Gạc Ma, trận chiến bị lãng quên

Toàn cảnh đá Gạc Ma (Johnson South Reef) Trung cộng đã tôn tạo, xây lắp chụp từ khoảng cách 5 km. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đã 32 năm trôi qua kể từ ngày xẩy ra trận Gạc Ma ngày 14 tháng 3 năm 1988. Câu chuyện về sự hy sinh tức tưởi của 64 binh sĩ công binh tại Gạc Ma ngày ấy vẫn nằm im trong những trang sử của Quân đội nhân dân Việt Nam. Từ đó đến nay chưa hề có một sự xác nhận chính thức nào của giới lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam về sự kiện này, ngoại trừ một lần ông cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh bảo rằng, cứ để xác của 64 người lính ấy nằm yên dưới đáy biển Gạc Ma một cách rất vô tâm.

Các tài liệu về trận Gạc Ma của Việt Nam rất ít ỏi và đơn điệu. Có lẽ bài viết vào năm 2008 của tác giả Phạm Trung Trực (1) về trận đánh này là đầy đủ nhất về cả bối cảnh lẫn diễn tiến. Phạm Trung Trực là bút danh của một sĩ quan hải quân Việt Nam can hệ trực tiếp trong suốt chiến dịch CQ 88, một chiến dịch của quân đội nhân dân Việt Nam đưa bộ đội công binh mang vật liệu xây dựng tới nhóm đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma để xây dựng các cơ sở tại đây, nhằm khẳng định sự có mặt của Việt Nam trên nhóm đảo quan trọng này.

Điểm nổi bật được bài viết này ghi lại là thái độ lửng lơ và buông xuôi của giới lãnh đạo Việt Nam trong quyết định giữ hay bỏ những phần lãnh thổ, lãnh hải đó của Việt Nam. Tác giả Phạm Trung Trực kể lại rằng, khi tình hình đã trở nên hết sức căng thẳng. Bộ tư lệnh hải quân liên tục báo cáo lên trên xin ý kiến chỉ đạo, và cần được giải đáp ngay là:

– Trung Quốc là bạn hay thù?
– Chúng đánh ta, ta có đánh trả không?

Cấp trên vẫn im lặng hoặc trả lời KHÔNG rõ ràng.

JPEG - 64.5 kb
Một trong ba tàu tham dự trận Gạc Ma, HQ 505.

Không những thế, tuy biết trước ý đồ Trung Quốc sẽ xâm chiếm vùng đảo này qua việc họ đưa một lực lượng hải quân hùng hậu đến vùng trận chiến, nhưng Việt Nam chỉ đưa ra đó 3 tàu vận tải vũ khí yếu kém, bộ đội công binh Việt Nam lại không được trang bị vũ khí thích hợp để chiến đấu. Quan trọng hơn là họ được lệnh không được bắn trả lính Trung Quốc. Chỉ một vài bộ đội trên tàu mang vũ khí cá nhân, còn nhóm bộ đội tiến vào cắm cờ trên đảo Gạc Ma đã tay không đối diện với giặc.

Trả lời phỏng vấn của đài RFA (2), anh Nguyễn Văn Thống, một người sống sót trong khi tiến vào Gạc Ma xác nhận với Đài Á Châu Tự Do về lệnh bộ đội Việt Nam không được nổ súng. Anh Thống nói: “Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng, bất kỳ giá nào cũng không được nổ súng.”

JPEG - 115.3 kb
Tàu chiến Trung Quốc bắn trực xạ vào tàu vận tải công binh của Việt Nam khiến 64 chiến sĩ Hải quân VN đã hy sinh cùng với lệnh không được nổ súng… Ảnh: RFA

Lời thuật vừa nêu của anh Nguyễn Văn Thống cũng trùng hợp với tiết lộ của tướng Lê Mã Lương trong cuộc tọa đàm kỷ niệm cuộc chiến Gạc Ma do Trung tâm Minh Triết tổ chức vào năm 2014. Tướng Lê Mã Lương là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, từng giữ chức Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Tướng Lê Mã Lương cho biết:

“Nó có một câu chuyện như thế này: Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh bộ đội ta không được nổ súng nếu như đánh chiếm cái đảo Gạc Ma hay bất kỳ đảo nào ở Trường Sa. Không được nổ súng! Và sau này nó có một câu chuyện và nó đã được ghi vào tài liệu mà ta đã rõ rồi là khi trong một cuộc họp của Bộ Chính trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đập bàn và nói là ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?”

Có nhiều lời truyền miệng khác xác định chi tiết được tướng Lê Mã Lương tiết lộ ở trên. Người được cho là đã ra lệnh không được chống trả hồi đó đó là Đại tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Với nguyên tắc sinh hoạt “dân chủ tập trung” của đảng CSVN, người ta có thể cho rằng, hoặc đó là quyết định chung của Bộ Chính trị đảng CSVN, hoặc nếu không phải là quyết định chung thì cũng không một ai trong Bộ Chính trị phản đối lệnh đó.

