Gió đổi chiều?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Báo chí “lề đảng” được “tháo rọ mõm” vào dịp kỷ niệm 45 năm hải chiến Hoàng Sa.

Các tờ báo chính thống “lề đảng” đã có một sự thay đổi giọng điệu một cách đáng ngạc nhiên trong lĩnh vực trước nay được coi là đặc biệt “nhạy cảm” về quan hệ với người bạn “4 tốt” Trung Quốc. Lần đầu tiên sau 45 năm, “một nửa sự thực” về cuộc hải chiến Hoàng Sa 1974 đã được chính thức đăng tải bởi các tờ báo có lượng đọc lớn nhất như Thanh niên, Tuổi trẻ.

“Một nửa sự thực” ở đây là nhà nước CSVN sau 45 năm hoàn toàn “cấm khẩu”, đã phải thừa nhận cuộc chiến đấu anh dũng của những người lính hải quân VNCH trong cuộc chiến bảo vệ phần biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. “Một nửa sự thực” này những người cộng sản đã cố tình bôi xóa và phủ nhận, thậm chí không dám nêu tên cả kẻ xâm lược.

“Một nửa sự thực” còn lại là CSVN không hề nhắc đến “quân lực Việt Nam Cộng hòa” trong khi nói về cuộc hải chiến Hoàng sa 1974. Phải chăng, lại trò “Lý Thông cướp công Thạch Sanh”, đánh lận con đen mà người cộng sản thường sử dụng?

Cần nhắc lại những dữ kiện lịch sử trước đó, chính Phạm Văn Đồng đã ký công hàm 1958, công nhận vùng biển 12 hải lý của Trung cộng và sau này được Bắc Kinh sử dụng như một “căn cứ pháp lý” với Hà Nội về vấn đề chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Cũng như việc ngay sau cuộc chiến, phía VNCH đã yêu cầu lãnh đạo CS Bắc Việt lên tiếng phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc nhưng Hà Nội đã im lặng suốt 45 năm qua.

Tờ Thanhnien.vn ngày 17.01.2019 đăng tải một bản cáo trạng dài về hành động xâm chiếm, quá trình quân sự hóa, khai thác tài nguyên, uy hiếp an ninh hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông trong bài “45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Mưu đồ độc chiếm Biển Đông” của tác giả Khánh An. Nếu như bài viết tương tự như thế này đăng báo một năm trước, chắc chắn tác giả và tổng biên tập sẽ bị ban tuyên giáo trung ương xử lý. Nhẹ thì bị tước thẻ, nặng thì đi tù và đóng cửa tòa soạn. Thậm chí, những cái tên “Biển Đông”, “Hoàng Sa”… từ lâu trở thành cấm kỵ.

Hình chụp lại bài viết của tác giả Khánh An trên báo Thanh Niên.

Cuộc hải chiến Hoàng Sa 1974 bị chính quyền CSVN quên lãng, xóa bỏ vì hiềm khích và thù hận với những người ở bên kia chiến tuyến bởi lý do “an ninh chính trị”. Cho dù “cái lý” đó thật đê hèn, tồi bại; nhưng với cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung 1979 và cuộc thảm sát ở Gạc Ma Cô Lin vào năm 1988 thì hoàn toàn không có lý do gì để biện minh. Một thể chế từ lâu không còn liêm sỉ, cúi đầu nô lệ, chối bỏ lịch sử và xương máu của cha anh. Sự thực đó đã minh định “ai là chính, ai là ngụy?”.

Câu hỏi đặt ra là nguyên nhân nào khiến CSVN đã khơi lại đề tài này vào thời điểm tròn 45 năm, đồng thời lớn tiếng lên án người đồng chí “4 tốt” đã cưỡng chiếm “phần máu thịt không thể tách rời” sau gần 3 thập kỷ ngợi ca tình “đồng chí keo sơn” kể từ hội nghị Thành Đô?

Rõ ràng, mâu thuẫn giữa việc thực thi các hiệp định hợp tác giữa hai đảng cầm quyền và cuộc “trở cờ” trên phương diện báo chí Việt Nam gần đây có những căn nguyên không hề đơn giản. Sẽ là vội vàng khi cho rằng mối duyên nợ Việt Trung đang chuẩn bị bước vào giai đoạn “anh đi đằng anh, tôi đi đằng tôi, tình nghĩa đôi ta có thế thôi”. Ngày 14.01.2019 vừa qua, chính phủ hai nước Việt, Trung đã đạt “sự đồng thuận về đường biên giới chung trên đất liền” sau cuộc đàm phán cấp chính phủ tại Lào Cai. Bắc Kinh gọi 1450 km đường biên giới chung này là “cầu nối hữu nghị, hợp tác”. Rõ ràng, hai đảng cầm quyền vẫn đang thúc đẩy những “hiệp định và thỏa thuận” đã ký kết với nhau với một tốc độ nhanh chóng.

Cuộc đàm phán cấp chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam – Trung Quốc tại Lào Cai ngày 19-1-2019.

Lưỡi móc câu oan nghiệt mà những người cộng sản đã nuốt, được bọc bởi miếng mỡ “4 tốt, 16 chữ vàng”, cùng món nợ hàng ngàn tỷ nhân dân tệ mà Trung cộng tài trợ cho cuộc “nồi da nấu thịt” tàn khốc trong quá khứ, không cho phép CSVN có thể dễ dàng “ân đoạn, nghĩa tuyệt”. Lợi quyền dầu khí và chủ quyền ở Biển đông rõ ràng cần phải được phân chia “thỏa đáng”. Nhưng phân chia cho ai, và ai được quyền phân chia là môt câu chuyện hoàn toàn khác.

