Món nợ Nhân quyền dai dẳng, nặng nề

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang có cuộc viếng thăm chính thức nước Cộng hòa Pháp với hy vọng đưa ‘’mối quan hệ chiến lược tòan diện Việt – Pháp lên một tầm cao mới’’.

Theo thông báo của bộ Ngọai giao Hà Nội, quan hệ chiến lược nói trên bao gồm các mối quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, văn hóa và du lịch.

Vừa qua 3 tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở tại Pháp :- Liên Đòan Quốc tế Nhân quyền FIDH (Fédération Internatioale des Droits de l’Homme), Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam VCHR (Vietnamese Committee Human Rights) và Hội Nhân quyền Pháp Quốc LDH (Ligue des Droits de l’Homme) đã gửi bức thư dài cho tổng thống Pháp E. Macron yêu cầu khẩn thiết ông ‘’hãy đặt ra câu hỏi nóng bỏng về nhân quyền trong các cuộc tiếp xúc’’, yêu cầu ông ‘’áp lực Việt Nam trả tự do cho các tù chính trị, chấm dứt mọi sách nhiễu, bạo hành của công an đối với các xã hội dân sự, chấm dứt các cuộc đàn áp tôn giáo và hủy bỏ mọi điều luật chống nhân quyền’’.

Bức thư nêu rõ ‘’chế độ độc tài pháp trị của Đảng Cộng sản Việt Nam trong 14 tháng qua đã bắt giam và bỏ tù 62 nhà bất đồng chính kiến, đưa số tù chính trị hiện nay bị giam cầm lên đến 130 người’’.

Bức thư kể rõ tên các nhà dân chủ và nhân quyền hiện còn bị giam như nhà báo Nguyễn Hữu Vinh, cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh có mẹ già 2 con nhỏ, luật sư Nguyễn Văn Đài … cần được trả tự do ngay.

Bức thư nhắc nhở rằng nhân quyền là giá trị cơ bản thiết yếu của nước Cộng hòa Pháp, chính tổ chức En Marche – Tiến tới của ông Macron cũng như quốc hội Pháp hiện nay đa số là từ các tổ chức xã hội dân sự chưa từng tham chính cấu thành, nên việc nêu và áp lực với phía Việt Nam là điều không thể bỏ qua và coi nhẹ được.

Từ những thông tin trên có thể cho thấy ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chọn sang Pháp là một sự lựa chọn không thỏai mái chút nào ! Có thể nói là một sự lựa chọn không đúng chỗ, không đúng lúc. Trong khi ông Trần Đại Quang và ông Nguyễn Xuân Phúc đi thăm Ấn Độ và nước Úc lại thuận lợi hơn nhiều. Vì nước Pháp với tổng thống E. Macron không thể bỏ qua giá trị dân chủ và nhân quyền để đổi lấy vài lợi ích kinh tế, thương mại không đáng kể.

Việt nam chỉ có thể mượn cái cớ ‘’nhân kỷ niệm 45 năm bình thường hóa quan hệ Việt-Pháp’’. Họ cố tình quên rằng CH Pháp và CHLB Đức có quan hệ gắn bó chặt chẽ, là hạt nhân của khối Liên Âu. 2 nước luôn nhất trí với nhau trong mọi quan hệ quốc tê. Mà Việt Nam đang có vấn đề cực kỳ nghiêm trọng với CHLB Đức suốt nửa năm nay, chưa giải quyết xong. Tin mới nhất là Tổng Công tố Liên Bang đã đặt vấn đề điều tra đối với trung tướng Đường Minh Hưng, phó Tổng cục trưởng Tổng cục an ninh của Bộ Công an, là người đã đích thân sang Đức tổ chức cuộc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh bằng bạo lực phi pháp trên đất Đức, với lời cảnh báo sẽ có những trừng phạt tiếp theo.

Ai cũng biết phía Việt Nam đang mong mỏi Hiệp ước Tự do Thương mại Việt-Liên Âu EVFTA đã ký sẽ sớm được các nước Liên Âu xét duyệt chính thức, với lợi ích cho Việt Nam có thể lên đến 20 tỷ đô la mỗi năm.

Trong bối cảnh hiện nay, không dễ gì phía Pháp hứa hẹn về việc sớm thông qua EVFTA, mà có ký thì cũng không có mấy ý nghĩa vì theo nguyên tắc EVFTA chỉ có giá trị khi tất cả thành viên 28 nước Liên Âu đều nhất trí, mà CHLB Đức thì còn rất lâu mới đồng tình khi Việt Nam vẫn trơ trẽn không chịu xin lỗi và hứa không tái phạm hành động bạo lực như cuộc bắt cóc thô bạo ở Berlin.

Cho nên món nợ nhân quyền của Việt Nam rất nặng và sẽ kéo rất dài, và nhà nước tòan trị kiểu Mác-xít này còn lâu mới trả hết món nợ này, và tự mình dấn thân để bị chiếu tướng và lên án quyết liệt, kể cả chuyến đi thăm Pháp được gọi là chuyến đi thăm hữu nghị của bạn bè chiến lược.

Bị thiệt đơn và thiệt kép, thiệt cả về uy tín chính trị, thiệt cả về kinh tế, tài chính, không mang lợi gì về trong khi ngân sách cạn kiệt, hệ thống ngân hàng đổ vỡ.

Lại còn chuyến đi thăm Cu Ba tiếp theo, cũng là sự lựa chọn không đúng chỗ, không đúng lúc. Khi ông Raul Castro về hưu, kết thúc thời đại Castro mù quáng theo học thuyết Mác Lê và chủ nghĩa xã hội Mác xít viển vông.

Còn nhớ trong chuyến thăm Cu Ba trước đây ông Trọng đã vụng về cao hứng tâng bốc học thuyết Mác-Lê lên tận mây xanh, cứ như đang lên lớp ở trường đảng Nguyễn Ái Quốc bên nhà, bị phản ứng dữ dội, không báo Cu Ba nào tường thuật cuộc diễn thuyết 2 giờ kỳ quặc này, để bà tổng thống Bradil lập tức đóng cửa không tiếp đòan ngay ngày hôm sau, mặc dù là cuộc viếng thăm nhà nước được chuẩn bị suốt 3 tháng trước.

Một thất bại, một nỗi nhục quốc gia, một chuyến lỡ tàu đau hơn họan. Lần này ông Trọng sẽ còn lên lớp giảng giải gì nữa ? Xin chờ xem.

Nguồn: VOA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.