Một số nỗ lực tiêu biểu của Đảng Việt Tân năm 2021

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mặc dù gặp rất nhiều giới hạn bởi đại dịch Covid -19 trên toàn thế giới và Việt Nam, toàn thể đảng viên Việt Tân vẫn cố gắng duy trì các sinh hoạt nội bộ và các công tác đấu tranh vận động người dân và quốc tế lên án CSVN về tình hình đàn áp nhân quyền cũng như hỗ trợ phần nào tình cảnh khó khăn của bà con nghèo tại Việt Nam trong đại dịch Covid-19.

Với rất nhiều nỗ lực âm thầm hay công khai thực hiện, anh chị em Việt Tân muốn chia xẻ đến quý vị ba công tác đã được thực hiện sau đây:

***

1. Việt Tân và 8 NGO nộp hồ sơ Magnitsky

Đảng Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ cùng 8 tổ chức vận động nhân quyền đã kêu gọi Liên Minh Châu Âu thông qua Đạo Luật Magnitsky Châu Âu, trừng phạt Bộ Trưởng Bộ Công An Tô Lâm và Chánh Án Tòa Án Nhân Dân Tối Cao Nguyễn Hòa Bình vì đã có những hành động vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Luật Magnitsky Toàn Cầu được Mỹ, Anh, Canada, Úc và gần đây là Liên Minh Âu Châu áp dụng để trừng phạt những người được cho là vi phạm nhân quyền tại bất kỳ nước nào trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Họ sẽ bị cấm nhập cảnh vào lãnh thổ các nước tự do, bị  chế tài, và bị phong tỏa tài sản.

Ngày 27 tháng Mười, 2021, ông Trần Sơn, đại diện Đảng Việt Tân và Luật Sư Nguyễn Văn Đài, đại diện Hội Anh Em Dân Chủ đã được mời đến trụ sở của European External Action Service – EEAS tức Cơ Quan Ngoại Giao của Liên Minh Châu Âu, tại Bruxelles, Vương Quốc Bỉ.  Đại diện của Đảng Việt Tân và Hội Anh Em Dân Chủ đã trao cho các giới chức Liên Minh Châu Âu hồ sơ về các chứng cứ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của hai quan chức CSVN này trong cùng một báo cáo về tình trạng Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam 2021. Hai tập tài liệu này đã được 10 tổ chức vận động cho nhân quyền Việt Nam và quốc tế phối hợp thực hiện.

Qua hồ sơ này, ông Tô Lâm, cùng với ông Nguyễn Hòa Bình bị cáo buộc chịu trách nhiệm ra lệnh đàn áp, tấn công bạo lực và bắt giữ hơn 300 tù nhân lương tâm, sách nhiễu và hành hung 2000 trường hợp các nhà bất đồng chính kiến với hơn 500 vụ đánh đập tù nhân bởi lực lượng công an.

Theo ông Trần Sơn, giới chức của EEAS cho biết vào đầu tháng Chín, Chủ Tịch Ủy Ban Châu Âu (European Commission), bà Ursula von der Leyen, đã nêu vấn đề nhân quyền ở Việt Nam với Chủ Tịch Quốc Hội CSVN Vương Đình Huệ, khi ông này đến Bruxelles. Liên Minh Châu Âu đang dùng tất cả phương tiện có trong tay để tạo áp lực lên CSVN và Luật Magnitsky là một trong những phương tiện đó. Vì vậy hai tập tài liệu về tình hình Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam 2021 và chứng cứ hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của hai quan chức CSVN này rất hữu dụng cho EEAS.

Các tổ chức cũng thực hiện thỉnh nguyện thư kêu gọi đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước ký tên để yêu cầu Hội Đồng Liên Minh Châu Âu trừng phạt hai quan chức cao cấp này của CSVN theo Đạo Luật Magnitsky Châu Âu.

2. Việt Tân và công tác “Chút Quà Yêu Thương” giúp bà con nghèo trong đại dịch Covid-19 tại Việt Nam

Nhằm góp phần vào nỗ lực “dân giúp dân” trong đại dịch Covid-19, Việt Tân đã thực hiện chương trình “Chút Quà Yêu Thương” nhằm giúp đỡ bà con rơi vào hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch Covid-19, khởi động từ đầu tháng Chín, 2021 và kéo dài trong 1 tháng.

Các biện pháp phong tỏa cực đoan kéo dài nhiều tháng đã khiến nhiều người lao động mất việc làm, và qua đó mất thu nhập. Thành phần liên lạc chương trình Chút Quà Yêu Thương phản ảnh thực tế này khi đa số là những người công nhân, lao động tự do chia sẻ họ cần tiền mua lương thực, trả tiền trọ, tiền điện để cầm cự trong thời gian không đi làm được. Người khuyết tật, lớn tuổi, buôn bán tự do là những thành phần khác lâm vào cảnh khốn khó trong mùa đại dịch khi không có tiền mua thức ăn, thuốc và sữa cho con.

Sự yếu kém của nhà cầm quyền trong cách ứng phó với khủng hoảng Covid-19 đã gây nên sự bất mãn khắp nơi. Mặc dù nhà cầm quyền hứa hẹn hỗ trợ, nhưng nhiều người cho biết họ chưa nhận được bất kỳ hỗ trợ nào từ chính phủ. Khi kéo lên các trụ sở công quyền đòi hỏi thì họ bị làm khó dễ; thậm chí, có người đã bị bắt, bị truy tố vì tội “nói xấu chế độ.”

