F1

Các thành viên No-U Hà Nội, một nhóm dân sự chống đường Lưỡi bò Trung Quốc ở Biển Đông. Ảnh: Reuters

Chính phủ Hà Nội truy triệt để những tiếng nói phản biện

Trong vòng sáu tháng trở lại đây, qua tìm hiểu của RFA, không ít nhà hoạt động trong nước đã bị an ninh mời làm việc – theo nhiều cách khác nhau, như gởi giấy mời lên đồn công an, ép buộc đi uống cà phê với an ninh hay thậm chí là bị công an xông thẳng vào nhà bắt giữ như trường hợp của nhà hoạt động Phan Vân Bách, cựu thành viên của kênh truyền hình độc lập CHTV.

Vụ Việt Á. Ảnh: phaply.net

Cái chuông rè

Nhiều người có thể hài lòng khi Việt Á bị khởi tố, nhưng tôi nghĩ nếu không nhìn sự việc bằng cả quá trình từ khi nó manh nha và đi đến tận cùng những câu hỏi còn bỏ ngỏ thì chúng ta chỉ đang giải quyết vấn đề từ ngọn.

Không có Việt Á này sẽ có Việt Á khác, điều xã hội cần là những tiếng chuông cảnh báo sớm. Muốn vậy, chúng ta cần một nền giáo dục khuyến khích đặt câu hỏi, một nền văn hóa tôn trọng và bảo vệ người đặt câu hỏi.

Ông Lại Thanh Đức (Lai Ching-te – bên phải), Phó Tổng thống Đài Loan, ứng viên tổng thống của Đảng Dân tiến (DPP) cầm quyền trong một cuộc vận động tranh cử ở Đài Bắc, Đài Loan ngày 29/12/2023. Ảnh: Reuter - Ann Wang

Quan hệ với Bắc Kinh, chủ đề bao trùm bầu cử Đài Loan

Thứ Bảy 13/01/2024, cử tri Đài Loan sẽ đi bỏ phiếu để bầu tân tổng thống. Chưa bao giờ một cuộc tuyển cử ở Đài Loan lại được cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ theo dõi sát sao như vậy.

Trung Quốc quan tâm đặc biệt vì không từ bỏ mục tiêu thống nhất hòn đảo này với Hoa lục, nếu cần, sử dụng cả vũ lực. Hoa Kỳ cũng chú ý hơn bao giờ hết, do rất muốn tránh căng thẳng leo thang ở eo biển Đài Loan trước khi diễn ra bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm nay.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Tản mạn đầu năm: Ai là trí thức?

‘Thức’ hiểu nôm na và dân giả là ‘không ngủ.’ (Dĩ nhiên, thức còn có nghĩa là tri thức). Vậy, người trí thức là người không ngủ. Họ không ngủ, nên họ cũng làm cho xã hội không ngủ. Nói cách khác, trí thức [nói đơn giản và cho dễ hiểu] là người làm cho xã hội lúc nào cũng thức tỉnh.

Một số nỗ lực tiêu biểu của Đảng Việt Tân năm 2023

Trong năm 2023 vừa qua, toàn thể đảng viên Việt Tân đã cố gắng đẩy mạnh các sinh hoạt nội bộ cũng như thực hiện các nỗ lực vận động người dân và quốc tế lên án CSVN về tình hình đàn áp nhân quyền và đặc biệt là phát động chiến dịch 50 Năm Hoàng Sa để vận động dư luận không quên Hoàng Sa và Trường Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng một cách phi pháp. Với rất nhiều nỗ lực âm thầm hay công khai thực hiện, anh chị em Việt Tân muốn chia sẻ đến quý vị ba công tác đã được thực hiện…

10 sự kiện Việt Nam đáng chú ý trong năm 2023

Sau đây là 10 sự kiện Việt Nam của năm 2023 có tầm ảnh hưởng và tính chất đặc thù nhất theo đánh giá của ban biên tập, được liệt kê theo thứ tự có ảnh hưởng nhiều nhất tới ít nhất. Xin được giới thiệu đến quý độc giả. 

10 sự kiện thế giới đáng chú ý trong năm 2023

10 sự kiện thế giới của năm 2023 có tầm ảnh hưởng và tính chất đặc thù nhất theo đánh giá của ban biên tập, được liệt kê theo thứ tự có ảnh hưởng nhiều nhất tới ít nhất. Xin được giới thiệu đến quý độc giả. 

