Hồng phúc dân tộc

Ông Lê Đức Anh, cựu Chủ tịch nước CHXHCNVN được thông báo qua đời hôm 22/4/2019. Ảnh: PLO
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuối cùng thì ông Chột cũng chết. Cũng giống như ông Hồ, ông chết chẳng đúng lúc. Vì chỉ mấy hôm nữa là ngày “lễ lớn” của chế độ và một điều quan trọng hơn là ông Tổng Tịch đang “thập tử nhất sinh”, phải điều trị tích cực nửa tháng nay nên ông Chột đành nằm ngăn lạnh ướp đá, đợi “người dẫn đường vĩ đại” hồi phục sức khỏe, tổ chức quốc tang, tiễn ông về sum họp cùng với ông Hồ, cụ Marx. Trộm nghĩ, ngộ nhỡ, ông Tổng Tịch có mệnh hệ gì, không biết đến bao giờ ông Chột mới được nằm nghỉ ngơi ở cái sinh phần to lớn đã chuẩn bị sẵn ở quê nhà?

Thế mới thấy, người cộng sản thật chẳng giống ai. Bọn dân đen độc mồm xì xầm “không khéo ông Tổng cũng đã tịch hẳn rồi”. Kể nếu có dậy được mà đến đưa ông Chột về nơi “thiên đường xã hội chủ nghĩa”, thì chẳng mấy hồi cũng đi “tàu ngầm sáu tấm”. Coi như sinh mệnh chính trị của ông Tổng Tịch cũng đã chấm hết. Đúng là người tính không bằng Trời tính. Định mệnh luôn có sự sắp đặt bất ngờ, đầy ẩn ý sâu cay.

Thường thì khi chuẩn bị tang sự cho một nguyên thủ của chế độ, người ta thường đăng tiểu sử, sự nghiệp của vị đó. Toàn là những tấm gương “cách mạng” sáng ngời, nhà lãnh đạo kiệt xuất của dân tộc cả. Nhưng người dân cũng tìm hiểu tiểu sử của các vị, theo đánh giá, nhận định riêng, chứ không phải theo thứ diễn ngôn “chủ nghĩa anh hùng cách mạng”. Ông Chột cũng có một tiểu sử như vậy. Xin được đăng lại đầy đủ từ một Facebooker trong nước:

“Lê Đức Anh – Tên thật là Lê Văn Giác, sinh năm 1920, dân làng Truồi, cái làng chuyên làm bánh bột lọc ở xứ Huế. Bị chột từ nhỏ, nhà nghèo khó, năm 1939, Giác đi vô Lộc Ninh làm phu cạo mủ cao su. Sau này, Giác khai là gia nhập Đảng Cộng Sản năm 1938 là khai man. Nhờ có tí học vấn từ người cha là “thày khóa Túy” – đỗ trường Nhì – nên Giác được ông Phạm Văn Mến, chủ đồn điền Givral cho làm Cai (Surverllant). Cái tên “thày Sú Chột” có từ đó.

Cô Phạm Thị Anh, con ông chủ Mến, có cảm tình với Giác, rồi họ nên duyên. Ông nhạc của Giác, vốn dân Pháp tịch, có 8 con, bà Anh là con thứ 6, nên còn gọi là bà Bảy Anh. Giác có người anh vợ, Phạm văn Trọ, nguyên tham tán hạng nhất của Sở Mật Thám Đông Dương. Sau này Lê Văn Giác theo Việt Minh, lấy tên hoạt động là Lê Đức Anh, thực ra là lấy theo tên vợ.

Lê Đức Anh khéo nịnh, được Lê Duẩn và Lê Đức Thọ tin dùng, được bổ làm Tham mưu trưởng Nam Bộ. Sau 1954, tập kết ra Bắc, Lê Đức Anh tuyên bố bỏ người vợ gốc địa chủ. Lê Đức Thọ liền gá bà Võ Thị Lê cho Lê Đức Anh. Bà Võ Thị Lê vốn là vợ bé của ông Huỳnh Ngọc Huệ.

Có Duẩn và Thọ đỡ đầu nên quan lộ của Lê Đức Anh rất mát mái, lên đến chủ tịch nước. Khốn nỗi, Duẩn – Thọ chống Tàu mà Lê Đức Anh hàng Tàu. Lê Đức Anh về hưu nhưng quyền lực khuynh loát. Lê Khả Phiêu sau này bị hạ bệ vì phật lòng Đỗ Mười và Lê Đức Anh.

Thời Pháp, Lê Đức Anh theo chủ đồn điền Pháp. Thời Việt Minh, Lê Đức Anh a dua theo Duẩn, Thọ. Để rồi sau đó lại theo Tàu… Một đời a dua, xu thời, bội phản, bất nhân, hèn với giặc, ác với dân, coi mạng lính như cỏ rác. Tuy leo đến tột đỉnh quyền lực nhưng xú danh muôn thủa.”

Cuối cùng thì ông Chột cũng chết, thọ 99 tuổi. Chẳng biết cái tấm bia công đức mà chế độ này tạc cho ông Chột sẽ tồn tại lâu hơn cái bia miệng đời hay không? Nhưng thôi, lịch sử sẽ phán xét phân minh, còn bây giờ, chắc chắn là sẽ có quốc tang hoành tráng. Mấy bữa trước thấy điện, xăng đồng loạt tăng giá điên cuồng mà không có quốc tang, khiến cho dân tình hụt hẫng. Giờ thì đã có một cái đám ma to, mà nếu là trùng tang thì mới thật sướng. Cho hả hê bớt cái hờn căm của dân chúng ngày một è cổ nuôi một chế độ tham tàn, bất nhân nhất từ trước tới nay. Chợt nhớ cái cái giọng vừa não nề, vừa cay nghiệt của bà bán hủ tiếu ngoài đầu hẻm:

“Tiên sư nhà chúng nó, bảo là tăng giá điện có 8,3%, mà hóa đơn tăng gấp đôi. Tháng trước có 300 ngàn tiền điện, tháng này hơn 500 ngày. Đúng là bọn ăn cướp, ăn hết máu … của dân. Nóng thế này mà chúng nó cứ tăng giá điện, gas, xăng. Sống sao nổi hả Trời. Chết thằng nào thì chết đi, đỡ thằng đó. Chết hết được một lượt thì tốt biết mấy. Giời ơi là giời.”

Truyền thống của người Việt ưa việc thiện lành, coi “nghĩa tử là nghĩa tận”, nhưng có những kẻ mà khi nằm xuống thì lại là “hồng phúc” của dân tộc thực sự. Trời còn thương dân Việt, năm nay đảng và nhà nước được mùa “quốc tang”.

Tân Phong

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.