Cuộc “khủng hoảng mang màu sắc Trung Quốc”

Ngoài thông tin về cuộc hải chiến 1974 trong dịp kỷ niệm 45 năm sự kiện này, hàng loạt bài viết đề cập đến những rủi ro mang tính hệ thống, nguy cơ sụp đổ mô hình kinh tế xã hội Trung Quốc được đăng tải trên những tờ báo mạng như Sonha.vn, Zing.vn… Những cái tiêu đề và bài viết chưa bao giờ được phép đăng tải xuất hiện với mức độ dày đặc như “Nghiện” tín dụng, kinh tế TQ đáng nhẽ đã “vỡ tung” từ giữa năm 2018: Tại sao chưa xảy ra?; đòn đau thương chiến: Lo sốt vó trước cả “núi” tin dữ, chính phủ TQ cuống cuồng ra quân”

Xu hướng truyền thông đang phủ nhận “định hướng Trung Quốc” mà đảng cộng sản lâu nay kiên định, quả thật là một điều khó hiểu. Vấn đề ở chỗ, hệ thống, cấu trúc, tư duy quản trị quốc gia và nền kinh tế của Việt Nam là một bản sao tệ hại hơn nhiều so với nguyên mẫu Trung Quốc mà những nhà lãnh đạo CSVN cố gắng rập khuôn theo. Rủi ro của nền kinh tế Trung Quốc cũng chính là rủi ro mà CSVN phải đối mặt, thậm chí ở mức độ tồi tệ hơn. Con số tăng trưởng 7.08% GDP chẳng qua như một thứ thuốc hướng thần ảo giác mà các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã tự tiêm quá liều vào tĩnh mạch của mình. Những “đỉnh cao trí tuệ” đang mơ đến giấc mơ “hóa hổ, hóa rồng” bằng việc hô khẩu hiệu và sản xuất thêm nhiều nghị quyết mới.

Bên cạnh đó, những cảnh báo về “bẫy nợ” và rủi ro chính trị của “một vành đai, một con đường” đã được các báo mạng “lề phải” Việt Nam đăng tải – một động thái chưa từng có trước đây. Việt Nam là một mắt xích quan trọng trong tham vọng bá quyền của họ Tập vì vị trí địa kinh tế chính trị đặc biệt ở vùng Đông Nam Á.

Trước nay, Hà Nội luôn hồ hởi đón nhận những dự án của Trung Quốc. Dù công nghệ lạc hậu, hủy hoại môi trường, lãi suất vay cắt cổ, nhưng ngược lại, những vali tiền tươi, đầy chặt Mỹ kim, lên tới 50% giá trị các dự án, luôn được nhà thầu chuyển tận tay cho các ủy viên trung ương, chủ tịch, bí thư tỉnh thành và bộ ngành chủ quản… có ý nghĩa quyết định tất cả. Hơn 90% các dự án hạ tầng, năng lượng, khai khoáng ở Việt Nam đều do các nhà thầu Trung Quốc thực hiện.

Câu chuyện Việt Nam liên tục nhập về các tổ hợp nhiệt điện mà Trung Quốc đã loại bỏ, bất chấp các rủi ro về môi trường, rồi nhập than chất lượng kém từ Trung Quốc về với giá gấp 3 lần giá xuất, nhằm duy trì hoạt động của những tổ hợp này là một ví dụ tiêu biểu minh chứng một hệ thống chính trị “ăn không từ một thứ gì” và tàn phá quốc gia như thế nào. Vậy mà, bỗng dưng, truyền thông báo chí lại đưa những thông tin bất lợi về “tình hữu nghĩ anh em” và tiến trình “trở về cội nguồn Trung Hoa vĩ đại” như thế này thì quả thật là “phản động”.

Điều gì sắp diễn ra?

Rõ ràng, gió đang đổi chiều, ít nhất trên phương diện truyền thông. Căn nguyên của động thái này là một dấu hỏi lớn. Những người cộng sản phải chăng đang chuẩn bị cho mình một đường lùi trước huyệt mộ “Death by China”?

Trận thương chiến không khoan nhượng do Donald Trump khởi phát đang biến thành một cuộc Thập Tự Chinh thực sự. Cuộc chiến này sẽ định hình lại thế giới trong vòng 50 năm tới và làm tan rã các cấu trúc kinh tế, xã hội, chính trị của Trung Quốc. Phải chăng, điều đó đã làm cho Hà Nội thực sự run sợ và mong muốn cơ hội “trở cờ”?

Nhưng mọi chuyện không dễ dàng như thế, khi lưỡi móc câu “Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan” đã găm vào tận gan ruột thể chế và trở thành lời nguyền định mệnh. Người Trung Hoa có câu ngạn ngữ “chuyện tới là Phúc hay là Họa? Là Phúc thì không phải là Họa, là Họa thì không tránh được”. Tương lai thật khó đoán định, nhưng dù điều gì xảy ra và cái giá cho sự thay đổi đó là gì thì nó cũng tốt hơn thực trạng tàn mạt mà dân tộc Việt Nam đang phải chịu đựng.

Tân Phong, 22.01.2019

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.