Kẻ nào bị Trung Quốc mua chuộc?*

Ông Nguyễn Trường Giang, cựu đại sứ Việt Nam tại Brunei, Viện Trưởng Viện Biển Đông, Học Viện Ngoại Giao. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong khi tình hình Biển Đông đang sôi sục, tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, ra vào như chỗ không người. Ngày 13 tháng Tám, 2019 Đại Sứ Nguyễn Trường Giang** đưa ra bài viết đanh thép “Chúng ta không thể mất biển, mất đảo được“.

Bài viết của (cựu) Đại Sứ Nguyễn Trường Giang đăng trên VietNamNet, một tờ báo chính thống của đảng và nhà nước thể hiện quan điểm cứng rắn, giọng văn hùng hồn, đanh thép của một quan chức chính phủ. Bài viết xác định kẻ thù xâm lược. Tuy nhiên, toàn bộ bài viết, ông đã không hề gọi tên kẻ thù, thể hiện thái độ ôn hòa, vừa phải.

Sau đó đột nhiên bài báo biến mất và không còn tìm lại được nữa trên tất cả các tờ báo nhà nước đã đăng lại bài nầy.

Tại sao?

Kẻ nào đã ra lệnh hủy bài báo trên các phương tiện truyền thông trong nước sau khi ông (cựu) đại sứ lên tiếng phê phán Trung Tướng, Phó Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam Ngô Minh Tiến khi ông này có bài phát biểu hèn mạt hôm 30 tháng Bảy, 2019 tại Đại Sứ Quán Trung Quốc “Tâm nguyện của nhân dân và quân đội Việt Nam và Trung Quốc là vun đắp cho tình hữu nghị bền lâu…”

Liệu quân đội Trung Quốc có vun đắp (như lời ông trung tướng) cho tình hữu nghị Việt – Trung khi chúng liên tục xâm phạm biên giới đất liền và biển đảo của Tổ Quốc và ngay tại thời điểm này cuộc chiến chưa có tiếng súng đang diễn ra vô cùng căng thẳng giữa lực lượng chấp pháp và hải quân Việt Nam với kẻ thù xâm lược.

Ai? Nhân dân và quân đội có cho phép Ngô Minh Tiến đại diện cho mình phát biểu một cách xấc láo và hèn hạ như thế trên đất kẻ thù?

Đại Sứ Nguyễn Trường Giang cho rằng, đây là thời điểm quan trọng trong lịch sử. Ông giải thích: “Tại sao nó là thời điểm quan trọng trong lịch sử? Vì thời điểm này quyết định biển mất hay biển còn, nước mất hay nước còn. Thời điểm này quyết định chúng ta sẽ là quốc gia yếu ớt hay là quốc gia bản lĩnh, hùng cường“.

Và ông tiếp tục đặt câu hỏi: “Chúng ta có chấp nhận chúng ta là một dân tộc hèn yếu hay không? Chúng ta có chấp nhận chúng ta mất phẩm giá quốc gia hay không? Lúc này là lúc lựa chọn“.

Xin đưa lại nguyên văn bài viết đã biến mất trên truyền thông Việt Nam.

***

Tôi cho rằng, chúng ta không thể nào đánh mất biển được. Tôi đã nói điều này 10 năm nay rồi. Chúng ta không có lý do gì đánh mất biển, mất đảo.

Hiện nay chúng ta đang đứng ở thời điểm lịch sử vô cùng quan trọng của dân tộc. Vì sao? Vì chúng ta đang đối mặt với một cuộc xâm lược căn cứ theo các tiêu chí, định nghĩa của Liên Hiệp Quốc mà Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua năm 1974. Chúng ta phải kết luận rằng, chúng ta đang đối mặt với một cuộc xâm lược trên biển lớn nhất trong lịch sử nhân loại (trên đất liền thì có nhiều cuộc xâm lược lớn hơn).

Luận điểm này chúng ta phải ghi nhớ. Những gì đang diễn ra quanh Bãi Tư Chính chứng minh quá rõ ràng điều đó. Tại sao nó là thời điểm quan trọng trong lịch sử? Vì thời điểm này quyết định biển mất hay biển còn, nước mất hay nước còn. Thời điểm này quyết định chúng ta sẽ là quốc gia yếu ớt hay là quốc gia bản lĩnh, hùng cường.

Những diễn biến quanh Bãi Tư Chính là thời khắc rất quan trọng trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền của chúng ta. Tôi cho rằng đây là cuộc chiến chiến lược, giống như Điện Biên Phủ năm 1954, như trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972.

