Muốn EVFTA, Việt Nam phải ‘nhả’ nhân quyền!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 15.5 vừa qua là lần đầu tiên cuộc gặp gỡ giữa các nhà ngoại giao EU/ Mỹ và các nhà hoạt động dân sự diễn ra thuận lợi tại Sài Gòn, không bị lực lượng an ninh ngăn cản, bắt bớ. Thêm vào đó, cũng là lần đầu tiên, đại diện các đại sứ quán ý, Hà Lan, Pháp, Đức và Liên Minh Châu Âu (EU) có cuộc gặp đầy đủ các chức sắc thuộc Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Chùa Giác Hoa cũng ở Sài Gòn vào ngày 16.5.2018.

Động thái “nới lỏng” lần này của chính quyền nhà nước Việt Nam có liên quan gì đến Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu, gọi tắt là EVFTA, mà Việt Nam đang mong muốn nhanh chóng ký kết và phê chuẩn? Hay vấn đề nhân quyền ở Việt Nam đang có chiều hướng tích cực?

Việt Nam cần EVFTA

Cách đây một thập kỷ, đó là năm 2006, Tổng thống Bush qua thăm Việt Nam và có một cử chỉ rất ưu ái là đưa Việt Nam ra khỏi danh sách Các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo, gọi tắt theo tiếng Anh là CPC.  Sau đó, Việt Nam được vào Tổ chức Thương mại thế giới- WTO, trở thành thành viên 150 sau khi ký 1 phụ lục hợp đồng với Mỹ.

Lúc đó, tình trạng ‘nới lỏng’ nhân quyền đã từng diễn ra.

Tháng 5 -2018, buổi gặp giữa Các nhà ngoại giao EU và Mỹ gặp gỡ các nhà hoạt động dân sự tại Sài Gòn và các chức sắc thuộc Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang ráo riết vận động cho Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA.)

Đây chính là lý do mà theo nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, một trong ba nhà bất đồng chính kiến (hai người còn lại là nhà hoạt động Phạm Bá Hải – Điều phối viên Hội Cựu tù nhân Lương tâm, và cựu tù chính trị luật sư Lê Công Định) có mặt trong buổi gặp ngày 15.5, cho biết buổi gặp được diễn ra thuận lợi, gần như là một buổi “hội thảo thu nhỏ”:

“Điều đó cho thấy là hiện nay Việt Nam đang rất cần Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam Châu Âu, đặc biệt trong bối cảnh sau khi TPP gần như không còn nữa. Tại sao nói gần như không còn? Vì không có Mỹ, mà không có Mỹ thì không có TPP, có thể nói chính xác là như vậy.  Mà CPTPP không có Mỹ thì đã mất đi 60% giá trị của nó rồi.”

Dựa theo báo cáo của chính phủ cho biết, tính đến cuối năm 2016, Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán tổng cộng 16 FTA. Trong đó có 10 FTA đã được thực thi, 2 FTA đã kết thúc đàm phán là TPP và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA); 4 FTA đang đàm phán là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), FTA ASEAN – Hồng Kông, FTA với Isarel và với Khối thương mại tự do Châu Âu (EFTA).

Tuy nhiên, như nhà báo Phạm Chí Dũng nhận định, cho đến thời điểm này, chưa có TPP, CPTPP thì chưa chứng tỏ được giá trị nhất định đối với kinh tế Việt Nam. Do đó, EVFTA là cánh cửa còn lại cho Việt Nam.

Một chi tiết đáng chú ý khác, cũng trong ngày 15.5.2018, tin được báo trong nước loan đi từ Trụ sở Bộ Ngoại giao, nơi Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh có cuộc tiếp đón Đại sứ Tây Ban Nha, bà Maria Jeus Figa Lopez-Palop, cho biết Chính phủ Việt Nam mong muốn Tây Ban Nha nhanh chóng thúc đẩy việc ký và phê chuẩn EVFTA.

Nới lỏng Nhân quyền

Theo nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, việc “nới lỏng” cho các nhà ngoại giao EU và Mỹ gặp gỡ các nhà hoạt động dân sự tại Sài Gòn ngày 15.5 chưa phải là chi tiết quan trọng nhất. Chính cuộc gặp ngày 16.5 giữa một bộ phận đại diện các đại sứ quán Ý, Hà Lan, Pháp, Đức và Liên Minh Châu Âu (EU) với 5 tổ chức tôn giáo thuộc Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Chùa Giác Hoa ở Sài Gòn mới thật sự là động thái chứng tỏ Việt Nam đang rất cần EVFTA.

