Mikhail Gorbachev đã giải phóng cho hàng triệu người, ngay cả khi ông không có ý định làm như vậy

Mikhail Gorbachev, người khiến đế chế Cộng Sản Liên Xô sụp đổ và góp phần kết thúc cuộc Chiến Tranh Lạnh. Ảnh: John Kringas/Chicago Tribune/Zuma/Eyevine
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nguồn: Mikhail Gorbachev liberated millions, even if he didn’t set out to,” The Economist, 31/8/2022.

Cù Tuấn dịch

Những bạo chúa hiện đại lại coi cuộc đời của Gorbachev như một câu chuyện cảnh giác

Một đế chế được xây dựng trên sự dối trá và bạo lực không đáng để cứu giúp. Mikhail Gorbachev, người vừa qua đời tuần này ở Matxcơva ở tuổi 91, hiểu rõ điều đó hơn tất cả. Vì điều này, ông xứng đáng được tôn vinh, đặc biệt là nhờ có ông, hàng trăm triệu người đã sống trong tự do và hòa bình hơn kể từ khi ông đã khiến đế chế Liên Xô sụp đổ và do đó kết thúc Chiến tranh Lạnh. Bi kịch là rất nhiều người đã quên những bài học trong câu chuyện phi thường của ông, hoặc rút ra những kết luận sai lầm chính xác từ chúng.

Gorbachev chưa bao giờ đặt ra mục tiêu phá bỏ Liên Xô hoặc sự thống trị rộng lớn hơn của nó. Thay vào đó, ông nhắm đến việc làm cho nó mạnh hơn và tốt hơn, thông qua hai chính sách mở cửa và cải cách, glasnost và perestroika. Gorbachev tin tưởng vào dự án xã hội chủ nghĩa hơn nhiều so với nền dân chủ tự do; nhưng ông cũng biết rằng bí mật và đàn áp chỉ tạo ra tham nhũng và sự rối loạn chức năng, và những gì Gorbachev coi là một dự án xứng đáng và nhân văn sẽ không thể tồn tại nếu không có sự thay đổi.

Gorbachev cũng vậy, mặc dù có quá nhiều sự cố trong đời ông có dính đến việc sử dụng vũ lực, nhưng ông có ác cảm cá nhân sâu sắc với bạo lực. Và vì vậy, khi các cuộc nổi dậy chống cộng sản năm 1989 tràn qua Đông Âu, ông đã lựa chọn đúng: để các nước vệ tinh của Matxcơva thoát ra khỏi quỹ đạo của Liên Xô, thay vì đè bẹp phong trào bằng những chiếc xe tăng mà đã đè bẹp các nhà dân chủ Hungary năm 1956 và người Tiệp Khắc vào năm 1968. Trước đó ông cũng đã hiểu rõ cái giá phải trả thảm khốc của cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ, và đã ký hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân nhằm giảm nguy cơ ngày tận thế ở châu Âu.

Với việc Đông Âu được giải phóng khỏi sự thống trị từ xa của Liên Xô, có vẻ như không thể tránh khỏi những yêu cầu tương tự về quyền độc lập đến từ các nước cộng hòa cấu thành của Liên bang Xô viết. Mặc dù đây không phải là kết quả mà ông Gorbachev mong muốn, nhưng ông lại phải đối mặt với một sự lựa chọn: chấp nhận hoặc ngăn chặn việc giải thể Liên Xô bằng vũ lực. Một lần nữa, cuối cùng Gorbachev đã làm đúng. Quân đội Liên Xô đã đổ máu ở Gruzia và Litva, nhưng cuối cùng ông đã cho phép tất cả các nước cộng hòa đi theo con đường riêng của họ. Ngày nay, ngay cả những nước vẫn còn sống dưới cái bóng của chế độ chuyên quyền, như Kazakhstan và Belarus, cũng không còn hoài niệm về những ngày xếp hàng mua bánh mì và nhà tù gulag. Rất ít người bên ngoài nước Nga đồng ý với Vladimir Putin rằng sự sụp đổ của Liên Xô là “thảm họa địa chính trị lớn nhất của thế kỷ 20”.

