Hoàng Đế Tập Cận Bình 2.0

Đại hội 20 đảng CSTQ kết thúc, Tập Cận Bình thu tóm quyền lực với chiếc ghế tổng bí thư nhiệm kỳ thứ 3 và Thường Vụ Bộ Chính Trị và Bộ Chính Trị hầu hết là người thân tín của họ Tập. Ảnh: Việt Tân
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 20 đã kết thúc hôm 22 tháng Mười, 2022 để lại hai dấu ấn rất đặc biệt.

Dấu ấn đầu tiên là hình ảnh cựu Tổng Bí Thư Hồ Cẩm Đào bị toán “an ninh” ôm xốc người bắt đứng dậy và áp tải rời khỏi phòng họp ngay trước khi Đại Hội bỏ phiếu thông qua Nghị Quyết Đại Hội và Tập Cận Bình đọc diễn văn bế mạc.

Những hình ảnh được ghi lại trong khoảnh khắc cuộc áp tải này cho thấy là Hồ Cẩm Đào ngồi giữa Tập Cận Bình (bên phải) và Chủ Tịch Quốc Hội Lật Chiến Thư (Li Zhanshu, bên trái) cùng Bí Thư Thứ Nhất Ban Bí Thư Vương Hỗ Ninh (Wang Huning). Khi an ninh bất chợt tới mời đi, ông Hồ Cẩm Đào đã không chịu rời bàn, và tìm cách “phân bua” gì đó, nhưng Tập Cận Bình đã chỉ thị cho tên “an ninh” xốc đưa ông Hồ đi ra ngoài.

Nếu thật sự Hồ Cẩm Đào, 79 tuổi,  phải rời phòng họp để ra ngoài tĩnh dưỡng vì lý do sức khoẻ như Tân Hoa Xã loan tải và giải thích sau đó, thì cả hai ông Tập Cận Bình và Thủ Tướng Lý Khắc Cường đã phải đứng dậy để tiễn đưa một vị “tiền bối” từng lãnh đạo đảng và nhà nước Trung Quốc trong 10 năm (2002 đến 2012) trước khi trao quyền lại cho họ Tập và họ Lý trong đại hội lần thứ 18 vào tháng Mười, 2012.

Dư luận chung không “đồng tình” với lối giải thích của Tân Hoa Xã mà đa số cho rằng đây là đòn răn đe nội bộ có chủ đích của Tập Cận Bình khi nắm chắc sẽ ở lại nhiệm kỳ thứ ba trong 5 năm tới (2022-2027).

Dấu ấn thứ hai có thể phần nào giúp giải thích cho sự kiện Hồ Cẩm Đào bị “áp tải” ra ngoài phòng họp ở phiên bế mạc đại hội, chính là sự khống chế quyền lực trong bộ máy lãnh đạo đảng: Thường Vụ Bộ Chính Trị và Bộ Chính Trị hầu hết là người của Tập Cận Bình.

Hai nhân vật thân cận nhất của Hồ Cầm Đào là Thủ Tướng Lý Khắc Cường (Li Keqiang, 67 tuổi) và Chủ Tịch Chính Hiệp Uông Dương (Wang Yang, 67 tuổi) đã bị loại khỏi vị trí quyền lực trong đại hội 20. Đây là hai nhân sự có rất nhiều tiềm năng ở lại để lãnh đạo đảng và nhà nước Trung Quốc trong 5 năm tới cùng với họ Tập.

Tuy nhiên qua kết quả bầu cử nhân sự lãnh đạo được công bố vào chiều ngày 23 tháng Mười, 2022 cho thấy là 4 nhân vật trong Thường Vụ Bộ Chính cũ gồm Thủ Tướng Lý Khắc Cường (67 tuổi), Chủ Tịch Quốc Hội Lật Chiến Thư (72 tuổi), Chủ Tịch Chính Hiệp Uông Dương (67 tuổi) và Phó Thủ Tướng Thứ Nhất Hàn Chính (Han Zheng, 68 tuổi) bị nghỉ hưu. Trong khi đó, theo quy định của đảng CSTQ thì dưới 68 tuổi tính vào thời điểm đại hội diễn ra vẫn có thể ở lại 5 năm nữa.

Chính việc loại Lý Khắc Cường, Uông Dương đã làm cho Hồ Cẩm Đào bực mình, vì thế mà Tập Cận Bình đã ra tay “áp tải” họ Hồ ra khỏi phòng họp không cho dự phiên bế mạc đại hội.

Không những loại người của phe Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình còn đưa những nhân sự tín cẩn, hay nói một cách thẳng thừng là những “thiên lôi,” của mình vào Thường Vụ Bộ Chính Trị gồm ba bí thư đang nắm ba thành phố chiến lược: Lý Cường (Li Qiang, Bí Thư Thượng Hải), Lý Hi (Li Xi, Quảng Đông), Thái Kỳ (Cai Qi, Bắc Kinh) và ba nhân sự thân tín khác gồm Đinh Tiết Tường (Ding Xuexiang, Chánh Văn Phòng Trung Ương Đảng), Vương Hỗ Ninh (Wang Huning, Bí Thư Thứ Nhất Ban Bí Thư và là quân sư cho Tập), và Triệu Lạc Tế (Zhao Leji, Bí Thư Ủy Ban Chống Tham Nhũng Trung Ương).