Nó quyết định bước ngoặt trong cuộc đấu tranh trên biển của chúng ta. Nó có tính chất hết sức chiến lược, kết quả của nó sẽ quyết định tương lai của dân tộc Việt Nam.

Chúng ta đang đứng trước một lựa chọn rất khốc liệt. Có một vài người cho rằng: “Trời ơi, chúng ta làm sao có đủ tiềm lực để giữ được biển đảo; chúng ta phải duy trì hòa bình, ổn định vì có hòa bình, ổn định mới có thể phát triển. Hôm nọ tôi kinh ngạc xem một clip nói rằng, chúng ta không có đủ tiềm năng để chiến đấu”, rằng nếu có mất một ít biển đảo thì cũng không tác động lớn đến chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam.

Tôi thật sự kinh ngạc khi nghe có người cho rằng, họ mạnh ta yếu, ta chống giữ thế nào. Rằng mấy hòn đảo xa xôi ngoài kia làm sao mà ta phải chiến đấu, bảo vệ đến cùng vì như thế có thể dẫn đến chiến tranh, làm sao có hòa bình, ổn định.

Xin thưa, nếu nước không còn, nếu biển không còn, còn đâu là hòa bình, còn đâu là ổn định. Đó là chân lý đơn giản.

Trong thời điểm lịch sử này, là chúng ta phải đối diện với sự lựa chọn: Chúng ta có để mất Bãi Tư Chính hay không? Liệu có một Scarborough 2012 hay không? Chính hôm nay, chúng ta phải quyết định.

Qua vụ Bãi Tư Chính này, chúng ta nhận rõ hơn dã tâm của họ quyết tâm biến Biển Đông thành ao nhà của mình.

Vậy người Việt Nam có lựa chọn như thế nào? Chúng ta có lựa chọn phải xin phép họ để đến tiếp tế cho các chiến sỹ của chúng ta trên đảo hay không? Chúng ta có chấp nhận không? Chúng ta có chấp nhận chúng ta là một dân tộc hèn yếu hay không? Chúng ta có chấp nhận chúng ta mất phẩm giá quốc gia hay không? Lúc này là lúc lựa chọn.

Tôi cho rằng, tuyệt đại đa số người Việt Nam lựa chọn phải giữ được biển, phải giữ được nước. Chúng ta phải lựa chọn xây dựng được đất nước Việt Nam hùng cường và thịnh vượng để không một quốc gia, dù hùng mạnh đến đâu, có thể bắt nạt chúng ta, có thể xúc phạm phẩm giá quốc gia của chúng ta, có thể xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta, có thể xâm phạm vùng biển của chúng ta!

Trên thế giới này, có 10 quốc gia mà không một ai có thể và dám xúc phạm đến họ – Việt Nam chúng ta nằm trong số đó. Nhưng phẩm giá quốc gia đang bị thách thức, làm sao chúng ta có thể chấp nhận ở ngay trên vùng biển của chúng ta mà lực lượng chấp pháp của chúng ta bị xua đuổi?!

Chúng ta phải giữ bằng được Bãi Tư Chính!

Thứ nhất là nhận diện về Bãi Tư Chính. Nếu chúng ta không nhận diện đây là cuộc xâm lược, thì có người sẵn sàng nói, chả nhẽ vì nó mà chiến tranh. Nhận thức là rất quan trọng.

Thứ hai là lý trí. Lúc này là lúc họ áp dụng chiến thuật dưới mức chiến tranh triệt để, đặc biệt khi họ đang trải qua cuộc chiến tranh thương mại. Nếu họ bắn một phát súng, chắc chắn họ sẽ dẫn đến cuộc suy vong. Giấc mộng của họ chắc chắn sẽ bị chôn vùi dưới đáy biển này. Không chỉ các nước trong khu vực, rất nhiều nước khác đang chờ đợi cơ hội này để đánh con hổ đang trỗi dậy sụp xuống.

Rất nhiều quốc gia đang chờ đợi thời điểm đó. Vì thế, chúng ta phải đủ mạnh mẽ, đủ tỉnh táo. Họ sử dụng chính sách dưới ngưỡng chiến tranh, sử dụng chiến thuật vùng xám, gần miệng hố chiến tranh để mọi người sợ hãi. Tuy nhiên, sẽ có xung đột, va chạm dữ dội. Đó là cuộc đấu tâm lý. Nếu chúng ta chuẩn bị cho chiến tranh, chúng ta sẽ có hòa bình. Đó là binh pháp Tôn Tử.

