Một số nỗ lực tiêu biểu của Đảng Việt Tân năm 2023

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong năm 2023 vừa qua, toàn thể đảng viên Việt Tân đã cố gắng đẩy mạnh các sinh hoạt nội bộ cũng như thực hiện các nỗ lực vận động người dân và quốc tế lên án CSVN về tình hình đàn áp nhân quyền và đặc biệt là phát động chiến dịch 50 Năm Hoàng Sa để vận động dư luận không quên Hoàng Sa và Trường Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng một cách phi pháp. Với rất nhiều nỗ lực âm thầm hay công khai thực hiện, anh chị em Việt Tân muốn chia sẻ đến quý vị ba công tác đã được thực hiện sau đây:

1. Ông Trương Văn Dũng Nhận Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2023

Ngày 10 tháng 12 năm 2023, tại Paris, Pháp Quốc, với sự hiện diện của một số chính giới, đại diện các tổ chức nhân quyền quốc tế, cùng đông đảo thân hữu, đồng hương, Đảng Việt Tân đã vinh danh và trao tặng Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2023 cho nhà hoạt động nhân quyền Trương Văn Dũng, người luôn đi đầu trong các cuộc biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc, luôn hỗ trợ cho các tù nhân lương tâm, bà con dân oan.

Đại diện ban tổ chức, ông Trần Đức Tuấn Sơn giới thiệu Ban Giám khảo gồm bà Nathalie Seff , Giám đốc tổ chức ACAT Pháp; ông Pascal Durand, Thành viên Quốc Hội Châu Âu (EP); ông Daniel Bastard, Giám đốc khu vực Châu Á của tờ báo Le Courier International; ông Đặng Đình Mạnh, Luật sư Nhân quyền; và Nhà giáo Phạm Minh Hoàng, nhà hoạt động nhân quyền và là cựu tù nhân lương tâm. Ông Trần Đức Tuấn Sơn nhấn mạnh việc bảo vệ nhân quyền không chỉ giới hạn trong ngày Quốc Tế Nhân Quyền mà phải luôn được thực hiện ở bất cứ nơi nào mà các quyền con người không được tôn trọng, như hiện nay ở Việt Nam.

Ông Lý Thái Hùng, Chủ tịch Đảng Việt Tân cho biết Giải thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng năm nay tổ chức tại Paris với chủ đề “75 Năm Quốc Tế Nhân Quyền – Tự Do, Bình Đẳng & Công Lý Cho Việt Nam” nhằm vào hai mục tiêu:

Một là để xiển dương tính chất lịch sử của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ra đời 75 năm trước đây tại Thủ đô Paris vào ngày 10 tháng 12 năm 1948;

Hai là đề cao sự hy sinh can đảm của các nhà hoạt động, ngay cả khi ở trong tù, vẫn miệt mài tranh đấu để đòi Tự do, Bình đẳng và Công lý cho dân tộc Việt Nam.

Trong phần phát biểu của quan khách tham dự, bà Nnathalie Seff, Giám đốc Tổ Chức ACAT Pháp, cho biết những quyền căn bản được xác định trên bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền thường xuyên bị chà đạp, những nhà tranh đấu ngày càng gặp nhiều nguy hiểm, chúng ta phải lên tiếng không ngừng để tố cáo các nhà cầm quyền vi phạm.

Ông Pascal Durand, Dân biểu Quốc Hội Âu Châu đã cho rằng những hoạt động như Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng rất cần thiết vì sẽ tác động lên dư luận để không quên những tù nhân lương tâm ở Việt Nam, và chúng ta sẽ lên tiếng cho đến khi nào Hiệp định Trao đổi Thương mại Tự do EVFTA giữa Việt Nam và EU được tôn trọng hoàn toàn về các quyền con người. 

Bà Pascale Berry Wavre, một đảng viên danh dự của đảng Việt Tân tại Thụy Sĩ đã phát biểu ca tụng những người phụ nữ Việt Nam can đảm dấn thân tham gia đấu tranh. Bà đã đặc biệt nhắc đến bà Nguyễn Thúy Hạnh, người sáng lập Quỹ 50K, bà Huỳnh Thục Vy, bà Cấn Thị Thêu.

