Hoạt Động của Việt Tân

15 dân biểu liên bang Hoa Kỳ yêu cầu Bộ Ngoại Giao kêu gọi CSVN tôn trọng nhân quyền và luật pháp trong vụ Đồng Tâm.

15 dân biểu liên bang Hoa Kỳ yêu cầu Bộ Ngoại Giao kêu gọi CSVN tôn trọng nhân quyền và luật pháp trong vụ Đồng Tâm

Dưới sự dẫn đầu của các Dân Biểu Alan Lowenthal, Harley Rouda, J. Luis Correa 15 dân biểu liên bang Hoa Kỳ đã cùng ký tên trong một bức thư gửi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo để bày tỏ sự quan ngại của họ về những vi phạm nhân quyền và vi phạm pháp luật trong vụ tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm. Các dân biểu yêu cầu Bộ Ngoại Giao kêu gọi chính phủ Việt Nam điều tra cái chết của ông Lê Đình Kình và tôn trọng các quyền cơ bản của con người, quy trình tố tụng, pháp quyền và tự do biểu đạt chính kiến.

Các diễn giả buổi Hội Thảo “Căng thẳng trên Biển Đông: Nguy cơ trong vùng và hiểm họa toàn cầu” do Việt Tân tổ chức hôm 5/10/2020, từ trái: Ông Đỗ Hoàng Điềm, Giáo Sư Nakano Ari, Giáo Sư Tường Vũ và Dân Biểu Hayes.

Tường trình buổi Hội Thảo “Căng Thẳng Trên Biển Đông: Nguy Cơ Trong Vùng và Hiểm Họa Toàn Cầu”

Buổi Hội Thảo được tổ chức nhằm soi sáng thêm về những nguyên nhân đưa đến tình trạng căng thẳng tại Biển Đông, sự căng thẳng này sẽ mang đến hiểm họa gì cho các quốc gia trong vùng và thế giới; và Hoa Kỳ, Nhật, Úc, Việt Nam và thế giới cần có những biện pháp gì để ngăn chặn sự bành trướng, hung hãn của Trung Quốc trong thời gian tới.

Hội thảo “Căng thẳng trên Biển Đông: Nguy cơ trong vùng và hiểm họa toàn cầu”

Buổi hội thảo “Căng thẳng trên Biển Đông: Nguy cơ trong vùng và hiểm họa toàn cầu” do Việt Tân tổ chức và điều hợp với sự tham dự của:

Dân Biểu Chris Hayes, một thành viên của Quốc Hội Úc, Trưởng Ban Đối Lập và là Phó Chủ Tịch Tiểu Ban Nhân Quyền; Giáo Sư Tường Vũ, Trưởng Khoa Khoa học Chính Trị tại Đại Học Oregon; Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Đảng Việt Tân; và Giáo Sư Nakano Ari về Quan Hệ Quốc Tế tại Đại Học Daito Bunka, Nhật Bản.

Nghị Viện Liên Âu. Ảnh: Euractiv

64 Dân Biểu Nghị Viện Liên Âu kiến nghị EU đòi hỏi Việt Nam cải thiện nhân quyền theo cam kết EVFTA

Hôm 25 tháng Chín, 64 Dân biểu của Nghị Viện Liên Âu đã ký chung một Thư Kiến nghị gửi đến Liên Minh Châu Âu (EU), nêu tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, trong đó có vụ Đồng Tâm và yêu cầu EU sử dụng các công cụ được quy định trong Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU – Việt Nam (EVFTA) để kích hoạt những thay đổi đáng kể và tích cực về nhân quyền ở Việt Nam.

Thư Kiến nghị được gửi trực tiếp tới ông Valdis Dombrovskis, Cao Ủy Thương Mại EU và ông Josep Borrell Fontelles, Đại Diện Cấp Cao EU, phụ trách Chính Sách Đối Ngoại và An Ninh kiêm Phó Chủ Tịch Ủy Ban Châu Âu. Thư đặc biệt chú trọng đến vụ Đồng Tâm và vụ bắt giam nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng.

Hội thảo Nhân quyền Việt Nam tại Đan Mạch 18/9/2020. Ảnh: Facebook Support Group for Human Rights for Vietnam

Hội thảo quốc tế vận động cho nhân quyền Việt Nam tại Đan Mạch

Globalt Fokus, nhóm các tổ chức phi chính phủ tại Đan Mạch và các hội đoàn gốc Việt vừa tổ chức một cuộc hội thảo về tình hình nhân quyền Việt Nam, đồng thời vận động chính giới Đan Mạch tạo thêm nhiều áp lực để Hà Nội đảm bảo quyền của người lao động trong việc thực thi hiệp định thương mại tự do EVFTA.

Đoàn rước lửa truyền thống Đông Du - Đông Tiến trước Bia tưởng niệm Anh Hùng Đông Tiến hôm 20/9/2020. Ảnh: FB Việt Tân tại Nhật

Tokyo: Ngày rước lửa truyền thống Đông Du – Đông Tiến

Nhân dịp Tiết Thu Phân tảo mộ, cộng đồng người Việt tại Nhật đã cùng nhau rước lửa truyền thống Đông Du – Đông Tiến.

Ngọn lửa yêu nước thắp lên từ ngôi mộ Chí Sĩ Trần Đông Phong – một trong những khuôn mặt tiêu biểu trong phong trào Đông Du đầu thế kỷ 20 – tại khu nghĩa trang Zoshigaya, Tokyo đã được rước về bia tưởng niệm Anh Hùng Đông Tiến tọa lạc trong khuôn viên chùa Gotokuji.

