trung Quốc tiến lên trong khi gây thiệt hại cho các nước khác.

Ngay từ năm 2020 nầy, Hong Kong đang lụi tàn theo tham vọng của Trung Quốc khi sử dụng con bài “Luật Bảo Vệ An Ninh Quốc Gia” quá sớm! Ảnh: The Conversation

Hong Kong thấm đòn

Trong bối cảnh lo sợ những trấn áp bất ngờ tiếp theo từ phía Trung Quốc và việc Hong Kong bị Hoa Kỳ rút lại quy chế ưu đãi thương mại, các nhà đầu tư không còn thiết tha gì ở xứ này nữa. Viễn cảnh họ sẽ dời căn cứ sang Singapore, Bangkok, Seoul là chuyện có thể thấy được trong tương lai không xa.

Dân Biểu Rouda, một trong số 7 dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa gửi thư yêu cầu TT Phúc trả tự do cho các tù nhân lương tâm. Ảnh: rouda.house.gov

7 Dân Biểu Hoa Kỳ gởi thư chung cho TT Phúc, yêu cầu tôn trọng tự do ngôn luận, trả tự do cho các tù nhân lương tâm

Hôm 25/8/2020, các dân biểu thuộc lưỡng đảng quốc hội Hoa Kỳ: Harley Rouda, Alan Lowenthal, James P. McGovern, Juan Vargas, Zoe Lofgren, J. Luis Correa và Maxine Waters đã gửi một thư chung đến Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc, yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội tôn trọng quyền tự do ngôn luận, báo chí và lập hội, trả tự do cho các nhà báo công dân, blogger và các tù nhân lương tâm – những người bị bắt giữ, cầm tù chỉ vì thực thi các quyền tự do căn bản, hiến định.

Lễ tưởng niệm cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các Chiến Hữu Tiên Phong đã hy sinh trên con đường đấu tranh giành tự do, dân chủ cho Việt Nam do Đảng Bộ Việt Tân Sydney, Úc Châu tổ chức hôm 28 tháng Tám, 2019 tại Sydney. Ảnh: Việt Tân Sydney

Khóc Thương Chiến Hữu…

Hôm nay đây, Thầy đã nằm xuống cùng với một số các chiến hữu. Nhưng linh hồn Thầy và các chiến hữu vẫn hiện hữu trong giòng đấu tranh đang cuồn cuộn chảy của dân tộc, với những thế hệ trẻ đang hăng hái nhập giòng, hãnh diện vì đã có một thế hệ cha anh xứng đáng, truyền đạt cho giòng máu kiêu hùng và những giá trị tư tưởng vừa thực tiễn vừa nhân hậu.

Sự ngụy biện của đám tuyên giáo!

Trước hết luận điểm “là sự lựa chọn của nhân dân” hoàn toàn sai trong thực tế, từ ngày cộng sản cầm quyền. Suốt 90 năm, dân chúng Việt Nam có được quyền chọn lựa lúc nào đâu mà gọi là sự chọn lựa của nhân dân?

Phái đoàn đại diện 80 đoàn thể, cộng đồng trao Lá Thư Chung về Biển Đông cho Bộ Ngoại Giao Nhật. Từ trái: Hoàng Dung (đại diện Việt Tân), GS Kojima Takayuki (đại diện Hội Nghiên Cứu các Vấn Đề Biển Đông Nhật Bản), ông Nguyễn Quốc (Phát ngôn nhân Phong Trào Antichicom) và ông Nguyễn Tuấn (đại diện Hiệp Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản). Ảnh chụp trước Bộ Ngoại Giao Nhật Bản, 24/8/2020.

Trao Lá Thư Chung của hơn 80 Đoàn Thể, Cộng Đồng về Biển Đông cho Bộ Ngoại Giao Nhật Bản

Sau khi tiếp nhận Lá Thư Chung và lắng nghe ý kiến của phái đoàn, đại diện Bộ Ngoại Giao, ông Yamamoto Modo đã nói lời cảm ơn đến phái đoàn và nhất là nhờ phái đoàn chuyển lời cảm kích của Bộ Ngoại Giao Nhật Bản đến các Đoàn Thể, Cộng Đồng đã đứng tên trong Lá Thư Chung.

Ông Yamamoto nói rằng, Nhật Bản là một quốc gia ở Á Châu do đó không thể làm ngơ trước những đe dọa đối với nền hòa bình chung trong khu vực.

Phạm Minh Hoàng nói về chiêu trò xếp hạng quốc tế của Đại Học Tôn Đức Thắng

Câu Chuyện Trong Tuần kỳ nầy, nhà giáo Phạm Minh Hoàng nhận xét về: tình hình chính trị Belarus; phản ứng đối với bà Vũ Thị Nghĩa, giảng viên Trường Chính Trị Đồng Nai; và vụ Trường Đại Học Tôn Đức Thắng bị tố cáo đã bỏ tiền ra mua rất nhiều bài nghiên cứu của các tác giả khắp nơi để công bố ra quốc tế và ghi địa chỉ trường mình, để được xếp vào Top 800 đại học tốt nhất thế giới.

Cảnh thường thấy ở hầu hết các tỉnh thành trong mùa mưa lũ. Đây là ảnh chụp đường vành đai 3 Hà Nội, đoạn Nguyễn Xiển - Khuất Duy Tiến chìm trong biển nước ngày 8/8/2013. Ảnh: Internet

Vùng chậm lũ – phương án dự phòng cứu các đô thị khi có lũ lụt

Những vùng đất này không phải tự nhiên mà có. Đó là quá trình tích lũy và để dành hàng trăm năm của cha ông chúng ta trong kinh nghiệm trị thủy và ứng xử với thiên nhiên. Mọi sự can thiệp để lấy đi phần đất này cho các công trình xây dựng sẽ phải trả giá đắt về nhân mạng và kinh tế.

Bác bỏ yêu sách chủ quyền tùy tiện, vô căn cứ của Trung Cộng tại Biển Đông. Ảnh: FB Việt Tân

Hơn 80 Tổ Chức, Đoàn Thể gởi thư chung kêu gọi 3 quốc gia Anh, Nhật, Ấn bác bỏ yêu sách của Trung Cộng tại Biển Đông

Các cường quốc dân chủ cần phải cương quyết chống lại sự hung hăng và xâm lấn của Trung Quốc.

Chúng tôi kêu gọi các chính phủ của Quý Vị kết hợp với Hoa Kỳ và Úc Châu chính thức bác bỏ những yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông để tái lập nền móng cho một vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do, cởi mở và an toàn.

Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson tham gia cuộc tập trận RIMPAC 2018 ngoài khơi Hawaii, tháng 7/2018. Ảnh: Petty Officer 1st Class Arthurgwain L. Marquez/ U.S. Navy/ AP

Không tham gia RIMPAC có phải là một chọn lựa đúng?

Theo bản tin từ VOA cho biết “Việt Nam không có tên trong danh sách 10 nước đang tham gia cuộc Diễn tập Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) năm nay ở Hawaii, dù đã được mời. Hà Nội chưa thông báo lý do không tham dự RIMPAC – cuộc diễn tập chỉ diễn ra trên biển từ ngày 17 tới 31 tháng Tám và không có các sự kiện giao lưu trên bờ do các quan ngại về virus Corona.”

Nội dung bản tin làm nhiều người theo dõi tình hình Biển Đông hụt hẫng.