Và như thông lệ hàng năm, bà Nguyễn Thị Quý, vợ của Nhà hoạt động Lê Đình Lượng đã gửi lời chúc mừng đến người được trao giải – Nhà hoạt động Nhân quyền Trương Văn Dũng. Bà nói “Trương Tráng Sĩ” rất xứng đáng để được vinh danh. Bà Quý cũng chia sẻ thông tin về ông Lê Đình Lượng và Linh mục Đặng Hữu Nam, người được trao Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2021. 

2. TNLT Châu Văn Khảm Ra Tù CSVN Và Viếng Thăm Âu Châu

Sau hơn 4 năm bị nhà cầm quyền CSVN giam giữ phi pháp trong chuyến trở về Việt Nam để nghiên cứu vấn đề nhân quyền tại Việt Nam vào tháng Giêng năm 2019, ông Châu Văn Khảm, một công dân Úc, một đảng viên Việt Tân đã được tự do và trở về Úc vào ngày 11 tháng 7, 2023 sau những áp lực tranh đấu của chính phủ Úc và Cộng đồng Việt Nam.

Sau chuyến đi hơn 3 tuần lễ nhằm cảm tạ đồng bào và các Cộng đồng tại các Tiểu bang Úc Châu, ông Châu Văn Khảm đã lên đường viếng thăm Âu Châu từ trung tuần tháng 10 đến cuối tháng 11, 2023.

Ngày  23 và 24 tháng 10, ông đã đặt chân đến Quốc Hội Liên Minh Châu Âu tại Brussels, Vương Quốc Bỉ để trao đổi với một số dân biểu Châu Âu về tình hình nhân quyền cũng như về tình trạng vi phạm nhân quyền ngày càng thậm tệ tại Việt Nam. Trên nguyên tắc Việt Nam phải là quốc gia gương mẫu khi trở thành thành viên chính thức của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Nhưng CSVN đã làm hoàn toàn ngược lại. Ông Khảm còn cho biết Việt Nam không tôn trọng những thỏa thuận trong Hiệp Định Thương Mại Tự Do với Liên Minh Châu Âu EVFTA năm 2020 khi cản trở các quyền của người lao động Việt Nam cũng như quyền thành lập các công đoàn độc lập.

Sau chuyến đi Quốc Hội Châu Âu, ông đã lần lượt đi đến các nước Bỉ, Pháp, Đức, Hòa Lan, Anh, Na Uy, Đan MạchThụy Sĩ để gặp gỡ các bộ ngoại giao, các chính giới, cũng như trao đổi với đồng hương. Đặc biệt tại Geneva, Thuỵ Sĩ, với đại diện Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, ông đã bày tỏ sự lo âu khi chính quyền cộng sản đã gia tăng một cách khủng khiếp các trường hợp bắt bớ tùy tiện trong hai năm vừa qua.

“Nhiều nhà đấu tranh dân chủ, nhiều nhà hoạt động nhân quyền cũng như nhiều nhà bảo vệ môi trường bị bắt với những bản án ngày càng nặng,” các nhóm nhân quyền cũng như các tổ chức xã hội dân sự đã nhiều lần bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với hàng trăm tù nhân đang còn bị giam giữ tại Việt Nam chỉ vì họ đã bày tỏ chính kiến của họ khác biệt.

Ông Khảm cũng đã nêu lên trường hợp của hai ông Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền với mức án 11 năm và 10 năm tù. Các ông bị bắt cùng với ông Khảm và cũng bị cáo buộc cùng một tội danh với ông là tội “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân.”

Sau mỗi buổi gặp gỡ, ông Châu Văn Khảm đã trao cho các dân biểu, các đại diện bộ ngoại giao cũng như Cao Ủy Nhân Quyền một bản báo cáo của năm 2023 về tình trạng giam giữ các tù nhân lương tâm tại Việt Nam do đảng Việt Tân soạn thảo và một bản đệ trình về tình hình nhân quyền gửi đến Liên Hiệp Quốc cho buổi Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát năm 2024 (UPR 2024).