Các hội đoàn tại Thụy Sĩ kêu gọi Bộ Ngoại Giao, cơ quan Nhân Quyền Quốc Tế lên tiếng cho Đồng Tâm

Hôm 18 tháng Chín, một số tổ chức, hội đoàn tại Thụy Sĩ đã gửi thư cho Bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ, Cao Ủy Nhân Quyền LHQ, Tổ Chức Thế Giới Chống Nạn Tra Tấn và một số văn phòng quốc tế nhân quyền, kêu gọi họ theo dõi và can thiệp cho 29 nạn nhân vô tội Đồng Tâm được có công bằng trong các phiên tòa và được bào chữa theo đúng luật pháp ấn định.

Các tổ chức, hội đoàn tại Thụy Sĩ cũng đã chuyển đến các cơ quan và tổ chức nầy Lời Kêu Gọi của Bà Dư Thị Thành – vợ của ông Lê Đình Kình, người bị công an giết hại ngày 9 tháng Giêng, 2020.

Ban tổ chức và các diễn giả buổi hội thảo với chủ đề "Nhân Quyền tại Việt Nam" tổ chức tại thủ đô Copenhagen, Đan Mạch hôm thứ Sáu, 18 tháng Chín, 2020. Ảnh: FB Việt Tân

Copenhagen: Buổi hội thảo về Nhân Quyền tại Việt Nam

Buổi hội thảo với chủ đề “Nhân Quyền tại Việt Nam” đã được tổ chức tại thủ đô Copenhagen, Đan Mạch hôm thứ Sáu, 18 tháng Chín, 2020. 

Ban tổ chức bao gồm Global Focus (hiệp hội qui tụ 80 tổ chức phi chính phủ ở Đan Mạch) và Nhóm Hỗ Trợ Nhân Quyền cho Việt Nam (trong đó gồm Hội Người Việt Tự Do tại Đan Mạch, Đảng Việt Tân và nhiều cá nhân quan tâm đến hiện tình đất nước và nhân quyền tại Việt Nam).

Từ phải: Cô Helena Hương Nguyễn, LS Nguyễn Văn Đài, Dân Biểu Daniel Toft Jakobsen (S), Dân Biểu Morten Messerschmidt (DF), anh Huỳnh Hữu Trí trong cuộc vận động chính giới tại trụ sở Quốc Hội Đan Mạch hôm 17/9/2020. Ảnh: FB Việt Tân

Đan Mạch: Cam kết phối hợp với EU thúc đẩy cải thiện nhân quyền tại Việt Nam trong khuôn khổ EVFTA

Đại diện Bộ Ngoại Giao và một số dân biểu Quốc Hội Đan Mạch cam kết sẽ phối hợp với các đồng nghiệp trong Liên Âu, trong khuôn khổ Hiệp Định Thương Mại Tự Do Liên Âu – Việt Nam (EVFTA), để thúc đẩy cải thiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, trong buổi gặp gỡ với phái đoàn đại diện của các tổ chức Hội Anh Em Dân Chủ, Hội Đồng Truyền Giáo Đan Mạch, Nhóm Hỗ Trợ Nhân Quyền cho Việt Nam tại Đan Mạch và Đảng Việt Tân.

321 tổ chức gởi thư ngỏ hôm 9/9/2020 kêu gọi thiết lập cơ chế quốc tế giám sát tình trạng vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc. Ảnh chụp trang web Front Line Defenders

321 tổ chức kêu gọi lập cơ chế quốc tế giám sát vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc

Đảng Việt Tân cùng đứng chung hằng trăm tổ chức gởi thư ngỏ kêu gọi thiết lập cơ chế quốc tế giám sát tình trạng vi phạm nhân quyền của chính quyền Trung Quốc.

Danh sách ký tên bao gồm 321 tổ chức khắp nơi trên thế giới gởi Tổng Thư Ký LHQ, Cao Ủy Nhân Quyền LHQ và các quốc gia thành viên LHQ.

Đảng Việt Tân cùng nhiều tổ chức gửi thư đến LHQ về phiên tòa xét xử các dân làng Đồng Tâm

Phiên toà xử 29 người dân Đồng Tâm dự kiến diễn ra từ ngày 7 tháng Chín, 2020.

Nhiều tổ chức đấu tranh dân chủ, nhân quyền – trong đó có Đảng Việt Tân và các tổ chức phi chính phủ quốc tế – cùng gửi thư đến Bà Đại Sứ Elisabeth Tichy-Fisslberger, Chủ Tịch Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc để kêu gọi sự quan tâm và giám sát của Cộng Đồng Thế Giới.

Rất mong mọi người quan tâm, cùng lên tiếng bênh vực cho người dân Đồng Tâm yếu thế, đòi hỏi các quan tòa xét xử công minh, ngăn cản ý đồ thực hiện các bản án bỏ túi ở hậu trường.

Nguyễn Đức Chung, cựu Phó Bí Thư thành ủy Hà Nội, Chủ Tịch Hà Nội và từng là giám đốc sở Công An Hà Nội, đã bị truy tố và bị bắt giữ vào ngày 28/8/2020 liên quan đến các vụ án rửa tiền, buôn lậu trong vụ án Nhật Cường; vi phạm quản lý tài sản nhà nước; và chiếm đoạt tài liệu bí mật quốc gia. Ảnh: Cafe Business

Nhân vụ Nguyễn Đức Chung: Global Magnitsky và tài sản phi pháp

Sự trừng phạt dựa theo Đạo Luật Global Magnisky gồm các biện pháp phong tỏa, tịch thu tài sản phi pháp và cấm nhập cảnh đối với các quan chức và gia đình, dính líu trong các vụ hối lộ quy mô, sang đoạt phi pháp tài sản của ngươi khác, hay ra lệnh, chỉ huy các vụ đàn áp quy mô, tra tấn, giết người.