Chứng nhận “Đánh dấu 50 năm Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị xâm lược" với chữ ký của chủ tịch Thượng và Hạ Viện cùng 30 dân biểu, thượng nghị sĩ Tiểu bang Hawaii, Hoa Kỳ (screenshot)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 25 – 31/12/2023

Tính cho đến ngày 25/12/2023 đã có hơn 15.000 người khắp nơi ký tên vào Kiến nghị “Hoàng Sa của Việt Nam” gởi các lãnh đạo AUKUS và Quad, Tổng thư ký LHQ António Guterres và Tổng thư ký Tòa án Trọng tài Thường trực PCA Marcin Czepelak. Hiện việc thu nhận chữ ký vẫn tiếp tục.

Đặc biệt trong cuộc vận động này, cộng đồng người Việt tại tiểu bang Hawaii đã tạo một dấu ấn lịch sử khi lần đầu tiên vận động được một cơ quan lập pháp cấp tiểu bang Hoa Kỳ lên tiếng công nhận “Hoàng Sa là của Việt Nam.”

Ông Tea Banh (trái), phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Cambodia, và ông Vương Văn Thiên (phải), đại sứ Trung Quốc tại Cambodia, tham dự lễ động thổ xây dựng căn cứ Ream ở tỉnh Preah Sihanouk hôm 8 Tháng Sáu, 2022. Ảnh: Pann Bony/AFP via Getty Images

Việt Nam trước thách thức từ Cambodia

Đáng chú ý hơn cả là sự kiện Cambodia cho phép Trung Quốc đầu tư mở rộng và hiện đại hóa quân cảng Ream để Trung Quốc sử dụng như một căn cứ quân sự của nước này ở hải ngoại. Nằm bên bờ Vịnh Thái Lan, chỉ cách đảo Phú Quốc của Việt Nam chừng 40 km, căn cứ Ream không chỉ là bến đậu thuận tiện cho các chiến hạm của hải quân Trung Quốc mà còn giúp Bắc Kinh giám sát con đường thủy huyết mạch qua eo biển Malacca giữa Singapore và Malaysia, sẵn sàng ứng phó với các biến động ở quần đảo Trường Sa và Việt Nam.

100 ngàn doanh nghiệp đóng cửa sau 6 tháng đầu năm 2023. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Không thể “giải cứu” mà là điều chỉnh

Nửa năm 2023 có 100.000 doanh nghiệp giải thể. Nếu mỗi doanh nghiệp có bình quân 20 lao động thì đã có 2 triệu người rời công việc.

Ấy là mới tạm dẫn con số của các công ty, còn diện dân doanh tự túc, thì phải gấp ba con số này. Khoảng 5 triệu lao động đang “hạ mức lương” vốn là nguồn sống. Đó là một thực trạng đáng âu lo. Nhưng ai âu lo?

Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước trong tổng kim ngạch xuất khẩu trong ba năm 2010, 2015 và 2022 có sự sụt giảm mạnh, tỷ trọng này tương ứng là 45,9%; 29,5% và 25,6%. Ảnh: The Saigon Times

Nghịch lý Leontief và nền kinh tế Việt Nam

Nhóm ngành công nghiệp hầu như có chỉ số lan tỏa đến giá trị tăng thêm thấp và lan tỏa đến nhập khẩu cao hơn các ngành khác trong nền kinh tế. Nền công nghiệp Việt Nam thực chất là nền công nghiệp gia công lắp ráp phụ thuộc vào FDI rất lớn, hàm lượng giá trị tăng thêm rất thấp và hàm lượng giá trị tăng thêm mà phía Việt Nam nhận được còn thấp hơn nhiều, nhưng lại gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất.

Anh chị em Việt Tân đã xuống đường tiếp xúc với đồng hương tại khu thương xá Phước Lộc Thọ, trên phố Bolsa hôm 23/12/2023 để kêu gọi ký tên vào Kiến nghị thư Hoàng Sa thuộc Việt Nam. Ảnh: Đảng bộ Việt Tân Orange County

Hoàng Sa thuộc Việt Nam – Đảng bộ Việt Tân Orange County xuống đường tại Little Saigon

Qua sự trao đổi về tình hình khu vực biển Đông và nhu cầu của chiến dịch đánh dấu 50 năm Hoàng Sa rơi vào tay giặc phương Bắc, anh chị em cơ sở Việt Tân đã nhận được sự đồng thuận và sẵn lòng cùng ký tên vào Kiến nghị thư Hoàng Sa thuộc Việt Nam của nhiều đồng bào đủ mọi thành phần, nam nữ, trẻ già và kể cả một số du khách Hoa Kỳ có mặt tại đó.