Không giống như những người kế nhiệm, ông Gorbachev không tham nhũng. Ông không bao giờ tìm cách làm giàu cho bản thân, gia đình hoặc bạn bè của mình, đó là một lý do tại sao ông có thể nghỉ hưu mà không sợ phải ngồi tù hoặc tệ hơn. Tổng thống Putin thì không thể như vậy. Ngược lại, trong thời kỳ khủng hoảng của đế chế Liên Xô cũ mà Putin vẫn đang kiểm soát, ông ta đang cố gắng hết sức để xóa bỏ di sản của Gorbachev. Những lời nói dối và bạo lực do nhà nước bảo trợ đã quay trở lại nước Nga, cùng với những nhà tù dành cho những người bất đồng chính kiến ​​ôn hòa. Sự tôn trọng luật pháp và quyền tự do ngôn luận đã biến mất. Gần đây, Alexei Venediktov, một người bạn cũ của cố tổng thống Gorbachev cho biết: “Tất cả các cải cách của Gorbachev – đã về 0, tan thành tro, thành khói.” Ông Venediktov từng điều hành một đài phát thanh độc lập, mà đã bị đóng cửa ngay sau khi cuộc xâm lược Ukraine của ông Putin bắt đầu. Vào ngày ông Gorbachev qua đời, các công tố viên nhà nước Nga đã yêu cầu mức án 24 năm tù giam đối với một nhà báo chỉ trích chế độ, sinh gần cuối thời kỳ cầm quyền của ông Gorbachev.

Được giải phóng khỏi bàn tay chết chóc của nomenklatura của Nga, các nước vệ tinh trước đây thuộc Đông Âu đã phát triển thịnh vượng. (Các nước cộng hòa trước đây thì phát triển kém hơn, ngoại trừ các nước vùng Baltic.) Nga có thể phát triển giàu có và tự do, nhưng Boris Yeltsin đã trao quyền cho các nhà tư bản tham nhũng và ông Putin thì trao quyền cho lực lượng an ninh thân cận. Nhưng mặc dù tầm nhìn của ông Gorbachev về một xã hội cởi mở đã bị đảo ngược ở Nga, nhưng việc Gorbachev đã cố gắng thực hiện nó và đã dám đi trọn con đường của nó vẫn là một thành tựu đáng kinh ngạc.

Tuy vậy, những lãnh tụ độc tài trên khắp thế giới lại coi những gì ông Gorbachev đã làm như một câu chuyện cảnh giác: nếu bạn cho người dân một chút tự do, họ sẽ đòi hỏi nhiều tự do hơn nữa. Trung Quốc tuy mở cửa kinh tế, nhưng đã đàn áp đẫm máu phong trào dân chủ tại nước này tại Quảng trường Thiên An Môn vào tháng 6 năm 1989. Cuối năm đó, khi Đông Âu xóa bỏ sự cai trị của các đảng cộng sản, những người theo chủ nghĩa cứng rắn ở Bắc Kinh cảm thấy được minh oan vì đã không cho phép bất cứ điều gì tương tự xảy ra. Khi Liên Xô sụp đổ và những người cộng sản cũng mất quyền lực ở Mátxcơva, những người cầm quyền tại Trung Quốc đã lặng lẽ tự chúc mừng nhau vì họ đã tỏ ra không yếu đuối và ngu ngốc như vậy. Nếu được lựa chọn, người dân có xu hướng không thích bị cai trị bởi các bộ máy không thể kiểm soát và không thể thay đổi; vì vậy các nhà lãnh đạo của Trung Quốc kiên quyết không cho người dân Trung Quốc có quyền lựa chọn đó. Sự ổn định và tiến bộ kinh tế ở Trung Quốc đã phải trả giá đắt khi người dân mất đi tự do cá nhân, quyền của người thiểu số bị chà đạp và nạn tham nhũng đã ăn sâu trong chính quyền.

Lịch sử đã tiếp diễn kể từ khi ông Gorbachev rời Điện Kremlin. Nga không còn là siêu cường, ngoại trừ về mặt hạt nhân, nhưng Trung Quốc đã nhanh chóng trở thành một siêu cường thực sự. Lời nói dối Lớn, một động lực của Liên Xô mà chỉ những người không có ký ức rõ ràng mới biết đến, đã được chứng minh là có tác dụng ngay cả trong các nền dân chủ trưởng thành. Đây là những sự thật khó chấp nhận đối với những người theo chủ nghĩa tự do. Tuy bây giờ họ đang thương tiếc người đàn ông đã làm cho một đế quốc chuyên chế phải tan rã, họ vẫn phải tiếp tục đấu tranh chống lại những bạo chúa hiện đại và những lãnh đạo chuyên xây dựng đế chế.

Nguồn: FB Cù Tuấn

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.