Lò đốt đang tiến vào Sài Gòn?

Lê Thanh Hải, cựu Ủy viên BCT, cựu Bí thư Thành ủy HCM. Ảnh: Info.net
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau 20 năm chính quyền “vì dân” của đảng CSVN giằng co với dân oan từ Sài Gòn tới Hà Nội, ngày 7 Tháng 9 vừa qua, Thanh tra Chính phủ đã chính thức công bố kết luận liên quan đến những khiếu tố của người dân về Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Dự án Thủ Thiêm có từ thời ông Võ Văn Kiệt làm Thủ tướng và được các đời UBND về sau thực hiện. Dưới sự chỉ đạo phù phép của Thành uỷ Thành Hồ trong thời gian Lê Thanh Hải nắm chức bí thư, dự án ban đầu đã bị thay đổi, đánh tráo và cố tình thực hiện khác đi nhằm mục đích thủ lợi cho phe nhóm và cá nhân.

Đây cũng là lần đầu tiên kết luận từ thanh tra trung ương thừa nhận những chi tiết vi phạm pháp luật của chính quyền thành phố trong một thời gian dài trên nỗi khổ của người dân. Đó là “thiếu kiểm soát, giao đất tràn lan cho các dự án, vi phạm quy hoạch và giấy phép xây dựng, tính toán tiền sử dụng đất chưa đúng quy định”. Tuy nhiên về mặt cụ thể, trải qua 4 đời chủ tịch UBND, những ai có trách nhiệm trực tiếp nhất thì thanh tra không nói tới.

Tuy nhiên không thể từ chối trách nhiệm đã bị phơi bày, sau 13 ngày im lặng Uỷ ban Nhân dân TP.HCM đương nhiệm đã tổ chức họp báo tuyên bố nhận trách nhiệm về những “sai phạm” của mình. Đồng thời cũng “chân thành xin lỗi” và hứa ra sức giải quyết để đáp ứng nguyện vọng nhân dân (sic). Cuộc họp báo cũng chỉ nói chung chung về việc “xử lý cán bộ” phải có bằng chứng mới làm được.

Liệu người dân có dễ dàng chấp nhận lời xin lỗi quá muộn màng này không khi họ đã vì sự tham lam vô độ của cán bộ thành phố cấu kết nhau, đẩy họ vào cảnh màn trời chiếu đất suốt 20 năm qua. Nói đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, có lẽ chính quyền thành phố này đã biết quá nhiều nguyện vọng của dân oan Thủ Thiêm là gì sau những đợt khiếu tố kéo dài nhưng chính quyền cố tình bỏ qua.

Bây giờ nói đáp ứng đây có nghĩa là chính quyền thành phố sẽ tìm ra một vài con dê tế thần trong vụ cướp đất thế kỷ này rồi cho chìm xuồng chăng. Hiện chưa có con dê nào bị bắt, bị truy tố trong khi vụ án đàn áp Thủ Thiêm này đã kéo dài hai thập kỷ. Nó được coi là một vụ sai lầm nghiêm trọng nhất của chính quyền cộng sản khiến cho hàng trăm ngàn người dân bị mất nhà cửa đất đai, phải sống cảnh màn trời chiếu đất. Và chưa kể đàng sau những giao dịch mờ ám giữa cán bộ và các công ty địa ốc sân sau của các ông lớn trong đảng, hàng tỷ đô-la đã êm thấm chạy vào túi các quan tham.

Trong những ngày sắp tới, ông Trọng cần hâm nóng lại chiếc lò đang nguội lạnh của mình, vì vậy chắc chắn Trọng sẽ truy cứu trách nhiệm của những nhân vật đã một thời làm mưa làm gió trên dự án Thủ Thiêm như Tất Thành Cang, Nguyễn Văn Đua, Nguyễn Thị Quyết Tâm v.v… Trước đó vào tháng 5/2018, vụ bán 32 ha đất công với giá “bèo” đã bị xới lên như một ngón đòn thăm dò của một phần trong toàn bộ vụ án. Nhưng do bao che, lấp liếm lẫn nhau Tất Thành Cang cũng tạm thời… vô can.

Lần này với kết luận của thanh tra trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương sẽ ra tay theo chỉ đạo của ông Trọng để tìm ra những chứng cớ tội ác của cựu bí thư thành uỷ Lê Thanh Hải cũng như nguồn gốc tài sản kếch sù mà ông Hải và gia đình đã thủ đắc được. Ông Hải và đàn em sẽ bị Trọng lú hài tội như đã từng ra tay ở Tập Đoàn Dầu Khí để giờ chót triệt hạ Lê Thanh Hải như Đinh La Thăng chăng?

Thành Hồ, lãnh địa của Lê Thanh Hải rồi đây sẽ không còn là nơi trú ẩn an toàn cho gia đình và phe cánh của Lê Thanh Hải. Khi Hải bị ném vào lò, số phận sẽ không khác Đinh La Thăng vì đối với ông Trọng, uỷ viên BCT không còn là ngoại lệ nhất là khi đường hoạn lộ đi lên dưới thời Ba Dũng.

Rõ ràng giờ đây lò ông Trọng đang tiến về giang sơn anh “Hai Nhựt” và lò đang nóng hừng hực. Vì bên cạnh vụ Thủ Thiêm, sau khi nhốt Vũ “Nhôm” thanh toán mặt trận Đà Nẵng, ông Trọng còn tiếp tục phanh phui đường dây mua bán đất vàng ở Sài Gòn có liên quan tới tay thượng tá công an này.