Trong Bộ Chính Trị, Tập Cận Bình cũng đã cho thăng chức các đàn em vốn có quan điểm cực đoan và trung thành với họ Tập như Vương Nghị (Bộ Trưởng Ngoại Giao), Lý Cán Kiệt (Bí Thư Sơn Đông), Lý Hồng Trung (Bí Thư Hồ Bắc), Trần Mẫn Nhĩ (Bí Thư Trùng Khánh), Trương Quốc Thanh (Bí Thư Liêu Ninh), Doãn Lực (Bí Thư Phúc Kiến), Hà Vệ Đông (Bí Thư Giang Tô), Trần Văn Thanh (Bí Thư Tứ Xuyên), v.v…

Với sự thu tóm bộ máy lãnh đạo đảng vào trong tay phe nhóm mình, Tập Cận Bình đã thay đổi bản chất của đảng Cộng Sản Trung Quốc kể từ nhiệm kỳ thứ ba trở đi, đó là:

1/ Từ hình thức lãnh đạo tập thể trải dài qua các thời Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào thì nay quyền lực nằm trong tay Hoàng Đế Tập Cận Bình.

2/ Họ Tập sẽ từng bước sửa đổi điều lệ đảng như bỏ chức tổng bí thư, phục hoạt lại chức chủ tịch đảng, bãi bỏ Thường Vụ Bộ Chính Trị thay bằng việc đề cử vài phó chủ tịch đảng để biến sự lãnh đạo đảng trở lại như thời Mao Trạch Đông (1949-1976).

Hai dấu ấn nói trên đã phần nào phản ảnh nội dung của bài diễn văn khai mạc đại hội 20 mà Tập Cận Bình đã đọc mất 105 phút vào buổi sáng khai mạc ngày 16 tháng Mười, 2022.

Về đối nội, họ Tập nhấn mạnh là tiếp tục với chính sách “zero-Covid,” kiên định với chủ trương sẵn sàng dùng vũ lực để “thống nhất” Đài Loan, và tăng tốc nỗ lực tự cường về khoa học và công nghệ.

Tuy những chính sách này không có gì mới, nhưng sự kiện Tập Cận Bình “khẳng định” trước đại hội 20 cho thấy là họ Tập chọn thế đi ngược lại xu thế của thời đại và sẵn sàng “tự cô lập” để đối đầu với bên ngoài.

Về đối ngoại, họ Tập cho rằng thế giới đã thay đổi và đây là lúc mà Trung Quốc phải chiến đấu để giữ vững lợi ích cốt lõi. Trong nỗ lực đó, họ Tập đưa ra chủ trương cân bằng phát triển (xây dựng vững mạnh nền kinh tế nội địa) và an ninh (xây dựng quân đội lên tầm đẳng cấp quốc tế), để đạt bước nhảy vọt lịch sử về sức mạnh kinh tế và sức mạnh quốc phòng nhằm có thể “đối mặt” với những bão tố trong quá trình thực hiện Trung Hoa Mộng.

Có hai điểm mà Tập Cận Bình thường hay nói đến trong các bài diễn văn trước đây nhưng lần này không nhắc đến. Đó là chính sách Made In China 2025 và Một Vành Đai Một Con Đường để nói về Trung Hoa Mộng với tham vọng sẽ qua mặt Hoa Kỳ vào năm 2049, nhân đánh dấu kỷ niệm 100 năm thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (1949-2049).

Điều này cho thấy là phần nào Tập Cận Bình đã cảm nhận được sự thất bại của chính mình về chiến lược  “trỗi dậy trong hòa bình” khi Hoa Kỳ và Phương Tây đã ra tay phong tỏa và phá vỡ chính sách thực dân (Một Vành Đai Một Con Đường) và ăn cắp kỹ thuật để thống lĩnh thế giới về Công Nghệ Cao trong thời gian qua.

Tóm lại, kết quả của đại hội 20 cho thấy là Tập Cận Bình đã thành công trong việc thu tóm quyền lực vào trong tay mình và trở thành hoàng đế thật sự sau hai nhiệm kỳ 18 và 19 (2012-2022).

Nhiều nhà phân tích thế giới cho rằng chính vì tham vọng muốn làm hoàng đế mà Tập Cận Bình đang dẫn dắt Trung Quốc đi vào ngõ cụt, tự cô lập, chắc chắn làm tiêu hao toàn bộ nền kinh tế sau 30 năm mở cửa phát triển. Sự khủng hoảng hay suy thoái kinh tế của Trung Quốc sẽ là khởi điểm của một biến động khó lường tại Á Châu trong 5 năm trước mặt.

Lý Thái Hùng

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Khẩu súng phòng không trưng bày tại một viện bảo tàng quân sự ở Bình Dương, 16/11/2021. Ảnh: Duc Huy Nguyen/ Dreamstime.com

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển

Lập luận rằng Việt Nam nên chuyển hướng bố phòng sang phía tây lục địa với cái giá phải trả là phía đông biển cả là một điều sai lầm vì Việt Nam coi trọng cả hai địa vực. Không gian biển sẽ định hình tương lai của Việt Nam, cùng với sự hậu thuẫn kiên định từ vùng đất liền lục địa của mình.

Phân tích thực tế về thế bố trí phòng thủ và chiến lược quân sự của Việt Nam nên dựa trên sự hiểu biết thực tế về nhận thức mối đe dọa và giả định về môi trường quốc tế của Việt Nam, chứ không phải dựa trên quan điểm lục địa cực đoan dựa trên nhận thức lịch sử lỗi thời.

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 10/8/2022. Trung ương đảng Cộng Sản VN ngày 18/5/2024 vừa giới thiệu nhân vật này để bầu vào vị trí chủ tịch nước. Ảnh VOA screenshot báo điện tử Chính phủ

Trung ương 9: Bước ngoặt hay ngõ cụt?

Trung ương đảng CSVN ra một số quyết định về nhân sự để kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15 ‘bấm nút.’ Sau đợt ma-ra-tông này, cuộc sống mái giữa các phe phái ở Ba Đình liệu có giảm bớt?

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?