Luật Sư Quân ủng hộ kiện tập thể vụ nước máy ô nhiễm ở Hà Nội*

Dư luận dấy lên muốn kiện tập thể Công ty nước sạch Sông Đà và sự tắc trách của chính quyền địa phương trong vụ nước máy ô nhiễm ở Hà Nội.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau hơn một tuần phần lớn nhân dân Hà Nội chịu đựng nguồn nước ô nhiễm đi vào cơ thể thì chính quyền mới bắt đầu lên tiếng. Trong suốt 1 tuần qua, đã có bao nhiêu trẻ nhỏ, bao nhiêu bà mẹ mang bầu, bao nhiêu người già đau yếu đã buộc chấp nhận đưa vào cơ thể một nguồn chất độc ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài cho sức khoẻ của mình.

Đầu độc nguồn nước là kinh khủng và dữ dội nhất vì nó tác động trực tiếp và nhanh chóng đến sự sống con người. Thế mà trong suốt tuần im lặng hoàn toàn về chất gây độc đó, đài báo và Tivi vẫn thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, rả rích tróc nã nhân dân về việc các thế lực thù địch cố tình gây chia rẽ khối đại đoàn kết. Đồng thời đòi hỏi một sự tập hợp đồng phục viển vông.

Một tuần nghe sự vống lên về một xã hội tươi đẹp đầy hoang tưởng. Tôi tự hỏi: Thực tế nhân dân cần gì? Cuộc sống nơi đây còn có ý nghĩa gì không khi mà hơi thở bị đầu độc bởi không khí ô nhiễm, dạ dày bị đầu độc bởi nguồn nước ô nhiễm; trí não bị đầu độc bởi một hệ tư tưởng phản động?

Là một luật sư từng rất lãng mạn, nay thực tế một tý, tôi thấy rằng tại sao cá nhân tôi, vợ con tôi, anh em tôi, láng giếng tôi lại phải chịu đựng sự tắc trách của một chính quyền do chính mình đóng thuế để nuôi? Tôi phải đòi hỏi sự công bằng chứ? Tôi phải khởi kiện về tất cả những mất mát mà thân bằng quyến thuộc và nhân dân tôi đang gánh chịu?

Rõ ràng, Công ty cấp nước Sông Đà từ ngày 8/10 họ đã biết về ô nhiễm mà tại sao không lên tiếng cảnh báo cho nhân dân? Đây là sự vi phạm về nghĩa vụ của hợp đồng. Sao chính quyền không thay mặt nhân dân đòi công ty kinh doanh nước này công bố thông tin và đòi bồi thường?

Những thiệt hại từ việc nhân dân phải khắc phục sự cố này như: Phải mua nước, phải lọc nước, phải kiểm tra, xét nghiệm… rõ ràng Bên B là công ty cấp nước Sông Đà phải chịu trách nhiệm. Dù bất cứ do gì thì theo lẽ công bằng trả tiền mua nước sạch thì phải có nước sạch. Trả tiền đóng thuế để nuôi chính quyền thì công bộc của dân phải vì quyền lợi của dân mà phản ứng kịp thời.

Tôi cổ suý tất cả những ai đã và đang chịu đựng bất công và thiệt hại liên hệ, đoàn kết để cùng nhau làm một đơn kiện tập thể về việc này.

LS Lê Quốc Quân

Nguồn: FB Lê Quốc Quân

*) Tựa do Ban Biên Tập đặt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.