Khi sự nhảm nhí soán ngôi tử tế

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim với câu tuyên bố gây đàm tiếu không ít trong dư luận.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Điều đáng sợ nhất của một quốc gia, một dân tộc là sự nhảm nhí, tính xảo trá, lộng ngôn phát triển và soán ngôi của sự nghiêm túc. Mức độ “mẫu mực” và lan rộng, phổ biến của sự nhảm nhí nhanh đến độ nó trở thành một kiểu ứng xử mới để đi đến chính thống và người ta dùng nó như một thước đo văn hóa hay quyền lực. Điều đó đã xảy ra tại Việt Nam, lúc này.

Một bà Chủ tịch Quốc hội nói một cách không cần suy nghĩ về việc “bỏ một đồng vào đặc khu thì thu về một trăm đồng thậm chí nhiều hơn…”.

Một ông Thủ tướng nói không biết ngại miệng về các đầu tàu kinh tế, cứ đi đến đâu ông cũng phán rằng chỗ đó ngang với Hồng Kông, Singapore, Dubai, Paris… Trong khi cái nơi ông nói chỉ cần một trận mưa nhỏ thì ngập tới lưng quần.

Một ông Bộ trưởng Bộ Công thương nói rằng do thiếu công cụ kiểm tra chuyên nghiệp nên việc kiểm định chất lượng phân ở một số nơi, cán bộ phải dùng miệng để thử.

Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật thì cho rằng mức độ độc tố vượt quá mức qui định từ 2 đến 3 lần trong rau củ quả vẫn an toàn và thực tế cho thấy nhiều người dùng nó rồi vẫn không sao.

Cục trưởng Cục Đường sắt thì trả lời bâng quơ (như trẻ nít) về việc tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông bị đội vốn lên gần 340 triệu Mỹ Kim rằng “chỉ làm sai có chút xíu mà cứ la lối ỏm tỏi trong khi ông làm được nhiều việc mà chẳng có ai khen…”

Nói về trẻ em thiệt mạng do tiêm vacine, bà Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng có nhiều nguyên nhân chưa rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em tử vong sau khi tiêm vacine.

Nguyễn Phú Trọng thì khen trà Trung Quốc ngon hơn trà Việt Nam và Trung Quốc là người bạn láng giềng ăn đời ở kiếp bởi có ai chọn được láng giềng đâu…

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thì cho rằng “nếu chúng ta không giáo dục cho con cháu chúng ta rưng rưng khi hát quốc ca thì đất nước không thể giàu mạnh được…”.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông phát biểu về tình trạng cá chết hàng loạt ở Hà Tĩnh “Nguyên nhân cá chết còn liên quan đến thủ phạm gây ra nguyên nhân đó…”.

Đại biểu quốc hội Hoàng Hữu Phước cho rằng “biểu tình là ô danh, đất nước chưa đủ giàu mạnh để chi tiền cho việc ô danh đó”.

Cao Đức Phát, Ủy viên Ban chấp hành trung ương đảng Cộng sản Việt Nam thì cho rằng ngộ độc thực phẩm phải lăn ra chết kia mới xử lý được…

Có hàng ngàn câu phát biểu không đụng hàng của giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Và gần đây nhất là câu phát biểu của Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam “Nợ công tăng vì giá lợn rớt”.

Đến nước này thì không có cửa ngõ nào để bình luận về độ thông thái và uyên bác của các bác lãnh đạo nữa! Vấn đề người ta muốn bàn tới ở đây là tại sao những con người nhìn mặt mày cũng không đến nỗi u thộn kia lại có thể nói ra được những lời kia?!

Và những câu nói trên phản ánh thái độ, trách nhiệm của người nói nó ra như thế nào? Nó vừa có vẻ bỡn cợt, xem thường người nghe, vừa có chút gì đó dưới mức trí tuệ bình thường… Nhưng đó là phát biểu của giới lãnh đạo.

Điều này chứng tỏ rằng sự tử tế cũng như tính nghiêm túc đã mất hẳn trong giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam, và thay vào đó là những lời phát biểu gàn dỡ, nhảm nhí. Hay nói cách khác, dường như sự nhảm nhí đã soán ngôi của sự nghiêm túc từ bao giờ không rõ.

Ông bà thường dùng câu “ăn no rửng mỡ” ám chỉ những kẻ ăn không ngồi rồi, nhàn rỗi, không biết làm gì, lại nghĩ ra đủ trò để hưởng thụ, phá phách và đương nhiên không ngoại trừ kiểu nói năng lăng nhăng, nhảm nhí càng ngày càng trở nên trầm trọng ở những kẻ này.

Nhưng ở đây, kẻ nói năng nhảm nhí lại là những người lãnh đạo đất nước hoặc chí ít cũng là người đứng đầu ngành, chịu trách nhiệm về sự tồn tại, phát triển của một nhóm ngành nghề, một lĩnh vực, thậm chí một quốc gia.

Người ta nói rằng khi ăn quá no, con người sẽ trở nên mụ mị và buồn ngủ, đầu óc lười suy nghĩ và tính ích kỷ phát triển. Một khi tính ích kỷ phát triển thì người ta sẽ hành xử dựa trên căn bản lười suy nghĩ cũng như bảo thủ, triệt tiêu mọi hướng nghĩ tốt hơn, tích cực hơn suy tính của mình để đạt cho được mục đích.

Và cái thứ mục đích đầy tính ích kỷ và ngụy biện kia luôn gắn với những thứ xảo ngôn, gắn với diễn ngôn đầy tính nhảm nhí và tráo trở nhằm miễn sao phá tan mọi lý lẽ trái chiều cho dù các lý lẽ đó có là chân lý. Bởi càng xảo ngôn, càng nói càng nói quấy, càng nói nhảm nhí, người ta càng dễ đạt được mục đích đẩy mọi thứ vào chỗ rối mù.

Và thử hình dung, trong một quốc gia, một dân tộc mà ở đó các nhà lãnh đạo trở thành những nhà xảo ngôn, mọi thứ nói xuôi cũng được nói ngược cũng xong trong một sinh quyển mờ mờ ảo ảo và nhảm nhí. Liệu đất nước đó có phát triển nổi hay không?

Điều đáng sợ nhất cũng đã đến, đó là sự nhảm nhí được chính qui hóa, nó trở thành diễn ngôn thường ngày của những nhà lãnh đạo. Và hệ quả của việc này là không nhỏ một chút nào, những vấn đề nghiêm túc của quốc gia, dân tộc bị hô biến thành chuyện chơi đùa, giễu nhại của cả người nói và người nghe. Đến một mức độ nào đó, thì sự việc tiến đến chỗ “lộng giả thành chân”. Nghĩa là cái dối, cái nhảm cứ nói đi nói lại, lặp đi lặp lại sẽ thành điển cổ, thành chuẩn mực của xã hội.

Và hình như cái thứ chuẩn mực nhảm nhí đó đang được phổ biến một cách sâu rộng và toàn triệt ở Việt Nam lúc này. Dường như đi bất kỳ đâu, từ dinh ông Tổng cho đến phủ ông Thủ cho đến cơ quan bà chủ tịch rồi cả ở chợ, ở những phòng karaoke, những tiệm massage gội đầu hay quán bia ôm… Đi đâu cũng gặp những kiểu lộng ngôn na ná nhau và sự nhảm nhí trở nên kinh điển và chính thống hơn bao giờ hết!

Nguồn: VietTuSaiGon’s blog – RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.