Khối NATO đáp ứng yêu cầu về nhu cầu xe tăng hạng nặng của Ukraine

Hôm 25/1/2023, Đức báo cho các nước đồng minh biết sẽ viện trợ cho Ukraine xe tăng hạng nặng Leopard 2 (trong ảnh). Ảnh: Jens Schlueter/Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bước sang tháng thứ 12 của cuộc chiến của Ukraine chống quân Nga xâm lược, hôm 25 tháng 1, 2023 Đức, Hoa Kỳ và các nước trong khối NATO đã thỏa thuận gửi xe tăng hạng nặng sang giúp Ukraine.

Đầu tiên, nước Đức sẽ viện trợ cho Ukraine 14 xe tăng hạng nặng loại Leopard 2 song song với lời hứa của Hoa Kỳ sẽ trao cho Ukraine 31 xe tăng Abrams M1. Trước đó, Anh Quốc đã dự định viện trợ cho Ukraine 14 chiếc xe tăng Challengers 2.

Chiều hôm 25/1, Đức gửi Tweet đến các nước Đồng minh cho biết, Đức sẽ viện trợ cho Ukraine 80 xe tăng Leopard 2. Sau đó, vào hôm 26/1, phụ tá Thứ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Sabrina Singh cho biết, Hoa Kỳ có thể sẽ cung cấp cho Ukraine loại xe tăng Abrams tiên tiến hơn, loại M1A2.

Nước Đức, nơi sản xuất xe tăng Leopard 2, nhưng Đức chỉ có 320 xe tăng loại này. Tuy vậy, trên toàn Âu Châu có đến hơn 4.000 xe tăng Leopard 2 đang hoạt động. Hầu hết các nước trong khối NATO tại Âu Châu đều dùng loại xe tăng này.

Hôm 28/1, Đại sứ Ukraine tại Pháp, ông Vadym Omelchenko, đã cho đài Truyền hình Pháp và CNN biết, các quốc gia đồng minh đã thỏa thuận sẽ giúp Ukraine 321 xe tăng hạng nặng.

Những viện trợ xe tăng hạng nặng nêu trên đã vượt quá yêu cầu 300 xe tăng của của Tư lệnh Quân đội Ukraine, tướng Valerii Zaluzhny, vào tháng 12 năm ngoái.

Lời yêu này được đưa ra sau cuộc phản công tái chiếm lãnh thổ bị Nga chiếm đóng của quân đội Ukraine vào mùa thu năm ngoái. Sau khi tái chiếm được một số lãnh thổ, quân đội Ukraine đã bị khựng lại vào trung tuần tháng 12. Các loại vũ khí được Hoa Kỳ và nhiều nước trong khối NATO trước đây như pháo hạng nặng bắn chính xác, hỏa tiễn HIMARS, v.v. hầu hết đều là những loại vũ khi ngăn chặn và phòng thủ.

Xe tăng hạng nặng được viện trợ sẽ là mũi nhọn tấn công của quân đội Ukraine, vốn chỉ có xe tăng T 72 từ thời Liên Xô, và đã bị thiệt hại nhiều trong cuộc chiến.

Để xe tăng phát huy được hiệu năng, cần phải huấn luyện và bảo trì kỹ lưỡng. Vào đầu, hay giữa mùa xuân sắp tới, sau khi đã huấn luyện thuần thục về cách sử dụng và bảo trì xe Leopard 2 của Đức cho quân đội Ukraine, thì Ukraine sẽ sẵn sàng có một lực lượng xe tăng Leopard 2 trong biên chế của họ. Còn loại xe tăng Abrams có thể cần đến 8 tháng, hay hơn nữa để huấn luyện sử dụng và bảo trì.

Ngoài ra Ukraine cũng cần có những cơ xưởng bảo trì và sửa chữa các loại xe tăng tương ứng ở đâu đó. Có thể trên các quốc gia lân cận để tránh bị hỏa tiễn Nga phá hủy.

Tương quan lực lượng xe tăng giữa Nga và Ukraine trước khi Putin xua quân xâm lăng Ukraine. Ảnh chụp từ video của Wall Street Journal
Tương quan lực lượng xe tăng giữa Nga và Ukraine trước khi Putin xua quân xâm lăng Ukraine. Ảnh chụp từ video của Wall Street Journal

Phản ứng tức thời của Nga là lại… tiếp tục đe dọa dùng vũ khí nguyên tử, như mỗi đợt Hoa Kỳ viện trợ vũ khí tiên tiến cho Ukraine trước đây. Em gái của lãnh tụ Kim Jong-un của Bắc Hàn, bà Kim Yo-jong, kết án Hoa Kỳ “vượt lằn ranh đỏ.”

Một đồng minh cũ của Nga là CSVN, vốn đã bỏ phiếu chống lại, hoặc bỏ phiếu trắng tại Liên Hiệp Quốc đối với những đề nghị của Hoa Kỳ và khối Tây Phương chống lại Nga, nay chỉ… đưa tin trên truyền hình.

Lê Vĩnh

Tham khảo:

– So how will the Leopard 2 tank change the war in Ukraine?

Ukraine’s new tanks won’t be the instant game-changer some expect

West to deliver 321 tanks to Ukraine, says diplomat, as North Korea accuses US of ‘crossing the red line’

==
Hình: Tương quan lực lượng xe tăng giữa Nga và Ukraine. Ảnh chụp từ video của Wall Street Journal

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.