Không khai báo, ông Nguyễn Văn Túc bị đối xử khắc nghiệt trong tù

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ông Nguyễn Văn Túc, sinh năm 1964 tại Thái Bình, một người yêu nước bị an ninh tỉnh Thái Bình bắt giam hôm mùng 1 tháng 9 năm 2017 bị cáo buộc với cái gọi là “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo điều 79 BLHS. Đến nay đã hơn 6 tháng nhưng thân nhân chưa được gặp mặt.

Hôm 11.3.2018, tôi có cuộc trao đổi với bà Bùi Thị Rề là vợ của ông Túc thì được bà cho biết một số thông tin về những khó khăn mà chồng bà đang phải chịu đựng trong lao tù cộng sản.

Bà Rề cho biết sức khỏe của ông Túc không được tốt, hiện tại ông bị các chứng bệnh như tim mạnh, trĩ, viêm giác mạc mắt mãn tính. Tuy nhiên, bà Rề chỉ được gởi thuốc vào trong trại chứ không được gặp mặt trực tiếp.

Mặc dù vợ con, anh chị em trong gia đình muốn được thăm gặp ông Túc để biết rõ hơn về tình trạng bệnh tình nhưng trại tạm giam tỉnh Thái Bình không cho gặp với lý do “vụ án vẫn còn trong quá trình điều tra”. Về lương thực tiếp tế thăm nuôi thì trại tạm giam không cho gửi bất cứ thứ gì và bắt mua lương thực của trại mới được gửi vào.

Một thông tin bà Rề cho biết rằng, trong quá trình bị an ninh tỉnh Thái Bình bắt giam, truy bức, thẩm cung, ông Túc đã thực hiện nguyên tắc “3 không”, nghĩa là không ký nhận, không làm việc, không khai báo bất cứ thứ gì.

Như vậy, hơn 6 tháng bắt giam và tra cung, an ninh điều tra Thái Bình vẫn không thể khuất phục được ý chí chiến đấu kiên cường của ông Nguyễn Văn Túc. Vì thế, có thể phía an ninh có rất ít thông tin, hoặc có những bằng chứng ảo, mơ hồ.

Một chi tiết hết sức phi pháp là hệ thống an ninh điều tra, viện kiểm sát, tòa án tỉnh Thái Bình toa rập với nhau tước bỏ quyền được thuê luật sư, không cho Luật sư của ông Túc tham gia tiến trình tố tụng của vụ án. Gia đình ông Túc đã tiến hành thủ tục thuê luật sư ngay từ khi ông Túc mới bị bắt.

Tuy nhiên, Bà Rề kể lại, mới đây, có một vị Luật sư tự tìm đến gia đình bà và nói dối là ông Túc từ trong trại tạm giam thuê vị luật sư này nhưng bà Rề nghi ngờ nên đã chất vấn lại. Sau đó, vị luật sư nói rõ ràng, viện kiểm sát, tòa án chỉ định làm luật sư cho ông Túc miễn phí. Bà Rề đã khước vị luật sư do tòa án áp đặt này.

Gia đình cho biết sẽ tự tìm luật sư để tiếp tục hành trình đi tìm công lý cho ông Nguyễn Văn Túc chứ không phải luật sư do tòa án chỉ định.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003, trong những trường hợp như Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại BLHS.

Luật sư do tòa án chỉ định thực chất chỉ mang tính hình thức, chỉ nói theo những gì tòa chỉ đạo, thống nhất với quan điểm xét xử của tòa, gây bất lợi cho người bị xét xử.

Ông Nguyễn Văn Túc bị bắt giam và cáo buộc theo điều 79, nhưng ông vẫn cương nghị, can đảm và kiên tâm không làm việc với an ninh. Điều đó như là một cú tát mạnh mẽ vào mặt an ninh điều tra, họ sẽ rất cay cú với ông Túc.

Năm 2011, tôi bị bắt giam và bị cáo buộc điều 79, trong suốt quá trình điều tra tôi sử dụng nguyên tắc giữ quyền im lặng, không khai báo, không làm việc. An ninh, công an thường nói với tôi “tao là luật, luật là tao, mày không có tội thì chúng tao cho mày có tội”.

Khi chuẩn bị đưa tôi ra xét xử tại tòa án tỉnh Nghệ An, lúc này có một vị luật sư tìm đến tôi nói rằng “tôi được chỉ định để bào chữa cho anh tại tòa”. Tôi khước từ. Tại tòa, tôi bị xử theo khoản 1 điều 79 BLHS, nhằm hợp thức hóa tội danh, cộng sản đã dụ dỗ, lôi kéo người làm chứng vu khống cho tôi.

Rất có thể ông Nguyễn Văn Túc sẽ bị tòa án cộng sản đưa ra xét xử theo khoản 1 điều 79 với những chứng cứ mơ hồ, hoặc bị vu khống, hàm oan với một mức án nặng nề.

Không chỉ ông Nguyễn Văn Túc là nạn nhân chịu những đòn thù của chế độ cộng sản từ khi bị tạm giam điều tra đến khi hết án, mà hầu hết các tù nhân lương tâm và người tù tại Việt Nam đều bị vùi dập, chà đạp phẩm giá, nhân cách tới những trận tra tấn cả về tinh thần lẫn thể xác dưới tận đáy bùn đen.

12.3.2018
Paulus Lê Sơn

Nguồn: Chân Trời Mới Media

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.