Ngày 2 Tháng 5 cũng trong một cuộc họp báo của UBND, chánh văn phòng Võ Văn Hoan thừa nhận với báo chí “có một số mặt bằng nhà, đất công sản của Thành phố được giao cho Vũ “nhôm”. Chuyện bàn tay Vũ “nhôm” thò vào tận Thành Hồ cho thấy mạng lưới kinh tài của tay thượng tá công an này được điều hành từ một cấp cao. Do đó viên chánh văn phòng cũng tiết lộ việc chuyển quyền và mục đích sử dụng những tài sản công này “thuộc về các cơ quan trung ương và cấp cao hơn”. Lời nói có vẻ chạy tội nhưng thử hỏi nếu không có sự tán trợ của những nhân vật quyền lực trong bộ máy UBND thành phố thì Vũ “nhôm” làm được gì?

Đó là lý do vì sao ngày 18 tháng 9, Nguyễn Hữu Tín cựu Phó chủ tịch UBND Thành Hồ mặc dù đã nghỉ hưu vẫn bị khởi tố, cấm đi lại để điều tra việc Tín đã từng bao che, tạo điều kiện cho Vũ “nhôm” thu tóm đất đai. Đây quả thật là điều làm cho Lê Thanh Hải phải đối phó khá vất vả, vì chắc chắn những gì Tín khai ra trước cơ quan điều tra cuối cùng sẽ chỉ ra kẻ đầu trò Lê Thanh Hải.

Để triệt hạ thế lực của Lê Thanh Hải gầy dựng chung quanh lãnh địa Sài Gòn, ông Trọng không thể không đánh vụ Vũ “nhôm” ngay tại thành phố này. Khởi tố Nguyễn Hữu Tín và 3 viên chức cao cấp khác là cách tốt nhất truy ra manh mối sự liên hệ của Hải với cánh công an thành phố qua đàn em Nguyễn Hữu Tín của “Anh Hai”.

Rõ ràng là hai mũi nhọn của ông Trọng đang tiến vào Sài Gòn, trong lúc Nguyễn Thiện Nhân có nhiều xác suất rời Thành Hồ lên làm Chủ tịch nước, sẽ tạo ra khoảng trống quyền lực ở Sài Gòn. Và một khi lò được đốt lên, chẳng những Hai Nhựt bị hoả thiêu mà số phận Ba Dũng cũng khó an toàn!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hàng dưới từ trái: Cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng cùng cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bị cách hết tất cả các chức vụ cũ trong đảng; trong khi cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (hàng trên) bị khai trừ đảng

Phúc, Huệ, Thưởng, Khái bị cách hết các chức vụ trong đảng; Nguyễn Thị Kim Tiến bị khai trừ khỏi đảng

Như vậy là ba trong “tứ trụ” khóa 13 đều sai phạm, trừ Nguyễn Phú Trọng đã chết, các đối thủ chính trị ngáng đường Tô Lâm lên chức tổng bí thư đều chính thức bị hạ đo ván.

Dù bị cách hết các chức vụ trong đảng, nhưng Phúc, Thưởng, Huệ, Khái vẫn là đảng viên và buộc phải “ngoan,” không “ngoan” lại lôi ra truy tố.

Hai chiếc xe ôtô điện VinFast giữa dòng xe máy tại Hà Nội. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP

Đằng sau kế hoạch Hà Nội cấm xe xăng là lợi ích riêng của ông Phạm Nhật Vượng

Thực vậy, chính phủ và Hà Nội phối hợp khá nhịp nhàng. Chính phủ thì ra chỉ thị cấm xe xăng trong vành đai 1, Hà Nội thì ra chỉ thị sẽ tăng lệ phí trước bạ, lệ phí đăng ký, cấp biển số và giá trông giữ xe đối với xe xăng trong toàn địa bàn thành phố. VinFast của ông Vượng thì tổ chức chiến dịch đổi xe xăng lấy xe điện Vin trong cùng dịp này.

Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 12 hôm 19/7/2025. Ảnh: Dân Trí

Trung ương 12: Đại hội XIV của Tô Lâm đã khởi động

Sau Hội nghị Trung ương 12, đảng CSVN không còn là trung tâm quyền lực tập thể mà đã chuyển sang mô hình đơn cực duy nhất, nơi chính sách được hoạch định bởi ý chí của một cá nhân.

Giai đoạn tới có thể là chương đầu tiên của kỷ nguyên mới, nhưng kỷ nguyên mới ấy thuộc về ai, vì ai, và kéo dài bao lâu, đó vẫn là dấu hỏi lớn. Lịch sử, như ta đã biết, không phải là thứ có thể lập trình sẵn.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngày 08/05/2025. Ảnh: Evgenia Novozhenina/ POOL/ AFP

Trung Quốc: Tập Cận Bình chuẩn bị ‘nghỉ hưu’?

Sắp có một “thay đổi lớn” trên chính trường Trung Quốc? Theo truyền thông ở Bắc Kinh, trong cuộc họp hôm 30/06/2025 Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng Sản nước này không còn nhắc đến “Tư tưởng Tập Cận Bình,” hay vai trò “Hạt nhân” của lãnh đạo tối cao mà đã “xem xét” các quy định hoạt động của đảng. Pierre Antoine Donnet trên mạng Asialyst chờ đợi ông Tập chuẩn bị “rút lui khỏi chính trường.” Nhưng sự rút lui đó phải chăng là vỏ bọc bề ngoài?