Có lẽ vì sự kiện đáng xấu hổ đó, trận chiến Gạc Ma có vẻ như đã bị lãnh đạo đảng CSVN cố tình không cho đề cập đến trong sử sách. Bộ Sử Biên Niên của Viện Sử học Việt Nam đã không có một giòng chữ nào cho trận chiến này.

Bên cạnh đó, có thể cũng vì lý do đó mà các buổi tưởng niệm 64 chiến sĩ vị quốc vong thân trong trận Gạc Ma của dân chúng trong mấy năm gần đây đã luôn bị cấm cản, hoặc bị các lực lượng an ninh giả côn đồ quấy phá. Mới ngày 9 và 10 Tháng 3 vừa qua, một số người trong Câu Lac Bộ Lê Hiếu Đằng đã bị công an bắt khi họ chuẩn bị tổ chức buổi tưởng niệm ở Vũng Tàu. Một nhóm dân chúng khác đã phải tổ chức tưởng niệm một cách lén lút.

Nếu các tài liệu về trận chiến Gac Ma của Việt Nam ít ỏi thì các tài liệu tương tự bằng ngoại ngữ về loại này cũng chẳng nhiều nhặn gì. Dưới đây là tóm lược một vài điều đáng chú ý trong các tài liệu liên quan đến trận Gạc Ma bằng Anh ngữ.

Tìm kiếm trên Google tài liệu bằng tiếng Anh người ta thấy khá nhiều bài báo của các cơ quan truyền thông Việt Nam viết về trận Gạc Ma, cùng một số lượng nhiều không kém những bài báo ngoại quốc tường thuật về sự cấm đoán tưởng niệm và bắt bớ dân chúng tổ chức tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma của lực luợng an ninh Việt Nam.

Bên cạnh đó cũng có một vài tài liệu khác đề cập sơ sài về trận Gạc Ma.

Một bài thuyết trình của Trường Đại học Oslo, Na Uy viết cho buổi hội thảo về an ninh của vùng Đông Á vào Tháng 7 năm 2015 cho rằng, trận Gạc Ma là một biến cố trong diễn trình tranh chấp các hòn đảo nhỏ ở vùng Biển Đông (3).

Tài liệu giải mật của Trung ương Tình báo Hoa Kỳ (CIA) viết khá nhiều về bối cảnh chính trị trong vùng Đông Nam Á trong khoảng 2 năm 1987 và 1988. Cơ quan tình báo này đưa ra nhận định rằng, Trung Quốc cướp Hoàng Sa và một vài đảo của Trường Sa vào lúc các chính phủ của Việt Nam (Việt Nam Cộng Hoà và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam) là đồng minh của một trong hai siêu cường của thế kỷ 20. Cả hai siêu cường đó, vào mỗi thời điểm tương ứng, đều bắt tay với Trung Quốc để nước này “làm thịt” Việt Nam. (4)

Cuối cùng, một bài viết trên trang mạng Nghiên cứu Chiến luợc của Ấn Độ (được đăng lại trên trang mạng National Interest và War is Boring), đề cập sơ sài về trận Gạc Ma, nhưng lại nhấn mạnh đến trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Bài viết có tựa đề “One of the Last Things South Vietnam Did Was Fight China” (Một trong những điều cuối cùng Việt Nam Cộng Hoà làm là chiến đấu chống Trung Cộng). Một tựa đề như hàm ý về truyền thống chống đế quốc phương Bắc của người Việt Nam.(5)

Lê Vĩnh

Ghi chú:

(1) Một Trang Sử Anh Hùng – Một Thời Kỳ Nhục Nhã, Phạm Trung Trực, https://radiochantroimoi.wordpress.com/2009/03/15/ky-s%E1%BB%B1-h%E1%BA%A3i-chi%E1%BA%BFn-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-sa/

(2) Ai ra lệnh không được nổ súng trong trận Gạc Ma?, RFA, http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/who-ord-no-fir-in-garma-03122015052720.html++

(3) East Asia’s Last Interstate Battle, Stein Tønnesson, https://blogs.prio.org/2015/07/14-march-1988-east-asias-last-interstate-battle/

(4) China’s ambition and the lessons from Gac Ma, http://asiamaritime.net/chinas-ambition-and-the-lessons-from-gac-ma/

(5) One of the Last Things South Vietnam Did Was Fight China, Indian Strategic Studies, http://strategicstudyindia.blogspot.ca/2014/05/one-of-last-things-south-vietnamdid.html?m=1

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.