“Đây là lần đầu tiên hội tụ đầy đủ các vị Hội Đồng Liên Tôn. Cuộc gặp diễn ra khá thoải mái. Mặc dù chính quyền Việt Nam không thích Hội Đồng Liên Tôn nhưng vẫn cố gắng làm cho phía Châu Âu hiểu là họ không làm quá căng thẳng đối với Hội Đồng Liên Tôn về tự do tôn giáo để nhằm mục đích có thể vận động êm đẹp, suông sẻ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu.”

Tại buổi gặp này đã diễn ra một chi tiết được nhà báo Phạm Chí Dũng cho là thông điệp quan trọng nhất do chính phủ Đức gửi đến cho nhân quyền Việt Nam nói riêng và chính phủ Việt Nam nói chung.

“Ngài Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Đức, ông Konrad Lax nói với Hội Đồng Liên Tôn: Kể từ nay quí vị sẽ trở nên an toàn hơn và có gì thì báo với Đại sứ quán Đức biết.

Đây là lần đầu tiên người Đức nói 1 cách cứng rắn như vậy. Việc này lại xảy ra trong bối cảnh phía Đức đang gây sức ép rất lớn cho Việt Nam về phiên toà xử nghi can bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.”

Trước đây, khi phía Đức lên tiếng cho biết đang cân nhắc những biện pháp tiếp theo trong vụ Trịnh Xuân Thanh,  đặc biệt đề cập đến những khoản viện trợ phát triển đáng kể đang và sẽ có thể giúp cho Việt Nam, nhà báo Davit Hutt, cây bút chuyên về khu vực Đông Nam Á của tờ Diplomat, có một bài viết đăng tải trên Diplomat đưa ra quan điểm là “Vụ bắt cóc ở Berlin dẫn đến thất bại của Việt Nam trong việc ký kết FTA với EU như thế nào.”

Ông Lê Hưng Quốc, chuyên gia đối ngoại, Nguyên Phó Giám đốc thường trực Sở Ngoại vụ, trực thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam thì khẳng định sự việc sẽ không nghiêm trọng như thế.

“Quan điểm cá nhân của tôi, việc này không ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước. Quan hệ Việt Nam với Đức là xu thế.

Tôi không hình dung được vì chuyện này mà Đức cấm vận hay tuyên chiến với Việt Nam. Bởi vì câu chuyện này là câu chuyện tham nhũng chứ không phải vấn đề nhân quyền hay chính trị.”

Chính cá nhân nhà báo Phạm Chí Dũng cũng khẳng định thời điểm vừa xảy ra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, Việt Nam vẫn còn nhiều hy vọng về EVFTA. Lúc đó, người Đức không đặt nặng vấn đề nhân quyền với Việt Nam, cho dù cho đến lúc đó có 1 số Nghị sĩ Đức bị cấm nhập cảnh vào Việt Nam để dự phiên toà blogger Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh.

Thế nhưng, sau khi trải qua nhiều cuộc đàm phán nhưng phía Việt Nam vẫn không làm theo những yêu cầu từ Berlin thì khi đó Đức phải thực thi một số biện pháp chế tài mạnh như: Tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược; ngừng hiệp định miễn visa cho quan chức Việt Nam đi công tác ở Đức và trục xuất ba nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin.

Gần đây, qua những buổi tường thuật về phiên toà do nhà báo Lê Trung Khoa thực hiện từ Đức đã cho thấy ngày càng có nhiều chứng cứ bất lợi về chính quyền Việt Nam. Thêm vào đó, với những lời lẽ cứng rắn về nhân quyền do Đại sứ quán Đức trực tiếp gửi ra thì nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng cho rằng có vẻ như người Đức “đang nắm đằng chuôi, hoặc ít nhất là họ cũng đang khá tự tin là họ đang nắm đằng chuôi của vấn đề nhân quyền.”

“Tình cảnh như thế này nếu không cẩn thận thì Việt Nam sẽ trở thành một Bắc Triều Tiên của Châu Á và sẽ bị cô lập hoàn toàn. Từ vĩ mô thì mình xét cái vi mô. Việt Nam sẽ phải làm động tác gì đó để nới lỏng nhân quyền một chút.”

Hai buổi gặp với các phái đoàn Liên minh Châu Âu vừa qua chính là một trong những động tác mà chính quyền Việt Nam có thể thực hiện trong hiện tại. Và trong tương lai gần, ít nhất là trong năm nay, cho đến khi EVFTA được ký kết, theo suy đoán của nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, ông có một niềm tin dù rất le lói, Việt Nam sẽ phải cải thiện một chút về nhân quyền.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.