Tuy tặng phẩm của Chút Quà Yêu Thương nho nhỏ như tên gọi của chương trình, nhưng những người nhận được đã bày tỏ sự cảm kích vì quà đã đến với họ trong lúc cần nhất. Chị Tiến (Hà Tĩnh) đã viết: “Nhờ mạnh thường quân ngày mai có thể mua cho con miếng sữa uống rồi, lâu lắm rồi con thèm hộp sữa mà cha mẹ không có tiền mua cho con. Thật sự cảm ơn rất nhiều ạ.” Chị Hương (Bình Dương) đã viết “Dạ em cám ơn đã giúp em qua khó khăn này, vậy là em có tiền đổ xăng chạy xe về quê cho con học rồi ạ.” Sinh viên Diệp (Đà Nẵng) đã phản hồi sau khi nhận quà như sau: “Con cảm ơn các cô các chú đã giúp đỡ ạ. Với số tiền này con cũng có thể trụ được vài tuần để tìm cách ra ngoài đi làm kiếm tiền đóng trọ và đóng tiền học ạ.”

Năm 2020 khi đại dịch bắt đầu lây lan, Việt Tân cũng đã cùng với các anh chị em hoạt động tại quốc nội giúp đỡ bà con, phân phối hơn 200.000 khẩu trang tại 20 thành phố ở ba miền đất nước. Trong sự giao dịch quen biết với các chính giới và cơ quan quốc tế, Việt Tân cũng đã vận động sự hỗ trợ vaccines và dụng cụ y tế cần thiết  để ngăn chặn đại dịch tại Việt Nam. Những hoạt động cứu trợ đồng bào này, đáng tiếc là đã bị CSVN ngăn chặn, nhưng Việt Tân đã không lùi bước trong nghĩa vụ “chia ngọt xẻ bùi” cùng đồng bào quốc nội.

3. Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2021

Ban giám khảo Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2021 đã chọn Linh Mục Đặng Hữu Nam là người được trao giải, vì những hoạt động cứu trợ những người dân khốn khó bị chính quyền bỏ quên.

Giữa đại dịch Covid-19 bùng nổ, Linh Mục Đặng Hữu Nam đã khởi động “bếp ăn cho người nghèo,” “rau 0 đồng” để hỗ trợ nhu yếu phẩm và tiếp tế cho những vùng bị cách ly. Hàng ngàn người đã được chia sẻ khó khăn qua những sáng kiến vừa giải cứu người bán nông sản, vừa cứu trợ cho người nghèo khó trong các vùng bị phong tỏa.

Không chỉ trong đại dịch, mà trong suốt nhiều năm qua, Linh Mục Đặng Hữu Nam đã miệt mài trong công việc hỗ trợ cho đồng bào bị thiên tai lũ lụt, cùng tranh đấu với những nạn nhân của thảm họa Formosa, cứu giúp những người nghèo khó, vô gia cư.

Buổi trao Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2021 đã được tổ chức vào ngày 11 tháng Mười Hai, 2021 tại thành phố Houston, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Chia sẻ cảm nghĩ của mình về Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng, Linh Mục Đặng Hữu Nam nói rằng sự hiện hữu của giải thưởng này giúp cho những người tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam không cảm thấy cô đơn và vững chãi tinh thần hơn trước sự đàn áp của chế độ độc tài. Linh mục còn nói thêm rằng ngài đã từng đồng hành với tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng đấu tranh chống bất công, nên việc được nhận Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng càng có ý nghĩa hơn nữa đối với cá nhân mình.

Nhà hoạt động Lê Đình Lượng đã có nhiều nỗ lực tranh đấu bảo vệ quyền lợi của đồng bào và chủ quyền của đất nước nhưng ông đã bị chế độ độc tài CSVN trả thù bằng bản án tù 20 năm. Tại phiên tòa, ông đã dõng dạc tuyên bố: “Việc làm của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ.”

Đảng Việt Tân thiết lập Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng vào năm 2018 nhằm đề cao sự hy sinh và việc làm của những cá nhân hay tổ chức đang miệt mài tranh đấu cho dân sinh, nhân quyền của dân tộc Việt Nam. Giải thưởng năm 2018 đã được trao cho nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga trong một buỗi lễ tại Genève, Thụy Sĩ; Giải thưởng 2019 đã vinh danh bà Nguyễn Thúy Hạnh, người sáng lập Quỹ 50K, tại buổi lễ ở Luân Đôn, Vương Quốc Anh; Giải thưởng 2020 đã dành cho nhà hoạt động nhân quyền trẻ tuổi Phạm Kim Khánh trong buổi lễ tại Sydney, Úc Châu.

Song song với các nỗ lực đặc thù kể trên trong năm 2021, Việt Tân vẫn tiếp tục những hoạt động nền như vận động chính giới tại các quốc gia dân chủ, song hành cùng đồng bào tại quốc nội để xóa bỏ bất công, tham nhũng, chống xâm lược, bảo vệ đời sống, nhân phẩm, quyền phát biểu và làm chủ đất nước. Trong bối cảnh đại dịch, Việt Tân cũng gia tăng các hoạt động thông tin và trao đổi trên mạng Internet.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.