Ông  Châu Văn Khảm cũng cho biết là việc ông được các chính giới và các bộ ngoại giao tiếp đón là một minh chứng cụ thể bác bỏ các cáo buộc “khủng bố” của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với ông cũng như đối với đảng Việt Tân.

3. Hoàng Sa Trong Từng Trái Tim Việt

Trong suốt năm 2023, Đảng Việt Tân đã cùng với người Việt khắp nơi tổ chức nhiều sinh hoạt khác nhau để đánh dấu mốc điểm 50 năm ngày quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc xâm chiến vào ngày 19 tháng 1 năm 1974.

Một chuỗi sự kiện biểu tình đã khởi đi qua lời kêu gọi “Hãy hành động vì Hoàng Sa” của hơn 130 tổ chức, yêu cầu nhà cầm quyền CSVN kiện Trung Quốc ra Tòa Án Quốc Tế để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa và để bảo vệ ngư dân Việt Nam.

Đồng bào từ nhiều quốc gia Châu Âu như Pháp, Bỉ, Đức, Đan Mạch, Na Uy vào ngày 11 tháng 3, 2023 đã tụ tập trước Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế ở The Hague, Hòa Lan để biểu tình lên án Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng Hoàng Sa bất hợp pháp.

Kế đến là những cuộc biểu tình đồng loạt tại Sydney (Úc Châu), Washington D.C. và Houston (Hoa Kỳ) vào ngày 18 tháng 3, 2023; Tokyo (Nhật Bản) ngày 19 tháng 3, 2023; Hamburg (Đức Quốc) ngày 9 tháng 9, 2023; Toronto (Canada) ngày 1 tháng 10, 2023 nhằm nhắc nhở cho thế giới yêu chuộng hòa bình đừng quên bản chất hung hăng của Trung Quốc đối với Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

Ngoài các cuộc biểu tình, anh chị em Việt Tân đã đồng hành cùng đồng bào khắp nơi xuống đường vận động chữ ký cho Kiến Nghị “Hoàng Sa thuộc Việt Nam” cho đến nay đã đạt được hơn 15.000 chữ ký, trưng bày hình ảnh về sự kiện Trung Cộng xâm lược và tổ chức các buổi hội luận online về chủ đề Biển Đông và mưu đồ bành trướng của Trung Quốc.

Đặc biệt là Cộng đồng người Việt tại Hawaii, Hoa Kỳ đã thành công trong việc vận động lưỡng viện quốc hội tiểu bang lên tiếng công nhận “Hoàng Sa là của Việt Nam,” Chủ tịch Hạ Viện Scott Saiki và Chủ tịch Thượng Viện Ronald Kouchi của Tiểu bang Hawaii, Hoa Kỳ đã cùng 30 dân biểu và thượng nghị sĩ khác ký tên ban hành bản Chứng nhận “Đánh dấu 50 năm Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị xâm lược.”

Cơ quan lập pháp khóa thứ 32 của Tiểu bang Hawaii ghi nhận Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền đối với Quần đảo Hoàng Sa từ thế kỷ thứ 19 và đang kiểm soát nơi này khi bị nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc xâm lược vào ngày 19 tháng 01 năm 1974, khiến 74 hải quân VNCH bị hy sinh tính mạng.

Trong lúc các nỗ lực vận động bảo vệ biển đảo được dư luận thế giới quan tâm theo dõi thì tại Việt Nam, nhà cầm quyền CSVN đã ra tay đàn áp và ngăn chặn mọi sinh hoạt hướng về Hoàng Sa. Tuy vậy, bất chấp mọi ngăn cấm, nhiều bà con, đặc biệt các bạn trẻ, trên khắp các nẻo đường đất nước đã dùng mọi phương tiện, cơ hội, và cách thức để nhắc nhở nhau về thời điểm 50 năm mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc. Một số nỗ lực đã được chuyển ra bên ngoài để nhờ bạn bè phát tán rộng rãi trên mạng xã hội. Đây là các nỗ lực đáng ngưỡng mộ và đang tiếp tục đưa thông điệp “Hoàng Sa là của Việt Nam” lan nhanh trên toàn thế giới.

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.