Có thể có người nói, nhận xét của tôi có chút cực đoan. Tôi nói, niềm tin là cực kỳ quan trọng. Nếu chúng ta tin rằng, chúng ta giữ được biển, giữ được Bãi Tư Chính, chúng ta sẽ giữ được. Niềm tin là vô cùng quan trọng, là cơ sở giúp chúng ta có đủ sức mạnh để giữ biển đảo.

Mà biển là của mình, đảo là của mình, chúng ta không có sức mạnh nào cũng giữ được. Có nhiều người đang nhầm lẫn về thời đại chúng ta đang sống. Thời đại này khác các thời kỳ trung cổ. Làm sao cứ so sánh họ mạnh, ta yếu. Xin lỗi, đó là sự so sánh ngu xuẩn. Tôi xin thưa, đây không phải là thời kỳ trung cổ. Thời đại của chúng ta đang sống là thời đại của thế kỷ 21. Trật tự an ninh đã được xác lập sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai vẫn đang tồn tại. Hệ thống luật pháp quốc tế vẫn đang tồn tại, 99% cam kết quốc tế vẫn đang được thực hiện nghiêm chỉnh.

Đúng là ngày nay, các nước vẫn sử dụng vũ lực, nhưng phải có cớ mới sử dụng vũ lực được. Cái cớ của họ là gì? Bãi Tư Chính là của họ? Chúng ta là kẻ cướp biển, cướp đảo của họ? Họ chứng minh được việc này thì họ mới có thể bắn. Nhưng làm sao họ chứng minh được! Họ không thể chứng minh được!

Tôi cho rằng, trong bất kỳ tình huống nào chúng ta cũng ngăn được các giàn khoan của họ vào vùng biển của chúng ta. Lý do là chưa một quốc gia nào trên thế giới này làm được việc đó. Nếu làm được thì người Mỹ, người Nhật đã chiếm sạch biển của thế giới rồi. Không một ai có thể dùng vũ lực để chiếm biển cả.

Tôi cho rằng, chúng ta không thể nào đánh mất biển được. Tôi đã nói điều này 10 năm nay rồi. Chúng ta không có lý do gì đánh mất biển, mất đảo.

Chúng ta có đầy đủ cơ sở pháp lý khách quan, thuyết phục để bác bỏ chủ quyền của họ ở Hoàng Sa, Trường Sa, đường lưỡi bò. Đây là công cụ vô cùng quan trọng, là niềm tin quan trọng. Nhất định chúng ta giữ được.

Câu chuyện lòng dân là cực kỳ quan trọng. Nếu Biển Đông nằm trong trái tim của mỗi người Việt Nam, Biển Đông không bao giờ mất được. Nếu chúng ta dửng dưng, vô cảm, không quan tâm đến biển thì khả năng giữ là khó. Lòng dân quyết định tất cả. Chúng ta phải có được đoàn kết dân tộc, 96 triệu người như một, chúng ta sẽ giữ được biển đảo.

Tuy nhiên, chúng ta phải chuẩn bị những phương án cần thiết nhất, không chỉ đơn giản là gửi công hàm hay tiếp xúc… Sức mạnh của chúng ta lớn lắm, danh tiếng của Quân đội Nhân dân Việt Nam lớn tương đương 50 sư đoàn được trang bị hiện đại nhất. Nhiều nhà ngoại giao ở Liên Hiệp Quốc đã nói với tôi như vậy. Họ kính nể Việt Nam.

Tuy nhiên, truyền thông của chúng ta về vụ việc này còn hơi khiêm tốn. Cần tuyên truyền rộng rãi hơn nữa để thấy, nếu họ đưa một chân sói vào được vùng biển của chúng ta, họ sẽ đưa tiếp chân sói thứ hai, chân sói thứ ba… từ đó chúng ta sẽ mất khu vực phòng ngự chiến lược trong vùng biển của chúng ta.

Cuối cùng, thái độ nhân nhượng là không ăn thua, giữ đại cục không ăn thua. Chúng ta từng nhũn nhặn, nhân nhượng nhưng không có tác dụng, dẫn đến những diễn biến quanh Bãi Tư Chính ngày nay. Chúng ta phải có lòng tin, sự quyết tâm vì bất kỳ sự nhân nhượng nào sẽ không dẫn đến hòa bình.

Nguồn: FB Chinh Bui

Chú thích:

* Tựa do FB Việt Tân chọn

** Ông Nguyễn Trường Giang nguyên là cựu đại sứ Việt Nam tại Brunei, Viện Trưởng Viện Biển Đông, Học Viện Ngoại Giao.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.