Lãng phí và tham nhũng

Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương Phan Đình Trạc tiết lộ “So với nước giàu mới thấy ta lãng phí, thậm chí nó còn lớn hơn cả thất thoát và tham nhũng,” trong một buổi thảo luận tại Quốc Hội hôm 24/7/2021. Ảnh: Trung Tâm Báo Chí Quốc Hội
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong một buổi thảo luận tại Quốc Hội hôm 24 tháng Bảy, đại biểu quốc hội Phan Đình Trạc phát biểu: “So với nước giàu mới thấy ta lãng phí, thậm chí nó còn lớn hơn cả thất thoát và tham nhũng.Lời nói của ông Trạc thật ra cũng không đưa ra một cái gì mới mẻ vì tình trạng tham nhũng, lãng phí, thất thoát lâu nay vẫn là lẽ sống của giai cấp cầm quyền ở Việt Nam.

Là trưởng Ban Nội Chính Trung Ương, hẳn ông Phan ĐìnhTrạc có cơ hội nhìn rõ vấn đề hơn người bên ngoài, nên câu nói được báo chí lề đảng nêu ra như một vấn nạn mới của Hà Nội sau những chiến dịch đốt lò của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.

Ý của ông Trạc muốn nói  về tình hình các cơ quan, ban ngành trong chính phủ đã tiêu xài rất hoang phí và số tiền lãng phí này tính ra còn hơn cả những vụ tham nhũng hay thất thoát ở các dự án lớn.

Người ta chưa quên dưới thời Bộ Trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, gánh nặng của 12 dự án ngàn tỷ nằm đắp chiếu đè nặng lên nền kinh tế quốc gia. Có thể điểm danh Nhà máy Đạm Ninh Bình của Tập Đoàn Hóa Chất VINACHEM với vốn đầu tư 12 ngàn tỷ đến nay sản xuất vẫn không trả nổi lãi vay ngân hàng, hiện không ngân hàng nào cho vay tiếp, chưa biết ngày nào sập tiệm.

Cũng có thể nhắc đến số phận bi đát của Nhà máy Bột Giấy Phương Nam ở Long An đầu tư 3.400 tỷ do chuyên gia Trung Quốc xây lắp sau nhiều lần chạy thử không ra bột giấy, rao bán không ai mua, dù với giá bèo của sắt vụn.

Hay trở lại thời gian Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng khi quả đấm thép VINASHIN biến thành VINASINK kéo theo một con số khổng lồ 4 tỷ USD bị mất trắng. Những thất thoát ấy không gì bù đắp nổi nhưng còn kéo dài đến ngày nay mà không có ai chịu trách nhiệm, ngoại trừ Vũ Huy Hoàng ngồi tù 11 năm, nhưng lại bị tuyên án trong một vụ án sai phạm về đất đai  của công ty SABECO!

Sự thất thoát tài sản quốc gia còn được nhìn thấy qua các vụ án kinh tế, tham nhũng gộc, việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt được mô tả là rất thấp. Trong giai đoạn từ 2013 đến nay chỉ đạt hơn 32% theo tờ Thời Báo Kinh Tế. Một thí dụ rất cụ thể gần đây nhất trong vụ án Trịnh Xuân Thanh năm 2018, Tổng Cục Thi Hành Án Dân Sự cho biết, Thanh phải bồi thường trong tư cách bị cáo số tiền là 122 tỷ đồng. Nhưng nhà nước chỉ thu hồi được vỏn vẹn 31 tỷ, bằng 1/4 do tài sản của Thanh đã bị tẩu tán trước khi đương sự bị khởi tố. Từ đó có thể suy ra sự thất thoát tài sản quốc gia trong tất cả các vụ án lớn nhỏ do cán bộ cộng sản các cấp gây ra lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng.

Thật ra, lãng phí, thất thoát hay tham nhũng trong những chế độ độc tài toàn trị đều có chung một nguyên nhân. Đó là đồng lương quá rẻ nhưng cán bộ có quá nhiều quyền và họ phải “cộng sinh” mới có thể sống phè phỡn, xây cất biệt phủ hoành tráng và thụ hưởng cho đến hết nhiệm kỳ. Lãng phí tức là cùng nhau vẽ vời những dự án ngàn tỷ, những công trình quá hoành tráng, quá xa hoa; nhưng những công trình xa hoa này ai hưởng, nếu không phải là cán bộ và các nhóm lợi ích bu bám chung quanh chính phủ.

Câu nói của ông Trạc thừa nhận rằng hiện nay lãng phí quá nhiều. Tại sao như vậy?

Bởi vì trong mấy năm qua, từ khi ông Nguyễn Phú Trọng dựng lò đốt tham nhũng để chống thất thoát, tham ô thì cán bộ đã phần nào khó bòn rút qua các dự án, nhất là mọi hành động sẽ bị để ý. Không còn tham ô được thì tiền do “rút ruột công trình,” tiền xin được từ dự án không xài sẽ mất mà không giữ lại được.

Do đó các quan tham bị buộc phải có những hình thức lãng phí như tổ chức nhiều sinh hoạt hội hè, nhiều buổi nghiệm thu, nhiều buổi học tập thảo luận chỉ nhằm mục đích… để xài tiền! Rốt cuộc lại, sự lãng phí, thất thoát hay tham nhũng đều là vấn nạn chung và khó giải quyết của mọi chế độ toàn trị mà thôi.

Tại Việt Nam thất thoát, lãng phí có cơ hội sống dai cùng với tham nhũng tạo thành một gương mặt lem luốc điển hình cho đảng cộng sản cầm quyền. Chỉ có nhân dân mới là thành phần chịu thiệt hại nhiều nhất vì phải còng lưng đóng thuế cho giai cấp cán bộ tha hồ lãng phí.

Ông Trọng nên mở thêm lò thứ hai để đốt lãng phí là vừa.

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.